Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sđt của tổng đài phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em là 111
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ ;
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ ;
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do ;
- Không đi nhờ xe người lạ ;
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình ;
- Về sớm khi trời còn sáng, không đi một mình vào buổi tối,...
Bên cạnh sự giúp đỡ của người lớn, chính em là người quyết định sự an toàn cho bản thân và các bạn của em, hãy ghi nhớ:
Cơ thể em là của em, không ai có quyền ép buộc các em sử dụng cơ thể mình vì những mục đích của họ.
Phân biệt được những hành vi xâm hại tình dục và những hành vi không phải xâm hại tình dục.
Cảnh giác với những thủ đoạn dụ dỗ của những kẻ xâm hại tình dục trẻ em.
Tránh những tình huống không an toàn có thể dẫn tới bị xâm hại tình dục.
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người lớn tin cậy khi cần thiết.
Biết NÓI KHÔNG, RỜI BỎ và CHIA SẺ với người lớn tin cậy khi có nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục.
Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với trẻ em khác để phòng ngừa và bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục.
Cụ thể hơn, tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại các bậc phụ huynh cần nhớ:
Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi. Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
Hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra.Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...
- Trong trường hợp bị xâm hại ta phải hô thật to, bỏ chạy đến khu vực đông người để có thể nhận được sự giúp đỡ. Phải báo ngay cho người lớn, những người có thẩm quyền và khả năng giải quyết.
- Những người bạn có thể tin cậy chia sẻ, tâm sự đầu tiên thường là những người thân trong gia đình (bố, mẹ, ông, bà,…) sau đó đến thầy cô và bạn bè.
- Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại:
+ Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Ở trong phòng kín một mình với người lạ.
+ Cho người lạ vào nha khi chỉ có một mình, đi nhờ xe người lạ.
- Để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại: Chúng ta không được đi một mình vào những nơi tối tăm, vắng vẻ. Không để người lạ tiếp cận khi chỉ có một mình, tuyệt đối không nhận quà, tiền, sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do.
1 đi con đường vắng
ở chung phóng vs người khác giới
nhận đi xe cùng người lạ
2 ko đi con đường vắng
chạy khỏi phòng có người khác giới
ko đi theo ngừời lạ
- Tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện:
- Phòng tránh xâm hại trẻ em:
- Phòng tránh HIV / AIDS
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
1. A
2. D
3. Không đi một mình ở những nơi vắng hoặc ban đêm
Tránh xa những người có ý định xâm hại
Không nhận tiền, quà của người khác mà không biết rõ lí do
4. Gọi điện hỏi bố mẹ và nhờ bố mẹ xác nhận họ có phải thợ sửa máy lạnh hay không. Nhưng hiện tại đang là mùa đông, mà mùa đông thì đâu có dùng máy lạnh, nên chắc là....
@Nghệ Mạt
#cua
Câu 1. Hành vi nào sau đây được coi là xâm hại trẻ em ?
A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
B. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
C. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán.
D. Là các hành vi gây thương tổn
Câu 2. Khi bị xâm hại, em cần làm gì?
A. Kể ngay việc đó với người tin cậy để nhờ giúp đỡ. Nếu người đó tỏ ra chưa tin lời bạn nói, bạn sẽ nói lại để họ tin hoặc tìm người khác có thể giúp đỡ được mình.
B. Tố cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm (nếu sự việc là nghiệm trọng).
C. Nếu cơ thể bị thương tổn về thể chất hoặc tinh thần thì đến ngay cơ sở y tế, các tổ chức dịch vụ, tư vấn về sức khỏe để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
D. Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Câu 3: Viết ba quy tắc luôn giữ cho bản thân để phòng tránh bị xâm hại.
- Không nhận đồ từ người lạ.
- Không tự ý đi theo người lạ.
- Ban đêm (kể cả ban ngày) không được đến những nơi vắng vẻ, ít người.
Câu 4: Mỗi ngày An đều ở nhà một mình vì ba mẹ phải đi làm ở công ty. Hôm ấy, khi đang học trực tuyến ở phòng khách, bỗng có người lạ đến kêu cửa xin vào nhà để sửa máy lạnh theo yêu cầu của ba mẹ An. Nếu em là An, em sẽ xử lí như thế nào?
Nếu là An, em sẽ gọi điện cho cha mẹ để xác minh xem có đúng thế không. Sau đó nếu cha mẹ xác nhận là có thì em mới cho người đó vào.