Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Biện pháp tu từ: so sánh "tranh đẹp" - "thiên đường"
Tác dụng: Làm câu văn hay và ý nghĩa hơn. Ngoài ra, nhấn mạnh bức tranh này rất đẹp. Đẹp như một thiên đường và như một thiên thần vậy. Nó thật có hồn. Nó toát lên một vẻ đẹp không phải bức tranh nào cũng có.
2. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình. Quê hương là nơi mà mỗi con người được sinh ra và lớn lên. Nó cho ta tuổi thơ,vẻ đẹp và vô vàn những điều khác. Ngoài ra, còn ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Quê hương gắn liền với những hình ảnh như dòng sông, cánh cò, đàn bò gặm cỏ, đồng xanh mượt mà, sáo diều. Vẻ đẹp bình dị ở chốn quê hương, cảnh sắc yên bình, thơ mộng. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
3. Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là được cùng gia đình chuẩn bị đón một mùa xuân sang.
Cả gia đình em tất bật dậy sớm dọn dẹp hhà cửa để chuẩn bị đón chào 1 năm mới tràn ngập hạnh phúc đến. Bà và mẹ cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm 1 lọ hoa thật xinh đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao! Xong, mọi người bắt đầu gói bánh chưng, những chiếc bánh chưng xanh được gói vuông vắn, đẹp đẽ gợi ra không khí của ngày Tết, em thích nhất là cùng ông bà, bố mẹ, anh chị ngồi bên nồi bánh chưng ấm áp. Đêm giao thừa cùng gia đình ngồi xem chương trình Táo quân và ngắm nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của em và các thành viên trong gia đình. Em còn được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em.
Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình, vui vẻ, bình dị và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Em mong điều này sẽ luôn còn mãi nơi quê nhà thân yêu.
--------------------------
Đây nhé!
Chúc bạn học tốt<3
Nhấn mạnh vẻ đẹp quê hương yên bình nhưng vô cùng lộng lẫy.
tham khao:
Võ Quảng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho bạn đọc nhiều tác phẩm quý giá nhưng có lẽ ấn tượng nhất là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp về dòng sông Thu Bồn. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp độc đáo, khi dữ dội khi hiền hòa như người mẹ hiền. Hơn nữa, bức tranh này còn được miêu tả độc đáo, thay đổi qua những cách nhìn của tác giả. Khi ở trên thuyền, nhà văn đã dẫn bạn đọc đến cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người. Chỉ với vài dòng ngắn ngủi mà Võ Quảng như đưa người đọc đến xem một bộ phim về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam.
=> So sánh: Hiền hòa như người mẹ hiền
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 2:
Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản của em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Cậu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Câu 1:
trong một gia đình nọ, có hai anh em. người em gái tên là Kiều Phương nhung người anh hay gọi cô là "mèo" bởi vì mặt cô lúc nào cũng lem nhem. mèo rất thích lục lọi các đồ vật trong nhà và có một năng khiếu vẽ đặc biệt. sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen em gái mình là một thiên tài hội họa, người anh đã rơi vào trạng thái mặc cảm. trạng thái này đã khiến cho người anh thường xuyên gắt gỏng với mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải Nhất Quốc tế của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. trước bức tranh của em, người anh đã nhận ra tấm lòng của em và cảm thấy xấu hổ và hối hận về những gì mình đã làm.
Câu 2:
người anh từng có lúc quá khắt khe với em, thậm chí đố kị, tự ái. nhưng cậu vẫn nhận ra được năng khiếu của em và sụ bất tài của mình. sự giận dỗi của cậu cũng rất trẻ con: "nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". vấn đề là khi chứng kiến tấm lòng nhân hậu của em gái thể hiện trong bức tranh, cậu bé đã thức tỉnh, nhận ra hạn chế và lỗi lầm để trong sáng, cao đẹp hơn. người anh là một người tốt.
Câu 3: nhân vật Kiều Phương, qua lời kể của người anh, là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi:
-là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái)
- tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất.
Câu 4:
nhân vật chính trong truyện là người anh. thực ra, sẽ có ý kiến cho rằng truyện có hai nhân vật chính là người em và người anh. ý kiến này không phải không có lý. tuy nhiên, nhân vật người anh có vai trò quan trọng hơn vì chủ ý của tác phẩm là nói về sự thức tỉnh của người anh. chân dung của người em cũng hiện lên qua lời kể của nguời anh. bới thế, nói thế này sẽ hợp lý hơn: người anh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, còn người em là nhân vật chính.
Câu 5:
khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là tôi! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ử? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.