Câu 1.
Đọc thầm văn bản sau:
CON GÁI BA … CUỐI CÙNG THÌ CŨNG …
Ba muốn có con trai. Ba đã rất thất vọng khi tôi được sinh ra và ba càng tuyệt vọng hơn khi mẹ không còn khả năng sinh con sau khi sinh tôi.
Ba không hề che giấu cảm giác thất vọng ấy. Ba đã thành thực một cách thật thô bạo. Tôi sống trong một trang trại ở I-ô-va nên tôi có thể hiểu cảm giác thất vọng của ba. Ba mong có con trai để giúp ba làm việc chăm sóc nông trại và nối dõi khi ba trăm tuổi. Chứ con gái… chỉ là vịt giời.
Tôi cố sức làm ba vừa lòng. Tôi có thể trong nháy mắt đã leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng xa hơn bất kì một tên con trai nào bằng tuổi tôi, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.
Nhưng ba vẫn không đếm xỉa gì đến tôi. Cho dù tôi có đem về nhà bao nhiêu điểm mười và phần thưởng, ba vẫn không mảy may động lòng.
Tôi vẫn quyết tâm hoạt động hết sức mình để lấy được tình thương và niềm tự hào của ba.
Tôi làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.
Vậy mà ba vẫn chẳng hề khen lấy một lời. Mẹ luôn cố gắng xoa dịu phần nào nỗi thất vọng và tủi thân của tôi. Mẹ bảo:
- Rồi sẽ có ngày ba con nghĩ lại thôi.
Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu. Mẹ đã bí mật gửi ảnh tôi dự thi. Thật bất ngờ, tôi được chọn. Vậy mà ba vẫn không tỏ ra quan tâm chút nào đến chuyện này.
Cuối cùng, ngày diễu hành cũng đến. Mẹ mặc cho tôi một chiếc váy dài màu trắng thật đẹp. Ban đầu tôi hơi ngượng nghịu - tôi hiếm khi mặc váy. Nhưng rồi, tôi cảm thấy mình đẹp như một cô công chúa trong truyện cổ tích.
Khi đoàn diễu hành đi xuống đường phố chính, tôi thấy ba và mẹ đứng cạnh nhau bên lề đường. Mẹ giơ cao cờ lên vẫy chào. Còn ba… Ôi, nom ba khác hẳn! Ba đứng đó, nở nụ cười mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây! Khi đi ngang qua ba, tôi như thấy mắt ba lóng lánh nước mắt. Ngay lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.
Theo Các-đết Gô- lô-đối- pơ
Vì sao người cha thất vọng và tuyệt vọng khi cô gái được sinh ra?
A. Vì cô nên mẹ cô không sinh con được nữa.
B. Vì theo ông, con gái chỉ là vịt giời không thể làm việc nông trại và nối dõi.
C. Vì ông cho rằng con gái lớn lên sẽ khổ.
Câu 2. Cô gái không làm để cha vừa lòng?
A. Leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng thật xa, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.
B. Mang nhiều điểm mười và phần thưởng về nhà.
C. Mặc những bộ váy thật đẹp.
D. Làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.
Câu 3. Dòng nào nêu đúng thái độ của người cha trước mọi sự cố gắng của con gái?
A. Không đếm xỉa, không mảy may động lòng, không hề khen lấy một lời.
B. Rất bực mình, quát mắng con.
C. Mỉm cười, khích lệ, động viên con.
Câu 4. Những chi tiết nào cho thấy sự thay đổi thái độ của người cha?
A. Gửi ảnh của con gái để dự thi.
B. Mua váy cho con gái mặc trong buổi lễ diễu hành.
C. Đến dự buổi lễ diễu hành với nụ cười mà cô gái chưa từng thấy trước đây, mắt ông lóng lánh nước mắt vì cảm động.
Câu 5. Sự thay đổi của người cha đã giúp cô gái nhận ra điều gì?
A. Cha cô tự hào về chính đứa con gái là cô chứ không phải là đứa con gái có thể đóng vai đứa con trai.
B. Cha cô tự hào vì cô có thể đóng vai đứa con trai mà ông hằng mong ước.
C. Cha cô thích cô ăn mặc đẹp, dịu dàng như một thiếu nữ.
Câu 6. Câu sau có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào?
Vào lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.
A. 8 quan hệ từ. Đó là: vào, rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.
B. 7 quan hệ từ. Đó là: rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.
C. 6 quan hệ từ. Đó là: của, vì, cho, là, mà (mà là), về.
D. 5 quan hệ từ. Đó là: vì, cho, là, mà (mà là), về.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng trạng ngữ của câu sau:
Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu.
A. Năm tôi mười ba tuổi.
B. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập.
C. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập trên xe hoa dẫn đầu.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
1.a
2.b
3.c
4.b