Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dùng kính hiển vi để quan sát vật rất nhỏ như hồng cầu
Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.
Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng phù hợp.
Bước 3. Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điểu chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.
- Mắt hướng vào thị kính, điểu chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chỉ tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
Thân kính: Là phần cơ bản của kính hiển vi, bao gồm một ống dài và mỏng có thể điều chỉnh được chiều dài. Thân kính thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có độ bền cao.
Hệ thống ống kính: Gồm một ống kính đơn để tập trung ánh sáng và tạo ra hình ảnh phóng đại của mẫu. Thường có độ phóng đại tối đa từ 40-100 lần.
Ngàm mẫu: Là nơi đặt mẫu để quan sát. Ngàm mẫu thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa và được thiết kế để giữ mẫu ổn định trong suốt quá trình quan sát.
Nút điều chỉnh: Là phần có thể điều chỉnh được trên thân kính để tăng giảm độ phóng đại và lấy nét hình ảnh.
Nguồn sáng: Để quan sát mẫu, cần có nguồn sáng để chiếu sáng lên mẫu và tạo ra hình ảnh phóng đại. Nguồn sáng thường được đặt phía dưới ngàm mẫu và có thể điều chỉnh độ sáng.
Tròng lồng ngắm: Là một tròng kính có đường kính nhỏ được đặt ở đầu thân kính để tập trung ánh sáng và tạo ra hình ảnh phóng đại. Tròng lồng ngắm giúp người sử dụng có thể nhìn vào thân kính một cách dễ dàng và thoải mái.
- Giá đỡ: gồm có ệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại gồm có
+ Thị kính: bộ phận để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
+ Vật kính: là bộ phậnquay về phía có vật để quan sát. Vật kính có 3 độ phóng đại chính là: x10, x40, x100.
- Hệ thống chiếu sáng:
+ Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
+ Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang. Nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
+ Tụ quang: tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Điều chỉnh độ chiếu sáng ta di chuyển tụ theo chiều lên xuống.
- Hệ thống điều chỉnh: di chuyển các vùng mẫu vật để tìm được đúng vị mẫu cần quan sát.
+ Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
+ Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
+ Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
+ Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
+ Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
+ Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
- Bộ phận quang học là: đèn chiếu sáng, vật kính, thị kính và ống kính.
- Bộ phận cơ học là: chân kính, thân kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp.
Mẫu vật không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: Các tế bào thực vật, động vật. Vì chúng rất nhỏ nên cần dùng kính hiển vi quang học để có thể phóng to ảnh của chúng lên 40 – 3000 lần mới có thể quan sát rõ chúng.
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) tùy theo chiếc lá quan sát.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Học sinh quan sát chiếc là và mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Ví dụ hình dạng tế bào của 1 lá cây: Sau đó dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng.
- Học sinh tự thực hành quan sát một số mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
- Ví dụ: Quan sát hình dạng vi khuẩn