Vua Lý Thái Tông đi cày 

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vua Lý Thái Tông đi cày 

      Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân.

      Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?”

      Để khuyến khích dùng hàng trong nước, năm 1040, vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa.

      Năm 1044, cả nước được mùa, vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân. Nhà vua bảo : “ Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?”.

      Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta.

      Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

                                                                     Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

1.Hãy đọc lại bài và tìm ra 1 câu ghép có quan hệ tương phản,chỉ ra quan hệ từ trong câu đó

2.Xác định tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn sau 

      Nhiều lần, vào đầu xuân,vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng.Có vị quan thấy vua cầm cày,nói:"Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?" Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?"

 

0
12 tháng 3 2022

a.Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lòng chính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.

b.Mạc Đĩnh Chi không chỉ nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người sống liêm khiết, thẳng thắn.

c.Ba từ đồng nghĩa với từ công dân đó là: dân, dân chúng, nhân dân

Trong bài Thái sư Trần Thủ Độ,chuyên quyền có nghĩa là gì?Dưới đây là bài đọc:Thái sư Trần Thủ ĐộTrần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón...
Đọc tiếp

Trong bài Thái sư Trần Thủ Độ,chuyên quyền có nghĩa là gì?

Dưới đây là bài đọc:

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

0
21 tháng 3 2023

Hai vế câu trên được nối bởi quan hệ từ "rồi".

Tick cho mik nhé.

- Tổ quốc là nơi tổ tiên, ôg bà, cha mẹ chúng ta sinh cơ lập nghiệp đã bao đời, là nơi ta sinh ra, lớn lên. Mỗi người dân vì vậy phải biết yêu Tổ quốc và có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bcas Hồ khẳng định trách nhiệm của công dân Việt Nam là phải cùng nhau đoàn kết chống xâm lăng, giữ gìn đất nước để xứng đáng với tổ tiên, với các vua Hùng đã có công dựng nước.

14 tháng 2 2022

Tham khảo :

Dân tộc Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã giành được độc lập tự do, giành được chủ quyền của lãnh thổ mà tổ tiên ta từ ngàn đời gây dựng. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, ra sức xây dựng quê hương mỗi ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng em ra sức thực hiện lời dạy của Bác, ra sức học tập để sau này trở thành những người có ích cho Tổ quốc.

24 tháng 6 2021

Dân tộc Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã giành được độc lập tự do, giành được chủ quyền của lãnh thổ mà tổ tiên ta từ ngàn đời gây dựng. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, ra sức xây dựng quê hương mỗi ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng em ra sức thực hiện lời dạy của Bác, ra sức học tập để sau này trở thành những người có ích cho Tổ quốc.

25 tháng 1 2022

Dân tộc ta, cha ông ta đã đổ khôn biết bao nhiêu xướng máu để giành được độc lập như ngày hôm nay. Bác Hồ đã từng nói " Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." Qua câu nói chúng ta thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân để bả vệ Tổ Quốc tươi đẹp này. Việc trước tiên đó chính là học tập thật tốt, chăm chỉ, nghe lời cha mẹ ông bà. Tiếp đó là yêu quê hương, yêu tổ quốc. Lớn lên trở thành một người con có ích cho đất nước, để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu".

25 tháng 1 2022

TK:

Tổ quốc là nơi ta sinh ra và lớn lên. Tổ quốc cũng là cơ đồ do tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta dày công vun đắp từ bao đời nay. Mỗi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mỗi một tấc đất, ngọn sóng, vùng trời thuộc về chúng ta. Như Bác Hồ đã từng nói: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." "Giữ lấy nước" nhất định là việc mà chúng ta phải cùng nhau gánh vác, làm thế nào cho xứng đáng với Tổ tiên, với các Vua Hùng đã có công dựng nước.

8 tháng 2 2022

Tham khảo :

Trên dải đất hình chữ S, cha ông ta đã phải vất vả, khó khăn mới có thể giành được độc lập như ngày hôm nay. Bác Hồ đã có nói "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Bác cho rằng việc bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ Tổ Quốc là vô cùng quan trọng. Mà việc làm đầu tiên mà chúng ta cần làm là học tập, xây dựng đất nước để " sánh ngang với các cường quốc năm châu". 

8 tháng 2 2022

Dân tộc Việt Nam có tinh thần đoàn kết,tình yêu nước nồng nàn. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã giành được độc lập tự do, giành được chủ quyền của lãnh thổ mà tổ tiên ta từ hàng ngàn đời gây dựng. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, ra sức xây dựng quê hương mỗi ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng em ra sức thực hiện năm lời dạy của Bác, ra sức học tập để sau này trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
học tốt_

8 tháng 2 2022

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" - câu nói đầy trách nhiệm của Bác Hồ lúc nào cũng để lại trong tâm trí của em nhiều suy nghĩ. Từ thời xa xưa, vua Hùng đã có công khai sinh ra nhà nước Văn Lang đầu tiên. Sau đó, tới thời hơn 1000 năm Bắc thuộc rồi thời kì chống giặc Tống, Mông, Minh, Thanh, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến đẫm máu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta vẫn kiên cường. Ai cũng có thể thấy được nước ta có bề dày lịch sử và kinh nghiệm chống giặc rất lớn. Việc của mỗi học sinh bây giờ là học tập thật tốt, không phải để làm ông này bà nọ, quan cao chức trọng mà để trí thức nước nhà nâng cao, chúng ta có thể giữ nước một cách dễ dàng hơn, bảo vệ Tổ quốc được lâu nhất có thể.

13 tháng 2 2023

 Truyền thống giữ nước, yêu dân đã được lưu truyền từ lâu tại đất nước Việt Nam oai hùng ta. Câu nói của Bác không chỉ tự hào về công dựng nước của các vua Hùng, mà còn nhắc nhở toàn dân phải có lòng yêu nước bền vững, phải quyết tâm bảo vệ đất nước. Có thể thấy, nhờ lòng yêu nước và dũng cảm giành lại độc lập non sông, nước ta đã đánh bại bao kẻ thù xâm lược. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều phải có ý thức yêu nước, yêu dân, giữ nước, giữ độc lập hạnh phục cho tổ quốc Việt Nam