HOA GIẤY VÀ HOA CÚC ĐẠI ĐÓA

Trước cửa ngôi nhà có một bồn h...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HOA GIẤY VÀ HOA CÚC ĐẠI ĐÓA

Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá.

Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn.

Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:

- Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão…

Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời:

- Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi!

Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phớt tím lên hãnh diện.

Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ.

Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày.

Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa Giấy lại làm nên một sự diệu kì. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

                                                                                                                                                                                                  5. Em học được điều gì về cách sống từ câu chuyện trên?

1
17 tháng 3 2022

Qua câu chuyện trên , em đã học được : 

- Phải biết lo xa cho tương lai sau này , phải biết quan tâm , giúp đỡ người khác , thử thách bản thân mỗi ngày .

20 tháng 11 2021

tự làm

16 tháng 3 2022

Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc sống của mình và quan tâm đến người khác.

TL: 

Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc sống của mình và quan tâm người khác 

k cho tui đi mà làm ơn 

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@ 

HT

Câu 1: a) Điền vào chỗ trống: r, d hoặc giKhi bờ tre .......íu ........ít tiếng chim kêuKhi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sôngTôi ......ang tay ôm nước vào lòngSông mở nước ôm tôi vào .....ạ.b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào từng chữ in đậm:Ta đi trên quang trườngBâng khuâng như vân thấyNắng reo trên lê đàiCó bàn tay...
Đọc tiếp

Câu 1: a) Điền vào chỗ trống: r, d hoặc gi

Khi bờ tre .......íu ........ít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy 

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy 

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi ......ang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào .....ạ.

b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào từng chữ in đậm:

Ta đi trên quang trường

Bâng khuâng như vân thấy

Nắng reo trên  đài

Có bàn tay Bác vây.

Câu 2: a) Nối từng bộ phận chủ ngữ ở cột A với vị ngữ thích hợp ở cột B:

                           A                                                                                            B

1. Không khí nơi vùng cao                                                    a. cũ kĩ, mộc mạc, thân thương

2. Những thửa ruộng bậc thang                                            b. yên lành, trong trẻo

3. Những ngôi nhà sàn                                                        c. xinh tươi, kín đáo và e lệ

4. Các cô gái Thái                                                               d. vàng ươm màu lúa

b) Chép tiếp các câu văn tạo được ở mục a vào chỗ trống để có một đoạn văn:

Tôi lưu luyến tất cả những gì ở nơi này ......................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................

Câu 3: Điền tiếp vị ngữ vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống:

a. Chú gà trống nhà em ........................................................................................................................................................

b. Đầu chú ..............................................................................................................................................................................

c. Khi chú gáy, cổ chú ................................................................., ngực chú ..........................................................................

d. Tiếng gáy của gà trống ............................................................................................................................................................

Câu 4: Gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn sau:

(1) Dạo ấy là mùa hạ. (2) Nắng gay gắt. (3) Cây cối thu mình, héo quắt dưới sự hun đốt giận dữ của mặt trời. (4) Thế mà chuối con vẫn xanh mơn mởn nhờ bầu sữa ngọt lành của mẹ. (5) Chẳng mấy chốc, nó đã to lớn, phổng phao.

Câu 5: a) Sắp xếp các đoạn theo thứ tự hợp lí để tạo thành một bài văn miêu tả cây cối:

a. Cúc mọc thành từng khóm, thân câu chi chít, chen chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm, mảnh mai như cây sậy. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những ngón tay. Hình là xẻ cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày, vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòa lan ra mặt đất. Là cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu.

b. Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Lúc nào, hoa cũng tròn xoe, trắng muốt, kiêu hãnh, xếp đặc cánh hoa bao quanh nhụy. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm ngào ngạt dịu dàng, vậy mà em thích nó nhiều hơn cúc vàng đấy.

c. Ai đã đọc sự tích Bông hoa cúc trắng chắc chắn sẽ không khỏi xúc động về tấm lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện. Vì vậy, mỗi lần ngắm hoa cúc trắng, lòng em lại cảm thấy xao xuyến.

d. Dù nắng hạ mưa đông, tiết trời thay đổi cúc vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả sắc hương. Và lúc nào cúc cũng được ong bướm bầu bạn đông vui nhất.

e. Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cây cúc vàng, mùa xuân như vạn thọ. Nó là loại hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp thêm vui. Có thể từ đặc điểm riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

Sắp xếp: ........................................................

b) Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả hoặc cây cho bóng mát mà em yêu thích.

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

5
26 tháng 1 2018

Khi bờ tre  ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy 

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy 

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi  dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào  dạ.

b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào từng chữ in đậm:

Ta đi trên quảng trường

Bâng khuâng như vẫn thấy

Nắng reo bên lễ đài

Có bàn tay Bác vẫy.

Câu 2: a)

1)b

2)d

3)a

4)c

28 tháng 1 2018

bn lên mạng ấy có hết đó,

dài dằng dặc thế này có đến ngày mai cũng chưa xong đâu!

Rất nhiều mặt trăng   Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để...
Đọc tiếp

Rất nhiều mặt trăng

   Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé. Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

   Nhà vua buồn lắm, than phiền với chú hề của ngài. Chú hề nghĩ một lát, rồi bảo:

- Trước hết, phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã.

   Nhà vua đồng ý. Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo:

- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng.

   Chú hề hỏi lại:

- Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?

   Công chúa đáp:

- Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.

   Chú hề gặng hỏi thêm:

- Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?

- Tất nhiên là bằng vàng rồi.

  Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.

Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải là mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng. Các vị đại thần, các nhà khoa học đều bó tay.

   Mặt trăng đã bắt đầu nhô lên qua cửa sổ. Nhà vua vội gọi chú hề tới, nói cho chú hay điều ngài lo lắng.

   Chú hề vào phòng công chúa, thấy cô bé đang nằm bên cửa sổ, mắt ngắm nhìn vầng trăng tỏa sáng trên bầu trời, tay nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.

- Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? - Chú hề hỏi.

   Công chúa nhìn chú bé, mỉm cười:

- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?

   Chú hề vội tiếp lời:

- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

   Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi giường.

hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi :

Câu 1

Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

Câu 2

Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa?

Câu 3

Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?​

Câu 4

Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.

 

4
27 tháng 12 2021

A] công chúa muốn có mặt trăng

B] các vị đại thần và các nhà khoa học nói nguyện vọng của công chú ko thể thực hiện vì mặt trăng ở xa và to gấp hàng nghìn đất nước của nhà vua

C]chú hề nghĩ rằng cách nghĩ của trẻ con khác với người lớn

D]Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?

cho mik 1 k nha

27 tháng 12 2021

Câu 1:Nàng công chúa nhỏ có nguyện vọng là có được mặt trăng 

Câu 2 : các vị đại thần và các nhà khoa học nói mặt trăng quá lớn và ở quá xa trái đất nên ko thể nào đáp ứng được  nguyện vọng của cô

Câu 3 :cách nghĩ của chú hề khác với các vị đại thần và các nhà khoa học là trước hết phải hỏi nàng công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã 

Câu 4 : những chi tiết cho thấy suy nghĩ của công chúa với mặt trăng là : mặt trăng chỉ to hơn ngón tay , mặt trăng cheo ở sau ngọn cây và làm bằng vàng 

HOA ĐỒNG NỘIKhông hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa,...
Đọc tiếp

HOA ĐỒNG NỘI
Không hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong thời tiết ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông.
Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi mới sinh ra đã biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. lớn lên độ năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và đặc biệt là hoa đồng nội. thả cho trâu bò gặm cỏ dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết thành từng vòng, thích thú đeo vào tay, vào cổ đóng giả làm công chúa…
Những chiều đi học về, tôi thường lang thang trên cánh đồng, lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc và đầy sức sống của hoa đồng nội. muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn cánh bướm rập rờn bay. Những cánh hoa đung đua như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê.
 

Câu 1 : Tìm 2 từ tả hình ảnh trong bài : '' Hoa đồng nội'' 

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 3 2018

2 từ tả hoa đồng nội: mỏng manh, mềm mại

HOA TÓC TIÊNThầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao...
Đọc tiếp

HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.

trả lời các câu hỏi sau

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đau ?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt

b. Do cây xanh tốt quanh năm

c. Do tóc các cô tiên không bao giờ bạc

2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy có màu gì ?

a. Màu hồng cánh sen

b. Màu hồng cách sen nhẹ. 

C. Màu trắng tinh khiết

3. Tác giả so sáng mùi thơm của hoa tóc tiên với gì. ?

a.mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

b. Mùi thơm mát của sương đêm 

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ?

a. Một thứ lụa mỏng manh ccac tóc cô tiên

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

c. Mùi hương ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương

5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến

           Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt

.....................………………......................................................................................

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2018

1. c

2. a

3. a

4. b

5. Thầy thường sai tôi: Em ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt ấy giúp thầy!

Ánh nắng xuyên qua các kẽ lá, chiếu xuống mặt đường thành những đốm sáng lung linh. Hai hàng long não xanh um vẫy những chùm lá tươi non như những bàn tay trẻ con bé xíu chào đón khách qua đường. Trên cành cây, các chú chim bắt đầu dạo lên khúc nhạc buổi sáng tuyệt vời. Tôi tung tăng cắp sách đến trường, lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Đoạn đường đầy ắp tiếng cười nói của các bạn học...
Đọc tiếp

Ánh nắng xuyên qua các kẽ lá, chiếu xuống mặt đường thành những đốm sáng lung linh. Hai hàng long não xanh um vẫy những chùm lá tươi non như những bàn tay trẻ con bé xíu chào đón khách qua đường. Trên cành cây, các chú chim bắt đầu dạo lên khúc nhạc buổi sáng tuyệt vời. Tôi tung tăng cắp sách đến trường, lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Đoạn đường đầy ắp tiếng cười nói của các bạn học sinh. Những chiếc khăn quàng đỏ thắm bay bay trong gió tô điểm cho chiếc áo của đường thêm màu rực rỡ. Ô tô, xe máy chạy xuôi ngược trên đường cuốn theo những làn bụi trắng. Làn gió nhẹ nhàng đưa hương thơm của hoa lá thoang thoảng bay đâu đây. Những ngôi nhà, những cửa hiệu ven đường đã thức dậy để bắt đầu một ngày lao động mới… (Hoàng Dạ Thi)

+ Từ đồng âm với từ “đường” trong câu văn trên là: ...........…

+ Từ đồng âm với từ “sách” trong câu văn trên là:.......

+ Từ đồng âm với từ “bay” trong câu văn trên là:........

1

+ Từ đồng âm với từ “đường” trong câu văn trên là: .đoạn đường và ven đường..........…

+ Từ đồng âm với từ “sách” trong câu văn trên là:.......

+ Từ đồng âm với từ “bay” trong câu văn trên là:........

I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:NGU CÔNG DỜI NÚIXưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía namnhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khókhăn.Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồngtâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam
nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó
khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng
tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi đấy, chúng
ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy”.
Ai nấy đồng thanh hô to: “ Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “ Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi
một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “ Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ”.
Nói xong , Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đục đá , người đào đất, cho vào sọt
mang ra Bột Hải.
Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do
đường xa vợi , từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ thấy thế, can gián Ngu Công: “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc
chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo: “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta
chế, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn,
núi dù cao, nhưng không thể cao hơn , lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

Câu 1. Câu chuyện kể về nhân vật nào?
A. Thái Hành

 B. Vương Ốc
C. Ngu Công
 D. Hán Thủy.
Câu 2. Điều gì đã khiến giao thông đi lại ở nhà lão Ngu Công trở nên khó khăn?
A. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
B. Ở phía nam nhà ông có một tảng đá rất to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
C. Ở phía bắc nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
D. Ở phía bắc nhà ông có một tảng đá to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang

Câu 3. Lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại để bàn về điều gì?
A. Quyết đập vỡ tảng đá chắn ngang đường của gia đình ông. 
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

4
A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

Câu 4: Khi nghe Lão Ngu bàn như vậy, mọi người trong gia đình ông đã có thái độ như
thế nào?

A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Cả gia đình đều không đồng ý chỉ có riêng vợ ông chấp thuận
C. Cả gia đình đều nhất trí nghe theo,chỉ có riêng vợ ông còn ngần ngại.
D. Cả gia đình ông đều phản đối, không chấp thuận theo ý kiến của Ngu Công

Câu 5: Sau khi bàn bạc xong, mọi người trong gia đình Ngu Công đã làm gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Những ai đã chạy theo giúp gia đình Ngu Công?

A. Không có ai cả 
B. Tất cả mọi người trong xóm
C. Một người đàn ông
 D. Đứa bé tám tuổi, người đàn bà góa
Câu 7: Khi thấy Ngu Công dời núi, có người đã khuyên Ngu Công điều gì?
A. Đó là một việc làm rất tốt, khuyên ông hãy cô gắng quyết tâm sẽ thành công.
B. Cho rằng việc làm của ông là điên rồ và cười nhạo ông
C. Khuyên ông dừng lại, về an dưỡng tuổi già.
D. Động viên và giúp đỡ Ngu Công dời núi.

Câu 8: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................................................................................................
II.luyen tu va cau
1Bài 1: Gạch chân dưới các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trong các câu dưới đây.
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.


Bài 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây
cho thích hợp:

                 Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử….......... nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn
chuột và nói:
- Hay lắm, mi…...........là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..........trả ơn anh. Sư tử phá lên
cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta…..........thả
ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột
vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử…..........bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh
nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..........được chuột cứu thoát như vậy đó!


Bài 4: Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 5:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng.
Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ
bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một
lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.


b) Gạch chân những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất
trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày
hay đi bừa?
               
0
16 tháng 3 2022

Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc sống của mình và quan tâm đến người khác.

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) HOA TÓC TIÊN        Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

       Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

        Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

        Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

        Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

        Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

60
15 tháng 5 2021

ối dồi ôi

18 tháng 5 2021
câu 1 c
câu2 b
câu3 d
câu4 d
câu5 Mắt, mũi
câu 6 a
câu7

c

Câu 8: Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên và nết sống trong sáng giản dị của thầy giáo cũ.

Ôi,Cốc hoa tóc tiên của thầy thật là  giản dị, tinh khiết!