I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)
1. Đọc thầm bài văn:
Vương quốc vắng nụ cười
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:
- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.
(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:
Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?
A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.
Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?
A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.
Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?
A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần
Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?
A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã
Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?
A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.
Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm
Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:
A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười
Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:
..........................................................................................................................................................................................................
Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................
Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?
(1) Tống; (2) Lê Hoàn; (3) Đỗ Pháp Thuận; (4) Nam; (5) Mông Nguyên; (6) Trần Quang Khải
(7) Chương Dương; (8) Hàm Tử; (9) Nguyễn Trãi;
(10) Lê Lợi
của bạn nè
GIÚP MIK BÀI NÀY VỚI. CẢM ƠN MN NHIỀU