Tác giả để cho giáo sư A-rô-...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

- Nét Len đã tranh luận khá gay gắt với giáo sư A-rô-nắc vì anh ta có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng khi thế giới bí ẩn, diệu kì dưới đáy đại dương được mở ra trước mắt anh ta, anh ta đã từ bỏ hai ý định trên.

- Có thể có hai ý kiến được đưa ra về cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả:

+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, Nét Len đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển. Nếu bỏ trốn khỏi con tàu, anh sẽ không thấy và không thể trải nghiệm hành trình khám phá hai vạn dặm dưới biển.

+ Không đồng tình với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx

8 tháng 1 2024

- Vấn đề tranh luận: Nét-len chỉ muốn bàn về kế hoạch muốn bỏ trốn của mình còn giáo sư A-rô-nắc lại  mong muốn khám phá đại dương bí ẩn.

- Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả vì trước khunh cảnh hùng vĩ kia, các nhân vật đã bộc lộ được sự thích thú của mình mà quên đi cuộc mâu thuẫn trước đó.

8 tháng 1 2024

Vì hải lưu họ đi có tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa của từ kuroshio là đen, và nó là hình ảnh của màu lam sẫm của nước biển ở đó.

13 tháng 3 2023

Tác giả đặt tên chương là Dòng “Sông Đen” vì:

Trong cuộc hành trình, tàu Nau-ti-lux chạy theo một hải lưu, có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa là “Sông Đen”. Đây chính là dòng hải lưu nóng, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mỹ.

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

15 tháng 3 2024

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

13 tháng 3 2023

Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến về thuyền trưởng Nê – mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lúx là:

- Họ không biết gì về thuyền trưởng Nê-mô, họ còn cho rằng các thủy thủ bằng điện.

- Việc ở lại còn tàu Nau-ti-lux là một điều họ muốn, muốn được ở lại con tàu này để trải nghiệm và tìm hiểu nó một cách kĩ càng.

8 tháng 1 2024

- Nét-len không kiềm chế được bản thân nên đã nóng giận và cho rằng ý kiến mà giáo sư A-rô-nắc đưa ra là điên rồ, lo lắng việc mình đã chọn ở lại.

- Giáo sư A-rô-nắc lại cảm thấy hào hứng vì mình sẽ biết thêm được điều gì thú vị nếu ông bình tĩnh quan sát, tận hưởng trong con tàu.

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì...
Đọc tiếp

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1
7 tháng 12 2020

câu hỏi 

người viết phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào.Bài văn trên có bố cục mấy phần.Nêu nhiệm vụ của từng phần(lược thành từng ý

nêu cảm xúc,ấn ượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài.Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ

21 tháng 11 2021

Tác giả ko sử dụng từ bạn hay mày ... mà lại dùng bác vì có lí do :

- Thể hiện sự kính trọng bạn bè

- Không mách lòng nhau

- Giữ lòng tự trọng cho riêng mình

Ngôn ngữ trong bài thơ thật giản dị

- Thân mật, gần gũi, tha thiết, đầy sự nồng cháy tình bạn.

- Bài thơ này được dùng với ngôn ngữ giản dị, ko cầu kì như những bài thơ khác .

Tham khảo nhoa!

21 tháng 11 2021

Answer:

- Đại từ xưng hộ là " bác "

* Nhận xét:

- Cách xưng hô tự nhiên, thân mật

- Thể hiện tình bạn giữa 2 người bạn qua cách xưng hô " tôi - bác "

- Cách xưng hô ấy còn thể hiện niềm vui, phấn khởi từ khi đó đến giờ bạn mới tới nhà chơi

* Ý nghĩa:

- Đơn thuần không chỉ để thể hiện niềm vui mà còn là sự kính trọng của tác giả đối với bạn

\(\rightarrow\) Là tình cảm bạn bè quý báu, thắm thiết, đã lâu không gặp

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ và trở thành mối nguy toàn cầu, Việt Nam đã luôn “đi trước” và vững vàng trong phòng tuyến chống dịch. Thế nhưng, tâm trạng lo lắng, bất an là không thể tránh khỏi, nhất là khi cả nước bước vào giai đoạn cao điểm với những quyết sách không khác gì thời chiến.Trong suốt quá trình đó, bên cạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thì sự hy sinh...
Đọc tiếp

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ và trở thành mối nguy toàn cầu, Việt Nam đã luôn “đi trước” và vững vàng trong phòng tuyến chống dịch. Thế nhưng, tâm trạng lo lắng, bất an là không thể tránh khỏi, nhất là khi cả nước bước vào giai đoạn cao điểm với những quyết sách không khác gì thời chiến.

Trong suốt quá trình đó, bên cạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thì sự hy sinh thầm lặng, nỗ lực quên mình của lực lượng y bác sĩ, bộ đội, công an, dân quân tự vệ trên tuyến đầu chống dịch đóng vai trò quyết định cho diễn biến tiếp theo. 

Cũng là những người con, người cha, người mẹ trong gia đình, đã bao lâu rồi họ không được về nhà sum họp cùng người thân? Hình ảnh những y bác sĩ ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh bảo vệ tính mạng, sức khỏe bệnh nhân; hình ảnh những người lính căng mình trên các tuyến biên giới ngăn chặn mọi hành vi xuất nhập cảnh trái phép có thể mang theo mầm bệnh; những chú bộ đội trẻ măng chấp nhận “màn trời, chiếu đất” nhường chỗ cho đồng bào trong khu cách ly; những bạn dân quân lưng áo đẫm mồ hôi, cánh tay rã rời vì khuân vác nặng, có thể lăn ra ngủ bất cứ đâu vì kiệt sức khi làm nhiệm vụ trong các khu cách ly… thực sự mang lại cảm xúc dâng trào. Thương và tự hào về các anh, các chị - những người nêu bật phẩm chất Việt Nam nơi tiền tuyến!

Xúc động trước những hình ảnh đó, anh Vũ Quốc Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, đã sáng tác bài thơ “Nếu anh không về” lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội những ngày qua. Những lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía: “Nếu anh không về trong buổi chiều nay/Em đừng buồn và âu lo quá nhé/Nhớ đón con và động viên cha mẹ/Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên…”,… như nói thay tâm tình những người nơi tuyến đầu chống dịch, cũng là tấm lòng tri ân trân trọng của mỗi người dân đối với những “người hùng” đích thực vào lúc này. 

Bài thơ lay động lòng người góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những lực lượng nơi tiền tuyến và cũng là lời nhắc nhở những người nơi hậu phương hãy làm thật tốt vai trò của mình (để họ vơi bớt nhọc nhằn): tuân thủ quy định của Chính phủ, chính quyền địa phương, khuyến cáo của Bộ Y tế.

Chỉ cần đoàn kết, tin tưởng và sống có trách nhiệm, Việt Nam sẽ chiến thắng “giặc Covid-19” như đã bao lần đánh thắng mọi kẻ thù!

Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM xin giới thiệu và mong độc giả cùng lan tỏa bài thơ “Nếu anh không về” của tác giả Vũ Quốc Tuấn:

“Nếu Anh không về 

Nếu anh không về trong buổi chiều nay

Em đừng buồn và âu lo quá nhé

Nhớ đón con và động viên cha mẹ

Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên...

Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên

Nhưng covid đang tràn lan đất nước

Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được

Khi các bạn anh, bạc tóc, hao gầy

Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày

Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới

Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi

Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi...

Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi

Mấy ngàn người đã không còn sự sống

Thương Iran, muôn trái tim lay động

Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi...

Tây Ban Nha, rồi Đại Lục - Trung Hoa...

Cả thế giới chìm một mầu tang tóc

Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc

Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân...

Anh không về, vì dân tộc đang cần

Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi

Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi

Đừng khóc nghe em... Anh chẳng yên lòng…”

Huy Trương 

1
29 tháng 8 2021

Mn sửa giúp em bài văn này nhé