Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

“Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ. Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sĩ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

“Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đầy bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

0
17 tháng 2 2021

khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng- dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới?

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

- Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ -

Khắp dân chài tấp nập đón ghe về

.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

=> Thể hiện rõ nét đặc trưng của người dân chài , mạnh mẽ , mang nặng mùi muối đặm đà và linh hông thiêng của biển cả mà chỉ riêng dân chài lưới mới có.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ miêu tả để làm nổi bật hình ảnh dân chài lưới mạnh mẽ, chất phác

13 tháng 6 2021

Nhà văn Nga Leonit Leonop từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức là yếu tố quyết định nên giá trị bất hủ của tác phẩm, là kết quả chứa đựng tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ. Không chỉ đem lại giá trị độc đáo trong văn chương, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca. Có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

“Ngôn ngữ thơ” là những câu từ, con chữ được người nghệ sĩ mã hóa, trau chuốt, chắt lọc từ đời sống, là phương tiện bật lên toàn bộ sức sống cho bài thơ. “Hình thức nghệ thuật” bao gồm các hình ảnh thơ, từ ngữ, cú pháp,…làm vỏ bọc bên ngoài cho tác phẩm thêm phần sinh động, sâu sắc; được biểu hiện qua nội dung tư tưởng. Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như máu cùng huyết quản. “Nội dung tư tưởng” chính là những quan điểm, tình cảm, cảm hứng của nhà thơ về con người và về cuộc đời. Nhận định trên khẳng định vai trò của nội dung và hình thức đối với văn chương nói chung và với tác phẩm thơ ca nói riêng. Một tác phẩm thơ l Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là những mảnh ghép vụn vỡ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống và được khai thác bằng nghệ thuật, bộc lộ tư tưởng, quan điểm mà người viết muốn gửi gắm. Hình thức được xay dựng nên bằng hệ thống phương tiện bên ngoài cũng như nội dung bên trong tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức còn hình thức là sự thể hiện của nội dung. Sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện khác nhau: ngữ âm, cú pháp, thể loại, nhạc điệu,.. để tạo nên tác phẩm thơ giá trị, chân chính. Nội dung giá trị khi hướng người đọc đến tinh thần Chân-Thiện-Mĩ, còn hình thức đẹp phải có sự kết hợp giữa kết cấu, cú pháp câu thơ. Nội dung nào-hình thức ấy. Một hình thức đẹp đẽ sẽ phát huy tối đa chức năng bộc lộ sâu sắc nội dung nó biểu hiện, nguọc lại, tác phẩm có nội dung mới mẻ, ý nghĩa mới lôi cuốn được độc giả khám phá hình thức ngôn từ. Nội dung và hình tthức luôn gắn liền, bổ sung cho nhau, không tách rời. Bielinxki có câu: “Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như tâm hồn và thể xác”. Để tạo nên sự gắn bó giữa hai yếu tố nội dung-hình thức, yêu cầu người nghệ sĩ phải trải qua quá trình tìm tòi, sáng tạo, có cá tính và phong cách riêng. Có thể nói, quá trình lao động nghệ thuật là quá trình công phu, ghi nhận toàn bộ quá trình đóng góp của người nghệ sĩ trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình. Sự sáng tạo trong văn chương không có phép bất cứ người nghệ sĩ nào dẫm lên lối mòn của người khác đặc biệt là con đường mình đã tạo ra. Chỉ có như thế, họ mới sáng tạo ra những vần thơ bất hủ, giá trị, những đứa con tinh thần đặc sắc có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, bởi “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật” biểu hiện ” một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

13 tháng 6 2021

k cho mình nhé

3 tháng 4 2022

thuôc kiểu câu trần thuật

Viết đoạn văn ngắn:

Những câu thơ bay bổng áng lên từng suy nghĩ của đại thi hào Tế Hanh khi miêu tả con người qua 2 câu thơ : 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

thể hiện rõ hình ảnh con người trong cuộc sống thường nhật  , dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá , một việc làm hết sức hiển nhiên và bình thường trong ngày nhưng khi tác giả đang nhớ nhà và kể lại  thì nó như những hình ảnh gợi nhớ lại ký ức về quê hương . Khi trời trong , gió nhẹ và sớm mai hồng , ôi thiên nhiên mới đẹp đẽ và tuyệt diệu làm sao , đọc đến đây ta có thể cảm nhận ngay được một khung cảnh yên bình của làng quê , vẻ đẹp tuyệt vời đến từng chi tiết nhỏ khiến ta cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết .

Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới?

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân chài tấp nập đón ghe về.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Hok tốt

9 tháng 4 2020

꧁༺༒Lil Nấm ⁀ᶦᵈᵒᶫᶫ༒༻꧂ ✿( ๖ۣۜHoa ๖ۣۜAnh ๖ۣۜĐào) ❀

chúc mừng bạn đã làm đúng !

5 tháng 5 2021

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngKhi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

 

5 tháng 5 2021

Cảm ơn bạn nhiều🥰

6 tháng 2 2021

- Câu thơ thuộc kiểu câu trần thuật

- Chức năng : Câu trần thuật dùng để kể lại sự việc đã được nói đến : đó là việc người dân làng chài ra khơi đánh bắt cá vào sáng sớm.

28 tháng 7 2018

Đáp án

Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:

   - 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)

   - 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi

      + Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)

      + Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)

      + Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)

→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)

7 tháng 2 2021

Nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình lại chính là đoạn thơ đoàn thuyền chài lại ra khơi. Lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá là một hình ảnh thơ lãng mạn. Nhờ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Hình ảnh đó chưa phải là tất cả, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" với biện pháp so sánh, ẩn dụ - cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tình yêu Tế Hanh dành cho quê hương sâu đậm đến nhường nào mà có thể gợi lên được vẻ đẹp một làng chài ven biên tha thiết, sinh động đến thế? Và Tế Hanh thật tài tình khi làm cho đoạn thơ toát lên khí thế hăng say, mạnh nẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

7 tháng 2 2021

Em cảm ơn ạ ! 

3 tháng 4 2021

Dương Thị Lan Hương bài j mik cx ko biết ><