Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=v%C4%83n+b%E1%BA%A3n+%22h%E1%BB%8Dc+c%C6%A1+b%E1%BA%A3n+m%E1%BB%9Bi+c%C3%B3+th%E1%BB%83+tr%E1%BB%9F+th%C3%A0nh+t%C3%A0i+l%E1%BB%9Bn+%22s%C3%A1ch+Vnen+trang+33++help+me+!!!!!!!!&id=172185 bn zô link này tham khảo nhé bợn^^
hc tốt~
#Châu's ngốc
https://h.vn/hoi-dap/question/172185.html zô link này tham khảo nhé
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
Dòng sông trăng sương trắng phủ mênh mông
Ngàn sao soi mặt gương lặng trôi đi
Ôi bóng liễu bên sông, khúc nhạc buồn
Ôi nước sông trôi về phương nào?
P/S : Mik ko bt có đúng ko mình mới học lớp 6 hề
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?
a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả
2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?
a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng
b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng
c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối
d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng
3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?
a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi
b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
d. Cả a, b, c
4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?
a. Tiền đề về nhân nghĩa
b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt
c. Cả a và b
5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hạnh động cầu khiến
c. Hành đông bộc lộ cảm xúc
d. Hành động hứa hẹn
6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi
b. Phê phán lối học thụ động
c. Phê phán lối học vẹt
d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
7. Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?
a. Là người giản dị
b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên
c. Người yêu tự do
d. Cả a, b, c
8. Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:
a. Quan hệ ngang hàng
b. Quan hệ trên dưới
c. Quan hệ thân sơ
II. Tự luận (6 điểm)
1. Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
b | c | d | c | b | a | d | b |
II. Phần tự luận
1.
Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
- Nguyên văn:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)
- Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)
- Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)
2.
Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)
b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:
- Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):
+ Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.
+ Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
+ Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
+ Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.
+ Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.
+ Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.
- Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):
+ Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.
+ Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
+ Bố cục: 4 phần
+ Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
+ Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:
a. Làm cho dân được giàu có, ấm no
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | a | d | a | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3.
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)
Khi đọc lại những câu: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” của bài Tôi đi học, lòng em lại nao nức khó tả.
Thật vậy, những câu văn này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai nào đó, em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp dẫn đến một ngôi trường có mái ngói đỏ tươi.
Những cây bàng và cây hoa phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch sẽ có những dãy ghế đá kê ngay ngắn dưới gốc cây.
Cùng bước vào cái sân ây, còn có những người bạn cũng như em được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vì cũng là buổi đầu tiên đi học như em.
Có một điều rất lạ, em nổi tiếng là đứa bé hay nghịch ngợm hay trêu chọc bạn bè mà sao hôm nay đến đây lại rụt rè và run lên như thế... Có lẽ vì nhìn cái gì cũng lạ, cũng thấy nó có một cái gì đó khác thường.
Đấy, các bạn khác cũng nhìn mãi cây bàng có ba tầng tán lá, xòe ra một góc sân vừa như muốn leo lên tìm những quả chín, nhưng lại chưa quen thân như cây gạo đầu xóm...
Qua cửa sổ, em nhìn vào trong lớp, những dãy bàn ghế còn mới đứng xếp hàng ngay ngắn ngăn nắp như nói thầm với em rằng: “Vào đây là phải đàng hoàng, sạch sẽ và không được nghịch đâu đấy!”
Đến khi thầy Hiệu trưởng mời các phụ huynh học sinh và các học sinh mới ngồi vào hai hàng ghế kê trước cột cờ, em mới như tỉnh một giấc mơ: “Ôi em đã đến trường học”. Các bạn học sinh mới và em đến ngồi bên cạnh phụ huynh để nghe thầy Hiệu trưởng nhắc nhở, dặn dò từ giờ giấc đi học, đến việc vào lớp phải có hàng ngũ ý ngồi trên lớp phải ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài.
Nghe những lời nói của thầy Hiệu trưởng, ai cũng bỡ ngỡ vì đó là những lời nói đầu tiên em được nghe đến nó, như giảng dạy, học tập, môn tập đọc, môn học tính v.v...
Từ đó thầy Hiệu trưởng giới thiệu cô giáo dạy lớp 1 mới. Tên cô là Liên, mặc chiếc áo dài màu tím Huế, cô còn trẻ như mẹ em. Cô có khuôn mặt tròn xinh xắn với đôi môi cười rất tươi... Cô giơ tay chào phụ huynh học sinh và các em rồi vẫy tay bảo các em rời khỏi chỗ ngồi theo cô vào lớp.
Chao ôi, em bước theo cánh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô... Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt.
Vào lớp, em được xếp ngồi hàn thứ hai bên cạnh cửa sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về...
Em cúi xuống lục trong cặp lấy cuốn Tiếng Việt 1 mở ra...
Giọng nói của cô trong trẻo lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên.. nghe vừa lạ vừa quen...
Thế là em đã đi học.
Là 2 anh chuyên làm quay vlog về các câu chuyện nổi tiếng ngày xưa của Việt Nam như chuyện Làng Vũ Đại (trừ cả Khá Bảnh) và toàn quay phim trắng đen
kb với mil nha <3
Khi các em ùa ra như đàn bướm
Bao anh chàng đứng dựa dưới hàng cây
Tôi ngoài cuộc - đứng bên - và thấy hết
Nhiều thư tình vội vã lén trao tay
Tôi cũng có một phong thư muốn gửi
Suốt mười năm lỡ thất lạc số nhà
Nào các em hãy nhắn giùm tôi với
Cũng cổng trường này, cô gái ấy đi ra
Cô gái ấy đi ra... mười năm không thấy lại
Chỉ các em cứ lũ lượt tan trường
Phong thư cũ niêm mối tình thơ dại
Tay tôi cầm muốn gỡ ngại tơ vương
Nên cứ mỗi buổi chiều tan lớp học
Khi các em đang rối rít hẹn hò
Mắt lơ đễnh thoáng ngạc nhiên bắt gặp
Có một người đãng trí đứng buồn xo
cấp độ khái quat của nghĩa của từ ; cây
Trả lời
Ns theo cách hiểu thui chứ lớp 8 thì bó tay
Mk đâu phải mới học xong lướp 1 là có thể lên lớp 10 đc
nên phải học từ những điều cớ bản ms biết từ từ và quan trọng là hiểu đc nó.
Mk dở văn lắm, hihi !