K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                 TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi! Đó là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

                                                      Theo Truyện nước ngoài

1/. Rạng đông, mặt trời mỉm cười với sự vật nào?

a. Với muôn vật.

 b. Với năm cánh hoa mịn.

c. Với những cánh bướm dập dờn.

d. Với bông hoa lạ.

2/. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

a. Bạn hát hay tôi hát đấy ? 

b. Bạn hát bài gì đấy ?

c. Bạn có thích bài hát đó không ?

d. Bạn có thích hát cùng tôi không ?

3/. Những giọt sương trả lời như thế nào ?

a. Ơ, đó là bạn hát à ? 

b. Đó là tiếng thánh thót của chúng tôi.

c. Tôi không biết.

d. Bài hát đó không hay.

4/. Qua lời của bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau ?

a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.

b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.

c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

d. Vì chúng cứ mãi tranh cãi nên không nghe được.

5/. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?

a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui.

b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu được nhau.

c. Loài nào cũng biết hát.

d. Mỗi buổi sớm, muôn loài đều hân hoan ca hát.

6/. Từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người là:

a. Quyết chí.

b. Thử thách.

 c. Gian khó.

d. Chông gai.

7/. Trong câu “Mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” từ láy là:

a. Mặt trời.

b. Tia nắng.

c. Dịu dàng.

d. Muôn vật.

8/. Trong câu “Bông hoa tỏa hương thơm ngát.” tính từ là:

a. Bông hoa.

b. Tỏa.

c. Hương.

d. Thơm ngát.

9/. Câu thành ngữ “Chơi diều dứt dây” có nghĩa là:

a. Làm một việc nguy hiểm. 

b. Mất trắng tay.

c. Liều lĩnh ắt gặp tai họa.

d. Phải biết chọn bạn mà chơi.

10/. /. Em đến nhà bạn chơi, thấy em gái của bạn vẽ rất đẹp. Câu hỏi nào dưới đây thể hiện thái độ khen em gái của bạn:

a. Em bé vẽ đẹp lắm!

b. Em bé rất giỏi.

c. Em bé làm gì vậy?

d. Sao em gái bạn vẽ đẹp thế?

3
10 tháng 2 2022

1/d

2/c

3/b

4/c

5/b

6/a

7/c

8/d

9/b

10/a

10 tháng 2 2022

1/. Rạng đông, mặt trời mỉm cười với sự vật nào?

 b. Với năm cánh hoa mịn.

2/. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

c. Bạn có thích bài hát đó không ?

3/. Những giọt sương trả lời như thế nào ?

b. Đó là tiếng thánh thót của chúng tôi.

4/. Qua lời của bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau ?

c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

5/. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?

b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu được nhau.

6/. Từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người là:

a. Quyết chí.

7/. Trong câu “Mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” từ láy là:

c. Dịu dàng.

8/. Trong câu “Bông hoa tỏa hương thơm ngát.” tính từ là:

d. Thơm ngát.

9/. Câu thành ngữ “Chơi diều dứt dây” có nghĩa là: 

b. Mất trắng tay.

10/. /. Em đến nhà bạn chơi, thấy em gái của bạn vẽ rất đẹp. Câu hỏi nào dưới đây thể hiện thái độ khen em gái của bạn:

d. Sao em gái bạn vẽ đẹp thế?

5 tháng 10 2023

B. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau. 

5 tháng 10 2023

C. Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương

5 tháng 10 2023

D. Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa. 

19 tháng 11 2023

a. Sự ật được nhân hóa là thần gió và tiếng đàn trên cặp gạc của bọn cà toong và bọn hươu nai.

b. Cách nhân hóa là mô tả các hiện tượng tự nhiên (thần gió, tiếng đàn) như những người có ý thức, có tính cách, có hành động.

c. Từ ngữ được dùng để nhân hóa là "thần gió", "dây đàn", "cặp gạc", "bọn cà toong" và "bọn hươu nai".

19 tháng 11 2023

cảm ơn bạn đã giúp mình không là mình suy nghĩ hơn 1 tiếng luôn rồi.

26 tháng 11 2023

Tham khảo
C. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng. 

18 tháng 10 2023

Tiếng chim hót, bầu trời trong xanh, sương sớm long lanh, mặt nước xanh xanh gợi cảm giác tươi mát, vui vẻ về buổi sáng tới trường của các bạn học sinh. 

5 tháng 10 2023

a, tỏa hương thơm ngát

b,  mỉm cười với hoa

 Cây gạo   Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.   Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng...
Đọc tiếp

 Cây gạo
   Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
   Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
   Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
                                                                                                                  Theo Vũ Tú Nam
Bài văn "Cây gạo" gồm mấy đoạn?

(0.5 Points)

A. 1 đoạn 

B. 2 đoạn

C. 3 đoạn

D. 4 đoạn

Khi miêu tả hoa sầu đâu, tác giả miêu tả NHỮNG gì?
   Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phú hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
                                                                                                                              (Theo Vũ Bằng)

(0.5 Points)

A. Màu sắc

B. Hương thơm

C. Hình dáng

D. Công dụng

1
14 tháng 3 2022

C

A-B-C