K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
27 tháng 12 2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (giới thiệu sơ lược vì câu nói được rút ra từ văn bản ấy).

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn ý kiến.

2. Thân bài:

- Giải thích câu nói "Quen rồi" theo ngữ cảnh của câu văn, trong văn bản.

- Chứng minh, bình luận:

+ Câu nói ấy là cách diễn đạt khác về sự chịu đựng.

+ Câu nói đó có phải là cách nói thỏa hiệp, buông xuôi.

- Dẫn chứng: từ văn bản và hiện thực đời sống.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa, các nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói, sức chịu đựng của con người.

28 tháng 12 2022

Mình lấy những dẫn chứng nào thì ổn và tiêu biểu ạ ?

25 tháng 11 2023

*Tham khảo:

Dàn ý thuyết trình về vấn đề "Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa"

I. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa
- Mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến môi trường và sức khỏe con người

II. Nguyên nhân gây ra vấn đề
- Sự phổ biến của sản phẩm nhựa trong cuộc sống hiện đại
- Hậu quả của việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa không đúng cách

III. Tác động của vấn đề đến cộng đồng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
- Tác động đến nguồn nước và đất đai

IV. Giải pháp cho vấn đề
- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế nhựa
- Thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng sản phẩm nhựa
- Hỗ trợ chính sách và quy định nghiêm ngặt về xử lý rác thải nhựa

V. Kết luận
- Tóm tắt lại vấn đề và giải pháp
- Mời mọi người cùng nhau hành động để bảo vệ 

6 tháng 2 2022

Theo bản thân em thì em chắc chắn sẽ đồng ý , vì :

+ Thứ nhất : Tha thứ cho người khác xuất phát từ tâm của bản thân , không vì lợi ích riêng mà làm những việc như vậy.

+ Thứ hai : Nếu em tha thứ cho họ , bằng sự thỏa hiệp hay miễn cưỡng của bản thân thì họ sẽ không cần sự tha thứ của em , họ muốn được tha thứ nhưng họ cần cái tâm của em , bằng cái tâm chân thành.

6 tháng 12 2019

lo mà làm đi mai nộp rồi ở đấy mà xin xỏ :v #quyendeptrai

7 tháng 12 2019

– Khi mất mát, thất bại, khổ đau cùng cực mà không có phương hướng, lối thoát, con người thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Người ta đau đớn, tự hành hạ mình, thậm chí tự kết thúc cuộc đời mình để trốn chạy hoàn cảnh. Trong khi đó, cuộc sống vẫn diễn ra. Chim vẫn hót, sông vẫn chảy, những vì sao vẫn lấp lánh trên bầu trời. Vậy tại sao ta phải tuyệt vọng, tự huỷ hoại bản thân mình trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn? Ai làm ta tuyệt vọng? Hoàn cảnh ư? Nhung hoàn cảnh là do con người tạo ra, con người có thể làm chủ được hoàn cảnh. Câu nói: “Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng vĩ hoàn cảnh”, vì vậy, là một triết lí đúng đắn.

– Hoàn cảnh tuyệt vọng (hay nghịch cảnh) là những tình huống thách thức phức tạp, nghịch lí, éo le trong cuộc đời, xô đẩy con người đến bước đường cùng. Hoàn cảnh đó khiến con người buộc phải đưa ra những lựa chọn hết sức khó khăn. Đã có những người chiến thắng, nhưng cũng đã có những người đầu hàng hoàn cảnh.

– Người tuyệt vọng thường là những người từng trải qua những mất mát, thất bại, đổ vỡ, hụt hẫng dẫn đến những cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Họ không còn tin tưởng, hi vọng vào bất cứ điều gì trong cuộc đời. Họ không có đủ,can đảm và nghị lực để đứng cao hơn hoàn cảnh. Họ cảm thấy chán chường, bi quan, chới với, lạc lõng giữa dòng đời vô tận. Cuộc sống trước mắt họ không còn giá trị, ý nghĩa gì nữa. Họ muốn nhắm mắt, buông xuôi, mặc cho số phận đưa đẩy. Họ có thể bị trầm cảm, bị suy sụp tinh thần ghê gớm, thậm chí tự kết liễu đời mình một cách oan uổng. Sự tuyệt vọng của họ không chỉ làm hại chính họ mà còn gây đau khổ, phiền muộn cho những người thân.

– Hoàn cảnh, suy đến cùng, là do con người tạo ra, vậy thì không có lí do gì khiến con người chịu thua hoàn cảnh. Con người có tư duy và trí tuệ, những công cụ vạn năng giúp chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức, chông gai trong cuộc sống. Hơn nữa, con người không đơn độc, con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Ở đâu đó vẫn có những người thân, những người tốt, những người quan tâm đến mình, vấn đề quan trọng là, con người có dám chấp nhận nghịch cảnh, đương đầu với nó và đấu tranh để vượt qua nó hay không.

– Cuộc đời không hẳn chỉ có những điều tốt, cơ hội tốt nhưng cũng không hẳn chỉ có điều xấu, tình huống xấu. Và nói như Bill Gates, “Thế giới vốn không công bằng”, “việc cần làm là hãy thích nghi với nó”. Tuỳ theo quan niệm và nhận thức của mỗi người mà cuộc đời trong mắt họ là thiên đường hay địa ngục. Đấu tranh với nghịch cảnh và chiến thắng chúng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của con người.

– Để thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng, đừng nên chịu đựng một mình. Hãy chia sẻ với những người thân thiết, hãy chơi thể thao, đi dạo phố, ngắm cảnh đẹp… để lắng nghe hơi thở của cuộc sống. Hãy làm những điều bạn yêu thích mà trước đây mình chưa thể theo đuổi hoặc hãy hoàn thành nốt công việc mà trước đây bạn đã từng dành nhiềụ tâm huyết.

– Con người luôn phải đứng cao hơn hoàn cảnh. Bởi dù hoàn cảnh có trớ trêu đến đâu nhưng cuộc sống luôn tiếp diễn và ở đâu đó vẫn có những người tốt sân sàng giúp đỡ ta, Còn sự sống là còn hi vọng. Đã làm người và sống trên cuộc đời này, bạn chắc chắn ít nhiều sẽ phải nếm trải đau khổ, đắng cay. Nhưng, nói như Platon, chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Thay vì bi quan, chán nản, tuyệt vọng, chúng ta hãy dũng cảm chấp nhận hoàn cảnh, đấu tranh khắc phục nó. Đó là lựa chọn của những con người có nghị lực và ý chí.

10 tháng 11 2016

Ai gứi với ạ

 

10 tháng 11 2016

Ai giúp với ạ

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau: CHỊ EM HỌ Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở...
Đọc tiếp

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau:

CHỊ EM HỌ

Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.

Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ.Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".

Thuỳ cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?".Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!".Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu.Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!".Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.

Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà.Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thuỳ thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!".Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!".Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình.Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.

Mng ơi giúp mình viết dàn ý th ạ

1
7 tháng 10 2024

ko bt nx

 

4 tháng 11 2019

Đúng.mik mà ko sủa được các lỗi xấu thì có thể làm j nũa

4 tháng 11 2019

làm văn nghị luận nha !!!

9 tháng 12 2016

a, Phương thức : tự sự

b, tiền đúng là thứ khiến con người ta mù oán về nó, nó khiến con người mất hết lí trí. Nhiều người vì tiền mà còn hi sinh cả hạnh phúc. Đúng tiền có thể mua được vũ khí nhưng bình yên, hạnh phúc làm sao mà đem ra trao đổi bằng tiền được. Làm sao mà lấy tiền ra đem trao đổi, vì hòa bình là do con người tạo ra chứ không phải tiền.

c, không phải lúc nào tiền cũng có thể đem ra mua bán không phải lúc nào cũng cần dùng. Vì tiền chỉ là một tờ giấy, nó chỉ có giá trị với đồ vật nhưng lại không bao giờ có giá trị với tinh thần.

d, Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.

9 tháng 12 2016

cam on ban nha