Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Biết sử ta” không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiến hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc. Khi ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó, mà có giá trị muôn đời.
Suy ra trách nhiệm của chúng ta
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết, mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền giáo lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc truyền giảng. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, không hứng thú với môn học này… Thực ra, nắm vững lịch sử dân tộc sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với chặng đường đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt của ông cha. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền độc lập dân tộc.
ĐVTN tỉnh nhà thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM).Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà. Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: Giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học… đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào”, hãy thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp là nhiệm vụ của chúng ta. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)… đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng nước nhà.
Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.
"Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", câu thơ của Hồ chủ tịch đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng mỗi người. Trước hết, đó là lời nhắc nhở chân tình về ý thức, trách nhiệm tìm hiểu quá khứ của mỗi người con Việt Nam. Sử ấy chính là quá khứ 4000 năm đã qua với bao gian khó từ ngày đầu dựng nước của vua Hùng đến những ngày tháng đánh Mỹ ác liệt. Nền hòa bình ngày hôm nay được dựng xây từ máu xương cha ông, mỗi tất đấc Việt Nam đều do các thế hệ- những con người của lịch sử khai phá. Chúng ta là thế hệ được tận hưởng thành quả, vậy hãy sống sao cho đúng với những đóng góp lịch sử đem lại. Có người phản bác, họ sống cho hiện tại chứ không cần lưu giữ quá khứ- đáng buồn thay những nếp suy nghĩ sai lệch ấy! Tri thức và giáo dục sẽ trở thành người bạn giúp ta nhìn nhận giá trị tốt đẹp của cuộc đời và thái độ trân trọng với quá khứ không bao giờ được phép mất đi. Cuộc sống và con người của hôm nay đã được tạo dựng từ lịch sử, từ gốc tích ấy. Hơn cả trách nhiệm tìm hiểu về gốc tích Việt Nam, đó là sự tự hào và niềm kính yêu. Tình yêu tổ quốc chẳng cần tiền bạc vật chất lớn lao, bạn yêu thì hãy trân trọng, hãy hiểu biết lịch sử dân tộc để không ngượng ngùng khi nói: Tôi là con Rồng cháu Tiên.
Bạn tham khảo nha
Minh thân mến
Dạo này cậu như thế nào? Học tập có tốt không? Từ ngày cậu đi nước ngoài mình và các bạn đều nhớ cậu nhiều. Chúng mình được học thêm rất nhiều bài học bổ ích. Như tiết lịch sử tuần trước, chúng mình học về nguồn gốc lịch sử của xã hội nguyên thủy. Đó thực sự là tiết học vô cùng thú vị và bổ ích. Mình và các bạn được tìm hiểu về nguồn gốc hình thành con người. Hóa ra chúng ta đều do một loài vượn cổ tiến hóa. Trải qua hàng triệu năm dần dần tiến hóa, trút bỏ lớp lông thú dần dần phát triển thành người tối cổ. Người tối cổ sống ở các hang động giống như nơi mà mùa hè năm ngoái chúng mình đi tham quan đó. Họ biết lấy đá để ghè, mài thành công cụ lao động, săn bắt. Những bộ quần áo họ mặc đều được làm từ vỏ cây và quần áo da thú. Dần dần từ người tối cổ, họ phát tiến hóa thành người tinh khôn, phát triển trí óc vượt trội Thật bất ngời đúng không nào. Ở Việt Nam phát hiện ra rất nhiều nơi mà người nguyên thủy sinh sống như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Ninh,...
Qủa thật thế giới xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều mà chúng ta không ngờ tới. Thôi mình dừng bút tại đây, lần sau nếu học thêm được điều thú vị gì nữa mình sẽ viết thư kể cho cậu nghe tiếp nhé
Nhớ cậu nhiều
bạn tham khảo:
...thân mến!
Những ngày nay bạn như thế nào? Học có tốt không? Từ ngày bạn đi nước ngoài, tôi và bạn bè đã rất nhớ bạn. Chúng tôi đã học được nhiều bài học hữu ích. Giống như lớp học lịch sử tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của các xã hội nguyên thủy. Đây là một khóa học rất thú vị và hữu ích. Tôi và những người bạn đã tìm hiểu về nguồn gốc hình thành loài người. Hóa ra tất cả chúng ta đều tiến hóa từ loài vượn cổ đại. Sau hàng triệu năm tiến hóa dần dần, bộ lông rụng dần phát triển thành người cổ đại. Người cổ đại sống trong các hang động, giống như hang động mà chúng tôi đã đến thăm vào mùa hè năm ngoái. Họ biết mài đá, mài thành công cụ lao động, săn bắn. Quần áo họ mặc được làm bằng vỏ cây và da động vật. Dần dần, họ tiến hóa từ người xưa thành những người thông minh và phát triển trí óc xuất chúng. Thật kỳ lạ phải không. Nhiều người nguyên thủy đã được tìm thấy ở Việt Nam như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Ninh, ...
Quả thật thế giới xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều mà chúng ta không ngờ tới. Thôi mình dừng bút tại đây, lần sau nếu học thêm được điều thú vị gì nữa mình sẽ viết thư kể cho cậu nghe tiếp nhé.
Kí tên
Chúc bạn học tốt
Nghề sản xuất chính | - Nông nghiệp trồng lúa nước… |
Ăn | - Đồ ăn chính hằng ngày là: gạo nếp, gạo tẻ, rau, thịt, cá, ốc… |
Ở | - Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ… |
Mặc (trang phục) | - Ngày thường: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm. - Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…). |
Phương tiện đi lại trên sông | - Ghe, thuyền là phương tiện chủ yếu. |
Lễ hội | - Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. - Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. |
Phong tục, tập quán | - Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. |
Tín ngưỡng | - Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, Mặt Trời…). - Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt. |
Nhận xét về trình độ sản xuất công cụ của con người thời đó :
- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
- Người nguyên thuỷ trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động tiếp tục mở rộng vùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông.
- Nhận biết và ghi nhớ được ở một số di chỉ : Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hoá), Lung Leng (Kon Tum), có niên đại cách đây 4000 - 3500 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt công cụ: rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng ; những đồ trang sức, những loại đồ gốm khác nhau như bình, vò, vại, bát đĩa... những mảnh gốm thường in hoa văn, hình chữ S nối nhau, đối xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau...
Đời sống vật chất:
-Cải tiến về nâng cao năng suất
-Biết trồng trọt; chăn nuôi
-Sống trong các hang động...
Tinh thần:
-Biết làm đồ trang sức,có tục chôn ngời chết,...
@Taoyewmay
Câu 2
Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
-Khoảng 4000 năm TCN,con người đã phát hiện ra kim loại,dùng kim loại làm công cụ lao động. -Công cụ kim loại ra đời,sản xuất phát triển,của cải dư thừa. -Xã hộixuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành giai cấp.
+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.
- Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.
Tham khảo
Mục 1
1. Chế độ cai trị
a) Tổ chức bộ máy cai trị
- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (áp dụng hình thức trực trị).
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
=> Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Mục 2
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
a) Về kinh tế
* Trong nông nghiệp:
- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
- Thủy lợi được mở mang.
* Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
b) Về văn hóa - xã hội
* Về văn hóa:
- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.
- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.
* Về xã hội có chuyển biến:
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).
=> Đấu tranh chống đô hộ.
- Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/che-do-cai-tri-cua-cac-trieu-dai-phong-kien-c85a12006.html#ixzz7NH8E382R
* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:
- Chính sách cai trị về chính trị:
+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.
+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
- Chính sách cai trị về kinh tế:
+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).
+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.
+ Nắm độc quyền về sắt và muối.
- Chính sách cai trị về văn hóa:
+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.
+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.
+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.
+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.
Trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người.
Con người vẫn hoàn toàn yên tâm mình có nguồn gốc từ động vật như vậy trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, cho tới khi liên tiếp được các nhà khoa học phát hiện ra là học thuyết này chứa đựng quá nhiều những chi tiết sai lầm và sơ hở, rằng con người nhiều khả năng là một sinh mệnh đặc biệt, hoàn toàn độc lập không liên quan đến loài khỉ vượn. Con người cũng có nhiều đặc điểm mà động vật dẫu có tiến hóa hàng triệu triệu năm nữa cũng không thể tiến gần được.
Vậy chúng ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: Chúng ta vốn là ai? Chúng ta từ đâu tới? Rồi sẽ đi về đâu?
Nhìn lại những câu chuyện huyền sử lưu truyền từ đời này qua đời khác của mọi dân tộc trên thế giới, con người thấy rằng mình là những sinh mệnh có nguồn gốc cao quý.
Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prometheus sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giehovah đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra.
Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên trái đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống.
Thần nâng niu và thương mến con người mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn…
Huyền sử Châu Âu: Giehovah sáng tạo ra con người
Thiên Chúa- Giehovah sáng tạo người Châu Âu. (Ảnh: Internet)
Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của Trái đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời là: Vì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.
Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giehovah tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” . Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có nguyên nghĩa là “bùn đất”.
Vườn địa đàng, Adam và Eva (Ảnh: internet)
Ngài cũng tạo ra một khu vườn (vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây Thiện ác – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu.
Huyền sử Hy Lạp: Thần Prometheus sáng tạo ra con người
Prometheus đem lửa về cho con người. (Ảnh: Internet)
Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prometheus và Epimetheus được Thần Zeus giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.
Hai anh em Prometheus đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prometheus vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.
Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prometheus cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prometheus đã tạo ra đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.
Vì vậy ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prometheus bèn trộm lấy lửa của thần Zeus đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sưởi ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.
Sức mạnh của thần Zeus. (Ảnh: Internet)
Thần Zeus sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pandora, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. Athena – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pandora sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pandora biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần Aphrodite, nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pandora dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pandora.
Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.
Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người
Bàn Cổ khai thiên lập địa. (Ảnh: Internet)
Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra – Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất.
Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30.000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại.
Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.
Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất.
Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống nào.
Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”.
Nữ Oa tạo ra loài người. (Ảnh: The Epoch Times)
Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó – một loại yếu tố tính nam mạnh mẽ trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí–một loại yếu tố tính nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất.
Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung toé ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố rộng trên Mặt Đất.
Trên Mặt Đất đã có người, công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do đó, thần Nữ Oa liền ghép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên.
Thần Nông – Thủy tổ Tộc Việt
Thần Nông nếm thử các loại thảo dược (Ảnh: Internet)
Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm của Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được xem là thủy tổ của người Việt.
Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép:“Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có kể rõ lai lịch ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.
Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Quốc, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam –(tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt vậy là có tên Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai.
****
Trong các câu chuyện huyền sử, vũ trụ được mô tả rộng lớn mênh mang, chư Thần Phật nhiều vô số. Mỗi chủng người đều có một lịch sử khác nhau, do chính những vị Thần của họ sáng tạo ra, ban cho họ hình dáng giống mình và ban cho họ sự sống, dẫn dắt họ từ những ngày đầu khai sáng địa cầu này.
Đó là câu chuyện về khởi nguồn của các chủng người khác nhau trên Trái Đất từ ngày khai thiên lập địa.
Em vào đây tham khảo nhé:
Nguồn gốc người Việt – Wikipedia tiếng Việt
Nguồn gốc người Việt là một vấn đề nóng hổi ở mọi thời điểm lịch sử. Người Việt đến từ đâu luôn là câu hỏi mang tính triết học, xuất phát từ một câu hỏi lớn hơn: ta là ai, ta từ đâu tới, và ta sẽ đi về đâu? Bài viết này sẽ không thảo luận về các câu trả lời nào là đúng hay sai, chính xác hay không chính xác, khoa học hay không khoa học mà trình bày các kiến giải khác nhau về nguồn gốc người Việt như là một tham số khả biến trong hoạt động tri nhận của con người, cố gắng lý giải vì sao người ta lại đặt ra câu hỏi ấy, những bối cảnh lịch sử - văn hóa của các câu hỏi - và cả câu trả lời, cũng như bối cảnh tri thức, động lực chính trị và nền tảng khoa học của các phương thức được sử dụng để giải quyết.