Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này.
Người ta thường dựa vào các chi tiêu : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong na trẻ em ... hoặc chỉ số phát triển con người (HDI) để phân loại các quốc gia trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục.
Các quốc gia phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm, 1 lệ tử vong của trẻ em thường rất thấp và chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần bằng 1.
Các quốc gia đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong của trẻ em thường khá cao và chỉ số phát triển con người dưới 0,7.
Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác. Thí dụ, căn cứ vào cơ cấu kinh tế, người ta chia các quốc gia trên thế giới ra các nhóm nước : nước công nghiệp, nước nông nghiệp...
Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển
Người ta dựa vào các chỉ tiêu : GDP/người, chỉ số HDI, tỉ lệ tử vong trẻ em,..
Việt Nam thuộc nhóm đang phát triển
Bài 2: Sắp xếp các quốc gia trong bảng 81 SGK thành 2 nhóm nước : phát triển và đang phát triển.
Trả lời:
Các nước phát triển : Hoa Kì, Đức. Vì các nước này có thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD, chỉ số HDI cao (từ 0,7 đến 1), nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em lại thấp.
- Các nước đang phát triển : An-giê-ri, A-rập Xê-Út, Bra-xin. Vì các nước này có thu nhập bình quân đầu người thấp (dưới 2000 USD), chỉ số HDI thấp (dưới 0,7), nhưng tỉ lệ tử vong lại cao.
- Để phân loại và đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, người ta dựa vào ba chỉ tiêu: + Thu nhập bình quân đầu người: trên 20.000 ƯSD/năm là nước phát triển, dưới 20.000 USD/năm là nước đang phát triển. + Tỉ lệ tử vong trẻ em: rất thấp là nước phát triển, khá cao là nước đang phát triển. + Chỉ số phát triển con người: gần bằng 1 là nước phát triển, dưới 0,7 là nước đang phát triển. - Vì thế, theo bảng trên: + Các nước phát triển: Hoa Kì, Đức. + Các nước đang phát triển: An-giê-ri, A-rập Xê-ut và Bra-xin.
Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân biệt nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển:
+ GDP/người ( thu nhập bình quân đầu người)
+ Chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người)
+ Tỉ lệ tử vong trẻ em
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (viết tắt tiếng Anh là GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.
2. Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (viết tắt tiếng Anh là GNI) bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động…) giữa một nước với nhiều nước khác. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
Trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 3,6%) và đạt tới gần 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900. Trong đó các nước có nền kinh tế phát triển chiếm 2/3 tổng GDP của toàn cầu.
3. GNI và GDP bình quân đầu người
Để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GDP và GNI bình quân đầu người. GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định.
Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.
4. Cơ cấu ngành trong GDP
Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP. Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20 – 30%.
Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
Nước sing-ga-po thuộc kiểu nước nào dưới đây?
a.nhóm nước công nghiệp mới b.nhóm nước đang phát triển c.nhóm nước phát triển d.các nước nông nghiệp
Đáp án là b.
Căn cứ vào những tiêu chí nào để xếp loại vào các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
- Người ta căn cứ vào các tiêu chí: thu thập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em ... hoặc chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Nước Trung Quốc là nước có nền kinh tế đứng đầu Châu Á hiện nay.
Những nước nào sau đây thuộc nhóm nước đang phát triển? A.Mô-dăm-bích, Nhật Bản. B.Singapo, Hàn Quốc C.Việt Nam, Lào D.Nhật Bản, Hoa Kì
C.Việt Nam, Lào