Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về lòng yêu nước của nhân dân ta trích trong Báo cáo chính trị của Bác. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Dân tộc ta có rát nhiều truyền thống tốt đẹp, nổi bật là truyền thống yêu nước.
- Trích dẫn nhận định của Bác.
b. Thân bài (9.0đ)
- Yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện xuyên suốt qua các thời kì lịch sử; nó ăn sâu vào tiềm thức mỗi con dân nước Việt. Thể hiện cụ thể qua từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mỗi con người khi đứng trước vận mệnh dân tộc. (1đ)
- Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. (1đ)
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người Việt Nam. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......(3đ)
- HS điểm qua các cuộc chiến tranh trong lịch sử dân tộc. Góp công sức không nhỏ làm nên thành công của các cuộc kháng chiến ấy chính là tinh thần đoàn kết kết tinh từ lòng yêu nước, căm thù giặc của mỗi cá nhân. Yêu nước là hành động “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, yêu nước là thi đua. (1đ)
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.. (2đ)
- Liên hệ bản thân: em đã, đang, sẽ làm gì để chứng minh lòng yêu nước của bản thân? (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng...”. Cách liên tưởng độc đáo ấy không chỉ gợi nên sự mạnh mẽ, cuộn trào của lòng yêu nước mà còn thể hiện được đặc điểm liên hồi, ào ạt, dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Bên cạnh đó, nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...”, việc điệp từ “nó” là cách Bác nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một cách quả quyết. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê trong cả ba vế câu nhằm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.
tinh thần yêu nước của nhân dân ta
hồ chí minh
phương thức biểu đạt: nghị luận
phép lập luận: diễn dịch
câu luận điểm: câu 1
vai trò: khái quát nội dung đoạn văn