K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

Xin chào các bạn, mình là Hải Nhi. 
Từ bé mình đã có đam mê đặc biệt với sách. Mình có cả một tủ sách với nhiều loại sách đa dạng, phong phú. Mình đặc biệt có hứng thú với những quyển sách viết về những danh nhân của dân tộc Việt Nam và của thế giới. Mình sinh ra và lớn lên với mảnh đất Bình Lục yêu dấu . Ở nơi đây, có một nhà thơ rất nổi tiếng , đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Vì vậy, hôm nay, mình muốn giới thiệu cho các bạn một cuốn sách rất bổ ích và lí thú. Cuốn sách “Nguyễn Khuyến –Thơ và Đời”.
Cuốn sách được xuất bản vào năm 2012, có 252 trang , khổ 13 x 21cm. Do nhà xuất bản Văn học. Cuốn sách kể về sự nghiệp, cuộc đời, nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ lớn. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học từ nhỏ. Ông từng thi đỗ Tam Nguyên nên người ta gọi ông là “Tam nguyên yên Đổ” . Ông là người có tâm hồn rộng mở và luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Vì vậy, các tác phẩm của ông thường rất giản dị, đi vào lòng người. Nguyễn Khuyến là một người con của dân tộc , nội dung chính của các bài thơ ông viết đa số đều là về tấm lòng yêu nước thiết tha, nặng sâu và tư tưởng yêu nước của ông . Ông luôn sử dụng những ngôn từ tinh túy, sắc sảo tuyệt vời nhất vào từng câu thơ. Tất cả đã tạo nên những tác phẩm tuyệt mỹ.
Bằng giọng văn biểu cảm và chân thật, tác giả “Nhóm tri thức Việt” đã mang đến cho chúng ta một cuốn quyển sách vô cùng bổ ích .Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “cụ Tam nguyên yên Đổ” –Nguyễn Khuyến. Qua câu chuyện , em càng thêm tự hào về quê hương mình, quê hương với những con người đầy tri thức và lòng yêu nước. Các bạn đừng quên tìm đọc cuốn sách này nhé! Nếu có dịp hãy đến thăm quê hương mình .

21 tháng 11 2018

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

1 tháng 9 2016

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

2 tháng 9 2016

bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với bucminhbucminhbucminh

20 tháng 12 2016

Câu 1:

- Sáng tạo:

  • Động từ: tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần.
  • Tính từ: có cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.

- Cần cù: chăm chỉ và chịu khó.

- Tu chí: có ý thức tự sửa mình cho tốt hơn.

- Năng lực: phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Câu 2:

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

 

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

Gợi ý:

 

- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
20 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn nhiều nha!

 

22 tháng 12 2017

Mình nghĩ là thế này !

Nhớ k mình nhé bạn !

Du lịch biển của Thái Bình gắn với bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ.

Điểm chung của các bãi biển là những triền cát trắng trải dài, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngát và luôn lộng gió, riêng Cồn Đen còn được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, du khách tới đây còn được tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển.

Cồn Vành:

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. 
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách. Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bêtông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi.

Cồn Vành không sầm uất, náo nhiệt mà ở đây yên bình đến kỳ lạ. Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Du khách có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa… 

.

Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành. 
Đi dọc bãi cát dài ngút ngát theo hướng Nam là đường dẫn đến Trạm Hải đăng Ba Lạt. Từ đây, chúng ta có thể phóng tầm mắt ôm trọn cửa sông Ba Lạt vào lòng. Đây là nơi “giao duyên” giữa biển Nam Định và Thái Bình, nơi cửa sông ba nhánh làm nên một khu sinh quyển Cồn Vành đẹp và nên thơ. 

Du lịch Cồn Vành phù hợp cho chuyến đi chơi hai ngày. Tuy nhiên, nếu có thêm thời gian, bạn nên thăm thú các nơi lân cận như bãi biển Cồn Đen (huyện Thái Thụy), được mệnh danh là Cồn Biển đẹp nhất miền Bắc. 

Cồn Đen:

Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Để đến địa điểm này, du khách có thể dễ dàng đi bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân.

Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển

Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.

Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.

Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.

Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị. 

Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn Đen để trở thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển

 
Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.

Tuy xung quanh Cồn Đen cũng có hàng quán bình dân với những dịch vụ cần thiết dành cho khách tham quan, nhưng nếu kết hợp tham quan các điểm du lịch khác thì thị trấn Diêm Điền và thành phố Thái Bình là nơi bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung hoa chuối...

22 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nha

25 tháng 12 2018

Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi (“-Chị ơi vì sao/ Hoa hồng lại khóc? / -Không phải đâu em/ Đấy là hạt ngọc/ Người gọi là sương/ Sao đêm gửi xuống/ Tặng cô hoa hồng..).

Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc  thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.

Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:

- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!

- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.

Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.

Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:

- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.

- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…

- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.

- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.

-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.

- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…

Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:

  • Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.

Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một  ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:

- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.

- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.

- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?

Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.

  • Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.

Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…

Đề bài : Dựa vào bài thơ "giọt sương kiều diễm" của Nguyễn trọng Hoàn, hãy viết một câu chuyện tưởng tượng về các nhân vật đó.

Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi

(“-Chị ơi vì sao

Hoa hồng lại khóc? 

-Không phải đâu em

Đấy là hạt ngọc

Người gọi là sương

Sao đêm gửi xuống

Tặng cô hoa hồng..).

Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc  thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.

Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:

- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!

- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.

Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.

Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:

- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.

- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…

- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.

- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.

-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.

- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…

Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:

  • Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.

Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một  ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:

- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.

- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.

- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?

Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.

  • Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.

Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…

3 tháng 8 2018

À mk quên , các bạn hãy viết về gia đình nha , mk ko thích viết về bản thân mk đâu

19 tháng 10 2018

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

23 tháng 4 2016

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

23 tháng 4 2016

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

29 tháng 3 2018

a. Mở bài

- Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới nhân vật

- Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc bài thơ để dẫn tới nhân vật (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình hoặc "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra")

b. Thân bài

- Miêu tả ngoại hình:

    + Tả bao quát tuổi, nghề nghiệp, dáng đi, cách ăn mặc

    + Tả chi tiết: mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui khác nhau như thế nào?)

- Tiếp đó bạn miêu tả tính nết, cử chỉ, hành động, đặc điểm, tính cách.

c. Kết bài

- Cảm xúc của mình đối với người thân yêu đó.

Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:

    + Lúc em ốm.

    + Khi em mắc lỗi.

    + Khi em làm được một việc tốt.

Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:

a. Mở bài

- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

b. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.

    + Vẻ mặt

    + Dáng điệu

    + Lời nói

    + Hành động

- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

c. Kết bài

- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

a. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

b. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

   + Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

   + Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...

- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.

   + Chú ý miêu tả đôi tay.

   + Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

c. Kết bài

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.

a. Mở bài

- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,…).

b. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.

   + Khuôn mặt ra sao?

   + Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).

   + Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.

- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.

   + Động tác chuẩn bị như thế nào?

   + Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?

   + Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?

c. Kết bài

- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?

- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.

Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, ...)

b. Thân bài

- Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, ...

- Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.

29 tháng 3 2018

sao các câu trả lời toàn bị duyêt thế?