Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn vào câu hỏi này nha: Câu hỏi của Nguyễn Khánh Linh - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
Mình đã trả lời câu hỏi đó rồi ạ.
Những thành tựu về kĩ thuật
Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước Việt Nam. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (ngưới Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng".
Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước Việt Nam bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.
- Đánh cho để dài tóc
- Đánh cho để đen răng
- Đánh cho nó chích luân bất phản
- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).
- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh:
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tiến quân ra Bắc, chiêu mộ thêm quân ở Nghệ An.
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân, làm lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ.
- Đến Tam Điệp - Ninh Bình, cho binh sĩ ăn Tết trước rồi đánh quân Thanh trong Tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết tâm đánh tan quân địch.
* Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
- Từ Tam Điệp, nghĩa quân Tây Sơn chia ra làm 3 đạo tiến ra Bắc:
+ Đạo chủ lực do trực tiếp Quang Trung chỉ huy tiến đến Thăng Long.
+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây Nam Thăng Long để yểm trợ cho đội đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương và đạo thứ ăm tiến đến Lạng Giang để chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 Tết ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn ngụy.
- Đêm mồng 3 Tết ta vây đồn Hà Hồi, địch hạ khí giới.
- Rạng sáng mồng 5 ta vây đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trưa mồng 5, Quang Trung và đô đốc Nguyễn Tăng Long tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ và bè lũ rút chạy. Bị quân ta chặn đánh ở Phượng Nhãn.
=> Đất nước hoàn toàn giải phóng.
Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.
I. Đàng ngoài
- Chính quyền mục nát đến tục độ.
→ Hậu quả: Đời sống nhân dân sa sút, thường xuyên xảy ra nạn đói.
II. Đàng trong
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu trầm trọng.
→ Hậu quả: Đời sống nhân dân cơ cực.
nghệ thuật:sân khấu,chèo ,tuồng,quan họ lý
các bức tranh:đấu vật,chăn trâu thổi sáo,dòng tranh đông hồ
kiến trúc có nhiều công trình độc đáo;chùa tây phương,đình làng đình bảng
nghệ thuật tạc tượng đúc đồng