Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nội dung : nói lên niềm tự hào của tác giả về nước VN ta thời đó ( nước Đại Việt)
Chả nhẽ h ngta vt luôn 1 bài cho e r em sửa từ sửa ngữ em lm thành bài của em à ?
Kính gửi chị Tuệ Lâm Đỗ !
Em muốn nói là chị hiểu nhầm rồi , em ko có cố tình đang hai lần câu hỏi thưa chị . Chị tin hay ko thì tùy . Cuối cùng em muốn cảm ơn chị đã giúp em trả lời câu hỏi. Người viết Bích Phượng Mỹ!
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
+ Bản dịch đã cố gắn lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập bằng các từ “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” (Nguyên văn: “duy ngã”, “thực vi”, “kí thù”, “diệc dị”)
+ Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt”
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
+ Khi nêu chân lý khách quan, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc => học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. So với Lý Thường Kiệt: phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
Toàn diện: ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, đến Bình Ngô đại cáo, 3 yếu tố được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
Sâu sắc: ý thức được “văn hiến” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
+ So sánh => tăng thêm sức thuyết phục: đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần) ngang với Hán, Đường, Tống, Nguyên). Hơn nữa, vế Đại Việt được đặt lên trước, ngầm khẳng định tư thế đứng trên đầu thù.
+ “Các đế nhất phương” – phát huy ý thức dân tộc mạnh mẽ và sâu sắc từ chữ “Đế” trong Nam quốc sơn hà. Bản dịch bỏ mất nét nghĩa này.
Câu 1:
- Tác phẩm: " Nước Đại Việt ta ".
- Thể loại: Cáo.
Câu 2:
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, đem đến cho nhân dân cuộc sống thá bình mà muốn như vậy thì phải trừ bạo, dẹp giặc loạn.
Câu 3:
- Nội dung: Khẳng định nước ta là nước độc lập, tự cường và có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử ; Những kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo .Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế.Tóm lại ,đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.