Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở châu á là : núi Himalaya, núi Pamir, núi Côn Lôn, sơn nguyên Iran, sơn nguyên Tây Tạng, đồng bằng Lưỡng Hà, đồng bằng Hoa Bắc,....
- Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là sự hợp thành của năm quyển:
Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển. Năm hợpphần này không cô lập mà gắn bó chặt chẽ, quy định lẫn nhau, tạo nên đặc trưngcảnh quan cho từng miền, từng khu vực địa lí tự nhiên. Trong đó, mối quan hệ qua lại giữa ba thành tố: địa hình - khí hậu - sông ngòi là rất rõ nét. ( câu này mình làm bừa :v )
3.
- Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng tại vì do châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có nhiều đới khí hậu khác nhau (5 đới).
+ Ở mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.
- Có hai kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
2. ( Câu này mình rút gọn lại )
- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương.
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD.
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện...
Nguyên nhân:
– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
Thực trạng:
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
C4.
Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:
+ Tài nguyên sinh vât
+Tài nguyên phi sinh vật
+ Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên giao thông vận tải
Câu 1:
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :
-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.
-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.
*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).
-Đắp đê ngăn lũ.
-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..
Câu 2:
Đặc điểm chung của biển Đông:
-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.
+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.
-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.
-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.
-Độ muối của biển Đông là 30-33%.
Câu 3: Ý nghĩa vị trí:
-Tự nhiên:
+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.
+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.
+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.
+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)
-Kinh tế:
+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.
+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.
-Văn hóa-xã hội:
+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 4:
*Giống nhau:
-Đều có các khối núi trên 2000m.
-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.
-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)
*Khác nhau:
Tây Bắc | Đông Bắc | |
Độ cao |
-Cao hơn Đông Bắc. -Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế. -Cao trung bình >1000m. -Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta. |
-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m. -Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. |
Hướng núi-Hướng sông |
-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam. -Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. |
-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung. -Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung. |
Hình thái | -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. | -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải |
Địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng,
I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam →Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao
phủ quanh năm.
Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như
đồng, thiếc,...
Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
Đặc điểm:
+)Mưa tập trung theo mùa và gió mùa:+) Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.
+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.
+)Nhiệt độ trung bình trên 20-độ-C.
+)Mưa trung bình trên 1000mm.
+)Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...
+)Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.
+)Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng vụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn...
+)Động vật trên cạn dưới nước đều phong phú.
+)Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.
+)Là nơi tập trung đông dân trên thế giới. Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
có 2 kiểu khí hậu:
khí hậu gió mùa :có 2 mùa rõ rệt
mùa đông :lạnh, khô, ít mưa.
mùa hạ :nóng, ẩm ,mưa nhiều.
phân bố :chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á
kiểu khí hậu lục địa:có 2 mùa
mùa đông: lạnh khô
mùa hạ:nóng ,khô
-->mưa rất ít
phân bố:các vùng nằm sâu trong nội địa và Tây Nam Á
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, vé mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khi hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.