K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

DÀN BÀI

1. Mở bài

Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, tiêu biểu như câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

+Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm giá của người lao động.

- Nghĩa tường minh: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa hàm ẩn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân.

- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khôn cùng, nhân cách dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình.

+Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc, hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn...

-Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cùng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động.

3. Kết bài

Quan niệm sống nêu trong câu tục ngữ là quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp. Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để bảo vệ đạo lí dân tộc.

4 tháng 5 2017

Câu 2:

I. MỞ BÀI

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

- II. THÂN BÀI

l. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2.Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh.Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng

tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thíaa giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3.Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẽ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

- Những ké này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III.KẾT BÀI

- Ọua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

9 tháng 4 2017

Mình chỉ đưa ra dàn bài thôi nhé:

Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu khái quát ý nghĩa câu ca dao.

Thân bài: a/ Giải nghĩa câu ca dao:

Nghĩa đen: + Nhiễu điều: một loại lụa quý màu đỏ, dệt từ tơ tằm.

+ Giá gương: chiếc gương gắn tấm gương.

=> Hai vật ấy luôn khăng khít bên nhau, bổ sung giá trị cho nhau.

Nghĩa bóng:

+ Câu ca dao khuyên nhủ mỗi người cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

_ Vì sao người trong nước phải thương yêu nhau ?

+ Đồng bào ta đều cùng là anh em. Vì thế phải quan tâm giúp đỡ, yêu thương nhau. Đó là tình cảm và nghĩa vụ của mỗi người; là cơ sở làm nên tình đoàn kết, sức mạnh của cộng đồng...

+ Tình yêu thương phải bộc lộ bằng những hành động thiết thực.

_ Những biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống:

+ Tình làng nghĩa xóm,...

+ Ủng hộ quỹ vì người nghèo, đồng bào lũ lụt, trẻ em lang thang,...

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên dân gian, từ đó rút ra bài học.

9 tháng 4 2017

Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao :

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”.

Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Anh có nhớ thuở còn đi họcHai đứa mình,...bạn chọc ghép đôi.Chiều chiều tan lớp, lên đồiHái từng trái chín, đưa môi nhem thèm. Ghét anh quá ! Làm em phải tức !Trái đang ăn cũng giựt cho đành..Đường đồi đá sỏi loanh quanhĐuổi nhau mà chạy,..tranh giành trái ngon. Kỷ niệm ấy vẫn còn trong tríLớn lên rồi để ý anh thương !Sao còn ngại lối, e đườngBây giờ mang nỗi vấn vương trong...
Đọc tiếp
Anh có nhớ thuở còn đi học
Hai đứa mình,...bạn chọc ghép đôi.
Chiều chiều tan lớp, lên đồi
Hái từng trái chín, đưa môi nhem thèm.
 
Ghét anh quá ! Làm em phải tức !
Trái đang ăn cũng giựt cho đành..
Đường đồi đá sỏi loanh quanh
Đuổi nhau mà chạy,..tranh giành trái ngon.
 
Kỷ niệm ấy vẫn còn trong trí
Lớn lên rồi để ý anh thương !
Sao còn ngại lối, e đường
Bây giờ mang nỗi vấn vương trong lòng.
 
Khi xa cách thầm mong tương hội
Gặp lại rồi...bối rối như xưa
Lòng anh biết nói sao vừa
Yêu em nhiều lắm mà chưa tỏ tình...!!!
 
Thôi ! Thì cứ lặng thinh như vậy !
Để cho ta không thấy ngượng ngùng
Giữ hoài một chút nhớ nhung
Chẳng ai hay biết,..Bạn cùng học thôi.
 
Những mơ ước, của hồi thơ dại
Mãi không quên hương trái đầu mùa
Vị đời ngọt ngọt, chua chua...
Như bao câu nói..thật, đùa khó quên....!
 
 
4
29 tháng 11 2016

Hay quá àeoeo

29 tháng 11 2016

limdim

11 tháng 7 2016

Nhân dân ta có thói quen vận dụng tục ngữ vào lời nói và việc làm trong cuộc sống để làm cho lời nói thêm hay, thêm sinh động. Sau đây là một số câu tục ngữ đúc kết những nhận xét về các hiện tượng thiên nhiên và nêu lên kinh nghiệm quý giá trong lao động sản xuất:

1.    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2.    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3.    Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4.    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5.    Tấc đất, tấc vàng.
6.    Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
7.    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8.    Nhất thì, nhì thục.
Đây chỉ là một số câu được lựa chọn từ kho tàng tục ngữ vô tận. Qua những câu tục ngữ này, chúng ta bước đầu làm quen với kinh nghiệm phong phú, đồng thời học cách nói ngắn gọn, có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc của người xưa.
Tám câu tục ngữ nêu trên thuộc hai nhóm với hai nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bão, lụt… chi phối trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông. Bốn câu đầu nói về thiên nhiên, bốn câu sau nói về lao động sản xuất.
Câu 1: Đây là kinh nghiệm về đặc điểm thời tiết các mua trong năm:
     Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
      Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.
Câu 2: Là nhận xét và kinh nghiệm phán đoán nắng mưa:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
 
Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.
 
Vế Mau sao thì nắng : Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.
 
Về vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa… Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.
 
Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.
 
Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.
 
Câu 3: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:
 
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
 
Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão. Nó như điềm báo trước để con người biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc chắn nhằm giảm bớt tác hại ghê gớm do bão gây ra.
 
Câu tục ngữ này đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ.
 
Dân gian không chỉ dựa vào hiện tượng ráng mỡ gà mà còn dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay để đoán bão. Câu tục ngữ : Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão cũng đúc kết kinh nghiệm này.
 
Hiện nay, ngành khí tượng đã có nhiều phương tiện khoa học hiện đại để dự báo bão khá chính xác nhưng những kinh nghiệm dân gian vẫn còn tác dụng.
 
Câu 4: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:
 
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
 
Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội.
 
Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.
 
Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.
 
Câu 5 : Là nhận xét của nông dân về giá trị của đất đai:
 
Tấc đất, tấc vàng.
 
Hình thức câu tục ngữ này được rút gọn tối đa chỉ còn bốn tiếng chia thành hai vế đối xứng rất dễ hiểu, dễ nhớ. Nội dung của nó nêu bật giá trị của đất đai canh tác.
 
Tấc là đơn vị đo lường cũ trong dân gian bằng 1/10 thước. Đất là đất đai trồng trọt chăn nuôi. Tấc đất: mảnh đất rất ,nhỏ. Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái có giá trị rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái có giá trị rất lớn (tấc vàng) để khẳng định giá trị của đất đai đối với nhà nông. Nghĩa của cả câu là: một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất cũng quý giá như vàng, có khi còn quý hơn vàng.
 
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người/ Con người phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có được đất đai. Đất là một loại vàng có khả năng sinh sôi vô tận. Vàng nhiều đến đâu nhưng ngồi không ăn mãi cũng hết (Miệng ăn núi lở), còn chất vàng của đất đai khai thác hết thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi không bao giờ vơi cạn.
 
Vì thê con người cần sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả cao nhất.
 
Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như: để phê phán hiện tượng lãng phí đất; để đề cao giá trị của đất và thể hiện sự gắn bó yêu quý đất đai của người nông dân.
 
Câu 6 : Là nhận xét và kinh nghiệm về hiệu quả của các hình thức chăn nuôi, trồng trọt:
 
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
 
Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là : thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
 
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo làm nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
 
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là : Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
 
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Câu 7 : Nội dung câu này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố cần thiết của nghề trồng lúa:
 
Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.
 
Phép liệt kê có tác dụng vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố. Các chữ nhất, nhị, tam tứ có nghĩa là: thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa cả câu là: Thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống. Kinh nghiệm này được đúc kết từ nghề trồng lúa nước là phải bảo đảm đủ bốn yếu tố : nước, phân, cần, giống, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. Nước có đủ thì lúa mới tốt, mùa màng mới bội thu.
 
Câu tục ngữ trên giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đối với nhau. Bài học kinh nghiệm này rất có ích đối với một đất nước phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Nông dân ta còn nhấn mạnh : Một lượt tát! một bát cơm. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn…
 
Câu 8: Là kinh nghiệm trong việc trồng lúa nói riêng và trồng trọt các lại cây khác nói chung:
 
Nhất thì, nhị thục.
 
Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn tối đa và chia làm 2 vế đối xứng. Nội dung nhấn mạnh hai yếu tố thì và thục. Thì: là thời vụ. Thục : là đất canh tác phù hợp với từng loại cây. Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.
 
Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đứng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.
 
Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể rút ra đặc điểm chung về mặt hình thức của chúng là ngắn gọn, thường dùng phép đối, có vần điệu nhịp nhàng nên dễ đọc dễ nhớ. Có những câu không thể thu gọn hơn được nữa (Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng). Tuy hình thức tục ngữ ngắn gọn nhưng nội dung của nó cô đọng và hàm súc.
 
Các hình ảnh trong tục ngữ thường cụ thể và sinh động. Người xưa hay sử dụng cách nói thậm xưng để khẳng định nội dung cần thể hiện: Ví dụ: Chưa nằm đã sáng ! chưa cười đã tối ! tấc đất; tấc vàng… Do vậy mà sức thuyết phục của tục ngữ cao hơn.
 
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ xưa nông dân nước ta có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất. Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kì thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.
13 tháng 7 2016
Mở bài 
- Tục ngữ là kho tàng trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân lao động.
-  Đó thường là những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đúc kết từ công việc lao động.
Thân bài
- Những câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm xem thời tiết : Trong sản xuất nông nghiệp ,thời tiết là yếu tố rất quan trọng chi phối nhiều hoạt động khác do đó người nông dân luôn phải quan tâm nhiều đến thời tiết. Họ ghi lại trong tục ngữ kinh nghiệm xem thời tiết bằng việc quan sát  thiên nhiên ( nêu dẫn chứngvà lập luận về dẫn chứng) - Những câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về thời vụ : Đó là những kinh nghiệm tận dụng ưu điểm của thời tiết làm cho cây trồng năng suất cao ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu về kĩ thuật sản xuất.
+ Về trồng trọt : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+Về chăn nuôi : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ giáo dục người ta thái độ đối với lao động.
+ Thái độ đối với đất đai (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+ Tinh thần lao động (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Liên hệ đến ngày nay :
Kết bài 
- Nhiều kinh nghiệm lao động rút ra từ câu tục ngữ vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
- Càng tìm hiểu tục ngữ, chúng ta càng khâm phục và quý trọng người lao động xưa.
12 tháng 11 2016
1. Sống trong xã hội của phong kiến, nhân dân ta bị áp bóc tàn bạo. (thừa QHT)
=> bỏ từ của đi
2. - Nếu em không đi chơi thì đã không bị mẹ mắng.
- Sở dĩ bạn Lan học giỏi là vì bạn ấy rất siêng năng.
 
 
12 tháng 2 2017

Mấy câu này nhiều bạn hỏi lắm, nhiều bạn trả lời nữa! Mình đưa link nhé:

Câu hỏi của Trịnh Thảo Chuột - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Câu hỏi của Nguyễn Ngọc Linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

3 tháng 1 2017

Phiền bạn cho hỏi, cái này là văn nghị luận đúng không ?

4 tháng 1 2017

sao hoc sớm thế

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Quê ta ngọt mía Nam đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam xã Đoài Cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam đàn Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no Chè ngon nước chát xin mời Nước non, non nước nghĩa người khó quên Mênh mông một nước một chèo Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình Sa Nam trên...
Đọc tiếp
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Quê ta ngọt mía Nam đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam xã Đoài
Cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam đàn
Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no
Chè ngon nước chát xin mời
Nước non, non nước nghĩa người khó quên
Mênh mông một nước một chèo
Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình
Sa Nam trên chợ dưới đò
Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên
Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chiều em thương.
Cháo kê bánh đỗ,
ai chộ(thấy)cũng thèm.
Bánh đúc trấy(trái)tro, bán bò không kịp!
Măng chua, nước chát
Cá lép kẹp rau mưng,
Bún giá cá ruốc!
Gạo tám xoan, gan cá bống
Cơm ló(lúa)lốc, trốc(đầu)cá rô
Khoai lang chạc, nước chè trâm.
Cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ
Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa.
Chim ngói mùa thu, chim cu(bồ câu)mùa hè
Đỏ vàng son, ngon mật mỡ(bánh ngào)
Bồng bồng nấu với tép kho
Dẫu chết xuống mồ, cũng dậy mà ăn!
Trèo truông những ước truông cao
Đã đi đò dọc, ước ao sông dài.
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo
Giàu bạc giàu ác,
Nhân duyên chắng giàu
Ai đi vô nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ
Bát cháo lươn xứ Nghệ, càng ăn lại càng thèm
Tình xứ Nghệ không mau, nhưng bén mà sâu lắng…
Công anh làm rể Chương đài,
Một năm ăn hết mười hai vại cà!
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết với vại cà nhà em!
Lên non truông ngái đường xa,
Anh chờ em với để mà đi chung.
Đường vô trong rú trong rừng,
Mình em đơn chiếc hãi hùng lắm thay!
Tiền một đồng mà, đòi hồng không hột!
Cơm sốt canh sốt, nước chè cốt mới ngon!
Ai vô xứ Nghệ thì vô,
Chớ ngại truông Hồ với phá Tam-giang.
Phá Tam-giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ phải xóa sạch băng.
Trời làm một trộ(cơn)mưa giông
Trời làm hai trộ mưa dông
Nước chảy băng đồng, băng hói, băng bãi, băng sông.
Anh đây quyết chí câu cua,
Dầu ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Đã quyết thì hành, đã đẵn thì vác.
Đã đan thì lận, tròn vành mới thôi.
1
5 tháng 10 2017

bucminh