Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .
2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :
+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .
* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .
3. Nhà nước phong kiến
Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .
- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến:
- Xã hội phong kiến phương Đông: hình thành sớm, phát triển chậm, kéo dài suy vong.
- Xã hội phong kiến Châu Âu: hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm hơn.
\(\Rightarrow\)Chủ trương tư bản hình thành.
2. Cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội phong kiến:
Xã hội phong kiến phương Đông | Xã hội phong kiến Châu Âu | |
Kinh tế |
-Nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công. -Bó hẹp trong công xã nông thôn. |
-Nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công. -Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến. |
Xã hội |
-Địa chủ. -Nông thôn. |
-Lãnh địa phong kiến. -Nông nô. |
Hình thức bóc lột | -Địa tô | -Đại tô |
3. Nhà nước phong kiến:
- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu.
\(\rightarrow\)Nhà nước quân chủ.
- Nhà nước quân chủ ở phương Đông và Châu Âu có sự khác nhau:
+ Thời gian.
+ Mức độ
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
#Miu
Câu 1:
- Tự nhiên: Châu Âu có nhiều loại địa hình khác nhau như núi, đồng bằng và bờ biển dài. Khí hậu ở một số nơi lạnh và khắc nghiệt. Sông lớn như Sông Rhine (Ranh) và Sông Danube (Đa-nuýp) quan trọng cho giao thương và vận chuyển.
- Xã hội: Xã hội được chia thành các lớp như quý tộc, người làm công việc cho họ và nông dân. Quý tộc cung cấp đất và bảo vệ cho người làm việc.
- Kinh tế: Nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Nông dân trồng cây và nuôi động vật, thương mại và thủ công nghiệp cũng phát triển dựa trên việc giao thương và các thị trấn thương mại.
Câu 2:
Cải cách văn hóa tôn giáo là khi người ta muốn làm mới và cải thiện các khía cạnh của tôn giáo. Lý do chính là họ thấy có những vấn đề trong tôn giáo truyền thống mà họ muốn sửa chữa hoặc cải thiện. Ví dụ, họ có thể không hài lòng với cách quyền lực tôn giáo được sử dụng để kiểm soát người khác hoặc cản trở sự tiến bộ của tri thức và khoa học.
Câu 3:
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX có nhiều thành tựu văn hóa quan trọng như tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam thông qua trao đổi văn hóa và thương mại. Ví dụ, tri thức Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triết học và văn hóa của Việt Nam, và nghệ thuật Trung Quốc đã tác động đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, như hội họa và kiến trúc.
1.- Cuối thế kỉ V, người Giéc - man đã xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới như : vương quốc Tây Gốt, vương quốc Động Gốt,.....
- Trên lãnh thổ của người Rô - ma, người Giéc man đã:
- Chiếm ruộng đất của chủ nô rồi đem chia cho nhau.
- Những người quý tộc, tướng lĩnh được phong chức tước, như: hầu tước, nam tước,....
Những việc làm trên của người Giéc - man đã làm cho xã hội hình thành nên các tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến, tầng lớp nông nô.
2. Những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình thì được gọi là lãnh địa phong kiến.
Về tổ chức và hoạt động của lãnh chúa phong kiến:
- Lãnh địa bao gồm: đất đai, dinh thự, hào sâu, tường cao,...
- Nông nô nhận đất canh tác và nộp thu thuế.
- Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động mà sống sung sướng.
3. Nguyên nhân:
- Thời kì phong kiến phân quyền, các lãnh địa đều đóng kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài.
- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất hàng thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá tự nơi đông người để trao đổi, buôn bán, độc xưởng sản xuất, hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, được gọi là thành thị.
Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Chúc bạn học tốt