K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

- Trình bày

giá trị nội dung :

* Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng Gía trị nghệ thuật : * Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
18 tháng 10 2017

bn thông cảm nhé , mk mới có lớp 7 thôi

6 tháng 11 2016

Đặc sác nghệ thuật trong văn bản " Tôi đi học " :

+ Sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt : Tự sự , miêu tả , biểu cảm .

+ Bố cục sắp xếp theo dòng hooit tưởng của nhân vặt

+ Hình ảnh so sánh đặc sắc , ấn tượng .

12 tháng 8 2017

Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh là:

-Nghệ thuật khắc họa tâm lí n vật

-Sử dụng biện pháp n thuật so sánh tinh tế

-Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự vs miêu tả và b cảm(biểu cảm đóng vai trò khá quan trọng)

25 tháng 12 2016

Lão Hạc

  1. Tóm tắt:
    Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với ***** Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi ***** Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.
  2. Nội dung: ​​
  • ​Khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc: Nghèo đói nhưng nhân hậu, tự trọng
  • Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trong xã hội cũ

​ 3.​Nghệ thuật:

  • Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…
  • Bút pháp khắc họa nhân vật
  • Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
  • Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo).
  • Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc
14 tháng 9 2017

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một ***** Vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại " cậu Vàng ". Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 3: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên nhiên "Tôi đi học-Thanh Tịnh"?

Câu 4: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản"Trong lòng mẹ"(trích Những ngày thơ âu- Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học"(Thanh Tịnh).

Câu 5: Chỉ ra chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng

 

0
20 tháng 12 2018

1. Tôi đi học

Tác giả : Thanh Tịnh

Xuất xứ : Từ tập Quê mẹ (1941)

Tóm tắt: Hằng năm cứ vào cuối thu, tác giả lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, tác giả được mẹ dắt tay đi học. Nhân vật tôi đến trường trong cảm xúc: Hôm nay tôi đi học khác với thường ngày. Cậu đến trường xếp hàng, điểm danh, vào lớp trong tâm thế hồi hộp lo âu. Và bài học đầu tiên mà hôm đó thầy giáo viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

2. Trong lòng mẹ

Tác giả : Nguyên Hồng

Xuất xứ: in trong Những ngày thơ ấu

Tóm tắt

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

3. Lão Hạc

Tác giả: Nam Cao

Tóm tắt:Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.

4. Tức nước vỡ bờ

Xuất xứ : in trong tác phẩm Tắt đèn

Tác giả : Ngô Tất Tố

Tóm tắt :

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.

20 tháng 10 2020

1. Tôi đi học

Tác giả : Thanh Tịnh

Xuất xứ : Từ tập Quê mẹ (1941)

Tóm tắt: Hằng năm cứ vào cuối thu, tác giả lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, tác giả được mẹ dắt tay đi học. Nhân vật tôi đến trường trong cảm xúc: Hôm nay tôi đi học khác với thường ngày. Cậu đến trường xếp hàng, điểm danh, vào lớp trong tâm thế hồi hộp lo âu. Và bài học đầu tiên mà hôm đó thầy giáo viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

2. Trong lòng mẹ

Tác giả : Nguyên Hồng

Xuất xứ: in trong Những ngày thơ ấu

Tóm tắt

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

3. Lão Hạc

Tác giả: Nam Cao

Tóm tắt:Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.

4. Tức nước vỡ bờ

Xuất xứ : in trong tác phẩm Tắt đèn

Tác giả : Ngô Tất Tố

Tóm tắt :

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.

26 tháng 8 2016

-Thể loại:truyện ngắn

-Nội dung:thể hiện tâm trạng bỡ ngỡ bồi hồi lo lắng của nhân vật Tôi

- Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế, sâu sắc.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :
+ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Chất trữ tình tha thiết và trong trẻo

-Tâm trạng của tác giả là:bỡ ngỡ,hồi hộp,vui mừng

21 tháng 9 2020

*Tôi đi học

-Gồm 3 phần:

+ Phần 1 ( từ đầu… trên ngọn núi) Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên.

+ Phần 2 ( tiếp… tôi cũng lấy làm lạ): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.

+ Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.

*Trong lòng mẹ

- Chia làm 2 phần:

+ Đoạn 1 (từ đầu…người ta hỏi đến chứ) : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt

+ Đoạn 2 ( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng

21 tháng 9 2020

Bạn ơi! Đề là tím ý và xđ bố cục cho đề bài :Cảm nhận về nhân vật người mẹ trong hai văn bản "Tôi đi học"- Thanh Tịnh và " Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng mà. Đâu phải 2 văn bản đâu!?!

5 tháng 9 2017

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ." Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.



>> Tham khảo <<

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.5/ Trình bày những tác...
Đọc tiếp

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...

2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.

3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.

4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.

5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?

6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.

7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?

8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?

0