Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể nghiên cứu làng nghề làm gốm, làng nghề làm bánh tráng, làng nghề làm tò he,...
Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,.. Để sử dụng một cách an toàn phải biết cách dùng của nó. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng đồ bảo hộ.
Ví dụ:
- Sản phẩm sẽ làm là đan nong đôi
- Sản phẩm đơn giản và có thể thực hiện tại lớp. Đan nong đôi thành những sản phẩm trang trí
- Dụng cụ tre nứa được sơn các màu rực rỡ để đan thành những sản phẩm trang trí góc học tập
- Các sản phẩm sẽ được phát cho các bạn để làm lưu niệm
Học sinh lựa chọn phỏng vấn nghệ nhân theo hướng dẫn.
- Tình cảm của họ đối với nghề (tự hào, đam mê,…)
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,…)
- Những việc làm học sinh cẩn rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Em chú ý người tuyển dụng có thể là nghệ nhân lão luyện, những yêu cầu cơ bản có thể là sự tỉ mỉ kiên trì và một chút thẩm mĩ,...
- Thực hành thử làm nghề, khi làm cần phải xin phép và nhờ những nghệ nhân hướng dẫn cách làm.
(Ví dụ từ việc phỏng vấn nghề làm đậu Mơ)
PHIẾU PHỎNG VẤN
- Nghề có từ khi nào?
Người xưa truyền lại rằng nghề làm đậu phụ vốn xuất xứ từ làng Mơ – Mai Động, do chính ông tướng Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng sáng chế ra và truyền lại cho dân chúng trong làng, rồi lưu giữ cho đến tận ngày nay.
- Những hoạt động đặc trưng của nghề gì?
Việc chọn đậu tương là giai đoạn quan trọng đầu tiên, đậu tương phải được chọn kỹ, hạt tròn đều, vàng mẩy rồi phơi khô, xay vỡ đôi cho tróc vỏ mới đem ngâm để lấy nước cốt rồi mới cho vào túi vải thô, thưa sợi, vắt bớt chất xơ, lọc ra nước đậu sống đem nấu chín. Đây là khâu quyết định chất lượng của đậu phụ, bởi đậu chín non hay quá lửa đều không đạt chất lượng. Phần nước tinh chất này sau khi chín tới thì được đổ ra chum đất lớn, để nguội bớt rồi hòa với phần nước chua sao cho đậu tương kết tủa thành bánh, có ánh vàng nhạt, người ta vẫn hay gọi là “óc đậu”. Người làm đậu sẽ dùng một chiếc thìa kim loại có dạng hình tròn, đáy lõm vớt “óc đậu” cho vào chiếc khăn xô nhỏ, tiếp đó đặt vào khuôn gỗ. Đậu vào khuôn xong sẽ chuyển sang ép, thời gian cho công đoạn này thường mất khoảng ba mươi phút.
- Những người làm nghề cần có những yêu cầu gì?
Cần phải say mê, yêu nghề, khéo léo và tỉ mỉ
- Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
Cần phải cần thận khi nấu đậu không để bị phỏng
- Những sản phẩm chủ yếu của nghề là gì?
Sản phẩm chủ yếu là đậu phụ được đóng gói bán dưới nhiều hình thức khác nhau
- Vai trò ý nghĩa của nghề đối với địa phương xã hội?
Là một món ăn truyền thống quen thuộc, tạo việc làm, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống
- Cô bác anh chị có yêu thích nghề này không?
Tôi rất yêu thích nghề này
Nhận diện một số công cụ:
1. Non Nước làm đá mĩ nghệ.
2. Làng lụa Vạn Phúc.
3. Làm nón.
4. Khảm trai.
Cách sử dụng:
1. Đá mỹ nghệ
Bước 1: Tiến hành chọn đá nguyên liệu
Bước 2: + Sau khi đá nguyên liệu được chọn và đưa vào trong xưởng sản xuất.
+ Tiến hành vẽ phác thảo tỉ lệ chuẩn trực tiếp lên đá và chỉ huy đội phá phôi phần thô của khối đá.
Bước 3: Hoàn thiện chi tiết đơn đặt hàng.
2. Làm lụa
+ B1: Khâu tơ.
+ B2: Sau khi tơ đều đem đi hồ.
+ B3: Dùng khung cửi dệt.
+ B4: Nhuộm màu.
3. Làm Nón
+ B1:Khâu đầu tiên là chọn mua lá và sau đó phải đem phơi.
+ B2: Lá khi đã phơi khô sẽ được vò trong cát và tước nhỏ hay còn gọi là rẽ lá.
+ B3: Tiếp đến là công đoạn đem lá đi là phẳng.
+ B4: Miết lá làm nón.
4. Làm khảm trai
+ Bước 1: Vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai.
+ Bước 2: Chọn nguyên liệu cho sản phẩm.
+ Bước 3: Cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn.
+ Bước 4: Ghép các mảnh cắt theo mẫu.
+ Bước 5: Đục lỗ trên gỗ.
+ Bước 6: Mài nhẵn, đánh bóng.
- Tiến hành phỏng vấn nơi mình tham quan và ghi chép lại.