K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Anh em nhớ like cho mik khi nghe xong mik kể hen^^ ừ khi lập gia đình, chị là người đàn bà khổ. Chồng chị là một kẻ vũ phu, lười biếng lại thích chè chén. Chị vật lộn với số phận, làm lụng nuôi cả gia đình bốn miệng ăn, và hứng chịu những cơn lôi đình của chồng, do ma men gây ra.***📷Tay lái trâu phát đến đét một cái vào mông con trâu:- Chà, đít lồng bàn.Rồi hắn đi một vòng quanh,...
Đọc tiếp

Anh em nhớ like cho mik khi nghe xong mik kể hen^^

ừ khi lập gia đình, chị là người đàn bà khổ. Chồng chị là một kẻ vũ phu, lười biếng lại thích chè chén. Chị vật lộn với số phận, làm lụng nuôi cả gia đình bốn miệng ăn, và hứng chịu những cơn lôi đình của chồng, do ma men gây ra.

***

📷

Tay lái trâu phát đến đét một cái vào mông con trâu:

- Chà, đít lồng bàn.

Rồi hắn đi một vòng quanh, mắt chăm chăm vào từng chi tiết trên mình con trâu cái, chẳng nói thêm gì. Đến đoạn hông, hắn ghé sát mắt vào, dùng ngón tay di di cái xoái rồi lại tiến về phía đầu con trâu. Hắn túm hai cái sừng cong của con trâu lắc lắc mạnh. Con trâu lừ mắt, thở phì phì ghì đầu về phía hắn, nhưng sợi dây thừng căng đã kéo nó lại. Hắn giật mình lùi xa về phía sau:

- Nhưng "vênh sừng, lạc khoái", ngữ này rất hay đem vận đen đến cho gia chủ, nên khó bán.

Hắn tiếp câu nói lúc nãy. Sự ngắt quẵng giữa hai câu nói trong một khoảnh khắc im lặng dài của hắn thể hiện hành động tập trung soi xét "món hàng" khá kỹ lưỡng. Hắn cũng là một tay lái trâu cừ.

Chị Hạnh đứng ngay bên cạnh vuốt vuốt cái lưng con trâu:

- Chú nói thế có phần chủ quan. Tôi nuôi nó mấy năm nay, nó có đem đến điềm gở nào đâu. Cái nghiệp mua của các chú là hay chê, tôi biết, nhưng tôi sẽ không bán nó với giá khác đâu!

Sự quả quyết của chị Hạnh khiến tay lái trâu không còn kì nèo thêm được gì nữa, hắn quyết định dắt cặp trâu của nhà chị với giá thỏa thuận của đôi bên.

Bán được cặp trâu ngót nghét hai mươi nhăm triệu đồng, cộng với số tiền mười triệu ki cóp của hai mẹ con trong cả năm nay, chị đã có thể tạm yên lòng chờ đón cháu ngoại ra đời. Số còn lại, chị sẽ cố gắng đưa con trai đi bệnh viện trị bệnh. Ước mơ bấy lâu của chị đang dần thành hiện thực. Thực tế này cho chị một niềm an ủi. Thì ra cuộc đời đâu đến nỗi như tâm trạng của kẻ sầu não. Lúc trong cơn bỉ cực, chị bi quan chán nản đến cùng cực, luôn nghĩ đến sự kết thúc cuộc đời để giải thoát, nhưng chị không thể, chỉ bởi các con.

Từ khi lập gia đình, chị là người đàn bà khổ. Chồng chị là một kẻ vũ phu, lười biếng lại thích chè chén. Chị vật lộn với số phận, làm lụng nuôi cả gia đình bốn miệng ăn, và hứng chịu những cơn lôi đình của chồng, do ma men gây ra.

Khi đứa con đầu chưa tròn mười tuổi, chồng chị bỏ đi biệt tích. Chị cất công tìm chồng nhiều năm ròng, nhưng thất vọng. Năm con trai chị tròn mười lăm tuổi, đột nhiên đổ chứng tâm thần. Bệnh ngày càng them nặng, đến việc vệ sinh cá nhân cũng không ý thức nổi. Chưa dừng lại ở đó, đến đầu năm nay, khi con gái chị chuẩn bị cưới chồng thì nhà trai tuyên bố hủy đám cưới, mặc cho cái thai trong bụng con chị đang lớn dần.

Chị đau từ những cái đau hạnh phúc, đến cái đau ruột già máu mủ. Chị như kẻ đang chới với trong nước lũ, rồi mỗi niềm đau kia là mỗi tảng đá lần lượt chồng lên lưng chị, to dần, to dần. Cái gì có thể cho chị động lực để vượt lên trên cơn khốn khó này ngoài tình mẫu tử.

Và thời gian, sự tảo tần đã vơi đi nỗi đau trong chị.

Những ngày gần đây chị được nhiều niềm vui lắm. Con trai chị bỗng nhiên gọi mẹ, cái tiếng gọi mẹ trở lại mà chị đã mong ngóng năm năm nay rồi, cháu ngoại xấp sửa ra đời, kinh tế lại có phần khấm khá đôi chút. Chị mừng phát khóc. Trong tâm trạng đó, bỗng nhiên chị được thư chồng hẹn ngày về. Tin này làm cho chị khóc thật, khóc thành tiếng. Tay chị dụi nước mắt, chân tất tưởi bước đi khoe láng giềng.

Đấy, chỉ cần sự cố gắng thì cuộc đời chị đâu đến ngõ cụt. Trước đây người trong làng ai cũng cho rằng chị có số khổ.

Ngày chồng chị trở về, căn nhà ngói ba gian chan hòa tiếng cười nói, tấp nập người ra vào. Khác hẳn trước đó. Dân làng đến mừng cho chị, mừng cho anh trở về an lành. Họ không quan tâm những ngày qua anh sống ở đâu và làm gì... họ chỉ quan tâm rằng lần này về anh có còn đi xa gia đình nữa không, và họ vui khi nhận được cái lắc đầu từ anh.

Trở về lần này, tính nết chồng chị đã đổi thay hoàn toàn. anh chăm lo cho gia đình và chăm chỉ làm lụng. Nhìn chồng lưng trần sửa lại mái nhà, rào lại hàng dậu... mà chị Hạnh trộm rơi nước mắt.

Không khóc sao được. Đời chị còn gì mong mỏi hơn một người chồng biết thương yêu vợ con và xây dựng kinh tế. Với chị đây chẳng phải là một sự hồi sinh hay sao?

Một hôm người chồng bàn với chị:

- Mình này, cái vận của mình cũng thật là không may, vụ này vườn vải nhà anh Năng được mùa lắm, lại chuẩn bị cho thu hoạch. Bạn tôi trên thành phố cứ giục gom vải lên cho anh ta bán. Cầm chắc lời to. Ngặt nỗi mình đâu có vốn!

Anh chồng thở dài.

- Mình ạ! - Chị Hạnh nhẹ nhàng an ủi chồng - Không có thì mình cứ làm vườn, làm đồng theo truyền thống, chăm chỉ thì vẫn có ăn thôi.

- Đúng là như vậy. Tôi đâu có bảo mình bỏ công bỏ việc. Chỉ cần bỏ ra khoảng ba mơi triệu trong vài ngày ta thu về vốn, lại cầm chắc món lời năm sáu triệu đồng. Số tiền ấy bằng cả nhà mình lao động vất vả cả năm rồi còn gì. Nếu thắng chuyến này tôi định mua cho con Hải chiếc xe máy nó đi. Tội nghiệp, cứ tòng tọc cái xe đạp...

- Nhưng mà có chắc vậy không mình?

- Thì tôi đã tìm hiểu kỹ lắm rồi, bạn bè trên thành phố đều tư vấn cặn kẽ. Chắc thắng mình ạ!

Chị Hạnh ngần ngừ suy tính, chồng chị thở dài. Chị phân bua.

- Mấy năm qua mẹ con tôi cũng đã tích góp được món tiền nhỏ chờ ngày chạy chữa cho anh cả và cháu ngoại ra đời. Nhưng mà tôi tính, cái Hải có sinh sớm thì cũng phải ngót một tháng nữa, Còn thằng Hậu thì dù sao bệnh cũng đã lâu rồi, bệnh này chậm chữa thêm một tháng nữa cũng chẳng sao. Như vậy tiền vẫn chưa cần dùng đến. Nếu chắc chắn thì mình cứ lấy mà làm, tôi thấy mình tính như thế cũng phải lắm.

Việc đã được vợ chồng chị quyết. Tuần sau, chồng chị cầm tiền đi gom vải. Nhưng không biết vì sao mà hai ngày anh không tin tức cho gia đình. Chị Hạnh lo lắm. Chị lo chồng chị có chuyện gì rồi. Ba, bốn ngày sau vẫn bặt vô âm tín. Chị tìm đến nhà ông Năng theo địa chỉ chồng nói. Chị chết lặng khi nơi đó chỉ là một bãi đất mênh mông hoang lạnh. Chị ngồi bệt xuống gốc cây bên đường than khóc.

Trời đổ mưa. Cơn mưa mùa hè giăng kín không gian, lộp độp trên tàu lá chuối. Người chị ướt sũng, và run lên bần bật. Chị nấc thành từng tiếng đưa cặp mắt đỏ ngầu nhìn xa về phía bãi đất. Một sự hoang lạnh đến tàn tệ bao phủ nơi chị ngồi...

****

Hải thèm thuồng nhìn vào phòng mổ, mặt mày nhăn nhúm, rên lên từng tiếng ư ử. Những giọt máu hồng thấm ướt lằn váy màu xanh lam của sản phụ, lấm chấm trên nền gạch hoa.

- Cha... áu... đ...au lắm bác sĩ ơi!

- Đau gì mà đau, như thế đã là gì... - vị bác sĩ trong khuôn mặt phúc hậu, nhưng giọng điệu có vẻ gắt gỏng – Cứ đi lại đi, rồi sẽ sinh thôi.

- Bác ơi, cháu nó ra nhiều máu tươi quá – Chị Hạnh đang dìu còn gái, tỏ vẻ đau sót vô cùng – Xin bác sĩ khám lại cho cháu nó!

- À khám! Bác quý hóa ạ, trước tiên nhà bác hãy học cách nghe lời bác sĩ đi cái đã. Tôi không nghĩ là tôi cần phải nhắc lại cho nhà bác nghe nữa. Khi nào đến lượt, nghĩa là vấn đề của con bác sẽ ổn.

- Vấn đề của con tôi... thưa bác sĩ?

- Chính vậy...!

Chị Hạnh ngơ ngác trong câu nói "nghề nghiệp" của vị bác sĩ trong khi Hải với cái bụng bầu vẫn liên tục oằn oại kêu đau, chỉ chực xông vào phòng mổ...

Đã hai ngày nay rồi, chị Hạnh không một lần chợp mắt khi Hải trong tình trạng sắp sinh. Cứ hễ chị đặt lưng xuống giường là Hải lại kêu, rên khiến chị phải ngồi dậy dìu con đi lại cho đỡ đau.

Kết quả siêu âm thai nhi trong bụng Hải làm chị Hạnh lo lắng vô cùng. Nước ối đã sắp cạn, chỉ còn khoảng mười phần trăm, nhau thai lại bị vôi hóa độ hai. Nhiều lần chị đề nghị bác sĩ cho con được mổ nhưng không hiểu sao các bác sĩ đều nói phải chờ.

Chị càng xót ruột hơn khi nhìn thấy những bệnh nhân cùng tình trạng giống con mình nhưng đều đã được phẫu thuật, ai nấy mẹ tròn con vuông. Còn con chị đã hai ngày nay oằn oại kêu đau, nhưng vẫn không đẻ được.

Chị biết, lúc này đây, chỉ cần chị có mấy trăm ngàn trong tay chắc chắn cháu ngoại của chị đã ra đời như những đứa trẻ kia. Nhưng kiếm đâu ra ngần ấy tiền lúc này.

Sáng qua, khi làm thủ tục nhập viện chị đã phải tạm đóng tám trăm ngàn đồng cho bệnh viện. Như vậy khoản tiền một triệu đồng đem con gái lên bệnh viện sinh nở chỉ còn lại vẻn vẹn hai trăm ngàn. Hai hôm nay, chị ăn cơm nắm, còn Hải thỉnh thoảng chỉ ăn được chút cháo.

Những tưởng rằng, trời phật độ trì cho con gái thuận sinh mà không phải mổ, thì khoản tiền một triệu đồng kia có thể tạm đủ. Nhưng thật không may, lại rơi vào tình cảnh này.

Chị Hạnh vừa phải chăm con gái ở viện vừa phải đạp xe về nhà nuôi chon trai bệnh tật.

Nhà cửa chẳng còn gì khi phải thuốc thang cho con trai. Có bao tiền tích góp thì người chồng bội bạc kia đã âm mưu lừa lọc đi hết.

Để có một triệu đem con gái lên bệnh viện, chị phải bán con lợn nái và mười lợn con vừa đẻ chưa được hai mươi ngày. Đó là tất cả những gì còn lại của gia đình chị.

Chị không còn cách nào, chị lên phòng năn nỉ bác sĩ nhưng không được, trong khi con gái đau đớn đứng ngồi không yên.

- Mẹ ơi, con đau chết mất.

Hải càng ngày càng kêu đau giữ hơn. Những người chung phòng chờ sinh khuyên chị rất nhiều, nhưng tất cả chung một ý là "quan tâm" đến bác sĩ nhiều hơn.

- Này bác - người phụ nữ chừng ba mươi tư tổi thì thầm - Hôm qua con gái tôi cũng trong tình trạng như con bác, lẽ ra phải mổ ngay, nhưng mà chúng tôi không biết ý của bác sỹ. Cứ ngồi chờ theo "lời khuyên" của các bác sĩ ấy, may mà nhà bác Hằng nằm giường bên mách nước kịp. Tôi lập tức lên phòng trưởng khoa làm thủ tục "bất thành văn", thế là con tôi được mổ ngay. Rất may là kíp mổ còn kịp, cháu chỉ hơi ngạt một chút. Bây giờ thì đã ổn.

- Ôi trời ơi! Cháu ơi... - Chị Hạnh khóc vổng lên.

- Ơ cái bác này sao lại khóc lúc này, không đi lo cho nhanh đi con chờ gì nữa.

- Các bác ơi... nhà cháu chỉ còn có hai trăm nghìn thôi, gia cảnh cháu thật không còn có thể xoay sở vào đâu được nữa. Cháu biết làm thế nào bây giờ.

- Con đau q...úa... mẹ ơi...

- Úi giời ơi, vỡ ối rồi chứ còn gì, mau đưa cháu nó ra phòng mổ đi.

Mọi người trong phòng cùng nhau dìu Hạnh sang phòng mổ.

- Đi đâu thế này, mấy bà.

Vị bác sĩ nhăn nhú.

- Bác ơi! Xin bác khám lại cho cháu nó đi. Tình hình này là quá thời điểm sinh nở rồi đấy bác.

- Này các bà đang làm gì vậy, có cần phải khoắc thêm bộ quần áo blu này vào người các bà nữa không. Tôi nói rồi, chưa đến lúc đâu, đưa cô ta về phòng để chúng tôi còn làm việc.

Vị bác sĩ gạt phăng đám người ra ngoài cửa và đóng sầm cửa lại.

Mọi người lại dìu Hải về phòng chờ sinh. Ở đó người ta gom góp mãi cũng được ba trăm nghìn.

- Ba trăm nghìn thì bỏ bèn gì – một người lắc đầu.

Chị Hạnh dấm dứt khóc, rồi chạy nhanh lên phòng trưởng khoa sản:

- Xin bác, tôi cầu xin bác hãy làm thủ tục mổ cho con gái tôi. Tôi sẽ đội ơn bác sĩ suốt đời. Tôi hứa sẽ làm bất cứ gì bác sĩ yêu cầu, bất kể mạng sống của tôi. Chỉ cần cứu được con gái và cháu ngoại tôi.

- Ơ, cái chị này! Sao lại phải cứu. Đã làm sao nào, chưa đến lúc sinh hiểu chưa. Đi ra để tôi làm việc.

Cũng như ở phòng mổ, chị Hạnh bị gạt ra ngoài trong tiếng đóng "sầm" của cánh cửa.

Chị Hạnh hoảng loạn chạy đi chạy lại khắp nơi. Chị đã cuống lại càng cuống hơn. Va vào hết người này đến người kia mà không hề biết.

Hải quằn quạy trên giường, chị Hạnh ngồi ôm mặt khóc. Một lát, chị lau nước mắt rồi lại gần an ủi con.

- Thôi gắng lên con, cố giữ tư thế thoải mái, con sẽ đỡ đau hơn. Mẹ có một cách này, con cứ chờ mẹ ở đây.

Nói rồi chị chạy ù ra ngoài. Đến cổng bệnh viện chị chọn một góc của lối vào, rải mảnh áo mưa ra, quỳ gối. Chị đính mảnh giấy lên ngực, ngửa lòng hai bàn tay về phía trước. Trên mảnh giấy ghi dòng chữ "Xin làm nô lệ suốt đời cho ai cứu con và cháu tôi".

Ngay lập tức việc làm của chị thu hút sự chú ý của nhiều người. Người ta tụ tập quanh chị, có kẻ vì tò mò nhưng hầu hết đều vì xót thương cho hoàn cảnh của chị. Họ khuyên chị không nên làm thế, mỗi người bỏ vào nón của chị một tờ giấy bạc. Có người còn thay chị chạy đến các quầy hàng chung quanh quyên tiền.

Từ khi vào viện, nước mắt chị luôn ướt đẫm gò má. Trước sự đùm bọc của mọi người chị đã khóc to thành tiếng. Thế rồi có một người đàn ông giàu có xin được tự nguyện giúp chị không điều kiện. Chị xúc động đến lặng im không biết nói gì. Chị quay một vòng vái dài mọi người rồi đứng dậy. Người đàn ông kia cùng chị vào viện. Đám đông giải tán.

Chợt có một cháu bé từ trong ngõ khu nhà bốn tầng đối diện cổng bệnh viện chạy phăng ra đường. Đúng lúc đó, một chiếc xe máy do một thanh niên điều khiển lao nhanh tới. Chị Hạnh quang vội chiếc nón đang cầm trên tay lao tới ôm trầm lấy đứa bé. Vừa lúc đó, chiếc xe máy lao đến tông trực diện vào chị đẩy chị văng vào góc đường. Chị vẫn ôm trọn đứa bé trong lòng. Những đồng tiền mọi người quyên góp cho chị bay tứ tung trên phố. Còn chị, mắt nhắm nghiền, máu hồng túa ra từ hai tai và miệng. Người ta lập tức chạy đến, đứa bé khóc thét lên trong vòng tay chị. Trong bệnh viện các bác sĩ lập tức chay ra phía đường. Một vị bác sĩ gào lên:

- Ôi cháu nội tôi...

Đó chính là bác sĩ trưởng khoa sản.

Mọi người nhìn chị Hành mằn bất động trên vũng máu lắc đầu.

Chị Hạnh được đưa và bệnh viện cấp cứu, nhưng chị không thể qua khỏi vì chấn thương quá nặng. Cũng giờ đó, người đàn ông giàu có lúc nãy đã làm thủ tục để mổ cho Hải. Ba mươi phút sau, kiếp mổ đã xong. Người ta không nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc như thường lệ sau khi ra đời. Lát sau một chiếc băng ca phủ vải trắng trên cơ thể hai người, một lớn một bé được đẩy ra ngoài trong vẻ mặt buồn rầu của các bác sĩ trong kíp mổ.

Ngoài trời mưa lất phất bay, thỉnh loảng lóa lên một tia chớp ngắn ngủi. Sáng nay chị Hạnh chưa kịp về nấu cơm cho con trai bệnh tật đang chờ mẹ ở nhà...

Ngọc Vũ

📷Ngày đăng: 23/07/2018Người đăng: En Vi EnViĐăng bài

0
Ai đọc truyện ma ko ạk HỒN MA ĐỨA BÉ GÁICâu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi...
Đọc tiếp

Ai đọc truyện ma ko ạk

HỒN MA ĐỨA BÉ GÁI

Câu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi và cũng thoải mái, nó nằm gần một chợ lớn ở Sài Gòn. Cuộc sống của những sinh viên lên thành phố học mà đi xa nhà thiệt là khổ, nhưng bù lại được cái tự do. Chị Trâm có kể là hồi đó có thuê nhà cùng với ba chị nữa tên là Chi, Trang, và Ngọc. Hai chị Trang và Ngọc thì ở buồng bên cạnh, còn chị thì ở với chị Chi. Chị Chi có một anh người yêu ở Sài Gòn nên thường xuyên không ngủ lại tại cái nhà đó, nên chị Trâm tự nhiên gần như được ở hẳn một mình một buồng. Cứ tưởng rằng cái cuộc sống sinh viên cứ mãi chôi qua êm đẹp như vậy, cho đến một ngày. Nhớ cái hôm đó, chị Trâm đang phải ngồi ôn thi cho bài kiểm tra môn tiếng Anh, với một trồng sách vở trên bàn, nào là từ điển, nào là vở ghi chép, nào là sách tham khảo. Chị Trâm cứ mãi chìm đắm vào cái biển toàn chữ là chứ đó cho đên khi chi linh cảm được một điều gì đó rất là. Nói là lạ ở đây là vì chị đang tập chung học bài, chợt chị mất hẳn cái dòng suy nghĩ của mình, mà điều này rất hiếm khi sảy ra chỉ trừ khi nào có một cái gì đó tác động thì người bình thường mới mất đi cái dòng suy nghĩ mà trong lúc họ đang tập chung cao độ như vậy. Chị Trâm đặt bút xuống nhìn quanh phòng, không có ai cả, vẫn là cái tiếng ti vi không to lắm phát ra từ buồng bên cạnh của hai chị kia. Chị Trâm uống ngụm nước rồi tiếp tục học, nhưng xem ra không thể nào học nổi nữa. Chị liền vô buồng tắm rửa cái mặt cho tình táo, nhưng khi ngồi lại vào bàn chị vẫn không tài nào học nổi. Trong đầu chị cứ có một cái ý nghĩ rất khó hiểu, như kiểu không thấy an tâm học bài tiếp vậy. Cuối cùng quá chán nản, chị Trâm liền tắt đèn và quyết định sáng mai dậy sớm học tiếp, vì chị tính là đã học từ chiều đến tận giờ rồi, có lẽ đã đến lúc cho cái bộ não nó nguội tí đã, sợ từ nãy giờ học nhiều quá máy nó nóng. Chị vô buồng tắm, rồi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó ra sấy tóc và chui vào chăn ấm đệm êm ngủ. Nhưng thật lạ thay, lên giường rồi mà chị không tài nào ngủ được, trong đầu chị cứ suất hiện ba cái ý nghĩ nhảm nhí. Chị trở mình qua lại, cố gắng nghĩ đến một giấc mơ thật đẹp để chìm vào giấc ngủ nhưng xem ra vô vọng. Cứ trằn trọc như vậy mãi đến gần hai giờ sáng chị mới ngủ được. Thức dậy với tinh thần mệt mỏi, đã năm giờ hơn rồi, bẩy giờ vào học. Chị Trâm vô đánh răng rửa mặt, trong đầu chị nghĩ rằng thật là chán khi đêm qua lại mơ đi bắt ma nhưng đi mãi chả bắt được con ma nào. Chị Trâm nấu tô mì gói ăn lẹ rùi chạy qua buồng bên gọi hai bà kia dậy đi học. Chị Trang thấy chị Trâm qua liền dụi mắt và nói:
– Hôm nay hai tụi tui cúp học, bà đi đi, nếu có gì thì về bảo tụi tui. 
Chị Trâm bực mình, nhảy vô kéo chân bà Trang và nói:
– Bà đại lãn nó vừa vừa thôi, zậy đi học lẹ đi.
Nhưng dù có kéo thế nào thì chị Trang vẫn giả vờ ngủ như chết. Chán nản chị Trâm đi học một mình. Buổi chiều hôm đó về nhà, sau cái bài kiểm tra đáng nguyền rủa, chị Trâm quăng cặp vô góc buồng rồi nhảy thẳng lên giường. Chị tính nằm nghỉ ngơi một lúc rồi sẽ đi chợ mua đồ ăn về nấu. Nằm vậy một hồi mà chị Trâm chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, Khi tỉnh giậy chị nhìn giờ đã hơn tám giờ tối. Chị Trâm uể oải bò dậy, chị vòng qua phòng bên kia thì không thấy ai, chắc hai cô bạn đã đi ăn với nhau mà không rủ chị đi cùng, chị Trâm nghĩ thầm trong đầu “bọn này nhớ đấy, về thì chúng mày biết tay với bà”. Chị cầm điện thoại, bấm gọi cho chị Chi thì không ai nhấc máy, chắc lại đang quấn lấy anh người yêu rồi, chị Trâm nghĩ bụng. Để cho qua bữa, chị vòng xuống nhà tính kiếm coi có mỳ gói không thì nấu ăn tạm. Lúc chị đang bước xuống cầu thang, chợt chị để ý ra phía ngoài cửa, thấy có bóng một con bé gái mặc váy trắng cứ đứng đó cúi đầu. Chị Trâm bỏ kính ra dụi mắt rồi đeo lại hỏi lớn:
– Ai zậy?
Con bé đó không trả lời, chỉ đứng đó. Chị Trâm chợt có cái linh tính chẳng lằng. Theo đà chị chạy ngược vội lại lên buồng, vửa mở cửa thì chị hụt chân nghã. Lúc này một bàn tay lạnh tóm lấy chân chị. Chị Trâm quay đầu lại nhìn, thì thấy là con bé lúc nẫy, chị có dằng chân ra thì nó càng túm chặt, rồi nó ngẩng cái đầu lên, cái khuôn mặt trắng bệnh với hai hốc mắt xâu hoắm đó khiến chị rùng mình, chị Trâm vừa cố dằng chân ra vừa hét:
– KHÔNG!!!! Buông tôi ra!

Cái con nhỏ đó chợt nó há cái miệng xâu hoắm đen ngòm phát ra tiếng rên ghê rợn. Chị Trâm càng đạp tợn.
Chị mở mắt ra, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thì thấy bạn mình, Chi đang đứng kéo chân gọi:
– Trâm, làm gì mà la lối om xòm rồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại zậy mẹ?
Chỉ là một giấc mơ, chị Trâm đến giờ vẫn còn nghe tim mình đập thình thịch. Chị Trâm đạp mạnh người chị Chi khiến chị ta ngã dập mông xuống đất. Chị Chi nhăn mặt:
– Con quỷ, đá tao đau zậy may?
Chị Trâm ngồi dậy nói dọng bực bội:
– Đáng đời. Ai bảo hù tao mày.
Rồi chị nhìn đồng hồ mới có hơn sáu giờ. Chị Trâm thở phào rồi hỏi chị Chi:
– Mà bà ăn cái gì chưa? Sao giờ này mới về?
Chị Chi loay hoay đứng dậy nói:
– Thì giờ tui về rủ bà đi ăn nè, nhanh lên. ảnh đang đợi ở dưới kìa.
Chị Trâm liền vào rửa mặt mũi và đi cùng với chị Chi xuống nhà. Trên đường, chị Chi cứ nằng nặc hỏi chị Trâm coi nằm mơ cái gì mà lại sợ hãi đến thế. Chị Trâm biết con bạn cùng buồng mình nhát ma lắm, nói ra thể vào cũng sợ té đái nên cứ nhất thiết nói là không có gì, chỉ là một cơn ác mộng. Không lâu sau cái giấc mơ đó, có một lần vào buổi tối, chỉ có chị Trâm ở nhà học bài một mình, còn ba người kia đã đi chơi hết. Tuần sau có một bài kiểm tra rất quan trọng, nên chị Trâm quyết tâm học cho bằng được. Đang ngồi học chăm chú, chợt cái cảm giác hôm nào lại hiện về. Chị Trâm lại bị cắt đứt dòng suy nghĩ, không tài nào học nổi. Chị buông bút xuống và quay đầu nhìn quanh, chị tự hỏi không biết tại sao lại có cái cảm giác kì quái này. Đang ngồi nghĩ vẩn vơ, bỗng cái bóng đèn vàng góc buồng chập trờn lúc sáng lúc tối. Chị Trâm giật bắn mình, và bắt đầu nổi da gà, một cái cảm giác không an toàn bắt đầu hiện về. Bỗng tim chị Trâm đập mạnh thình thịch, rồi thì cái bóng đèn góc phòng nổ đánh “ĐOÀNG”. Chị Trâm giật thót mình, quay lại nhìn. Cái bóng đèn nổ thật rồi, cả căn phòng giờ chìm trong bóng tối. Chỉ còn mỗi cái bóng đèn bàn chiếu rọi cả căn phòng. Chị Trâm bẻ cái bóng đèn bàn hướng về phái cái đèn góc buồng. Chị từ từ tiến lại, thật quái lạ, rõ ràng chị nghe tiếng nổ, vậy mà khi lại gần cái bóng đèn vẫn còn nguyên, chị thử bật lại mấy lần nhưng nó không có sáng. Chị Trâm lấy điện thoại cầm tay, soi vào cái bóng đèn để nhìn kĩ hơn, thật đáng buồn, tóc đèn ở trong đã cháy rồi. Chị gỡ cái bóng đèn ra định xuống nhà lấy bóng đèn dự phòng lên thay, thì khi vừa bước đến cửa phòng. Cái bóng đèn bàn bắt đầu chập trờn lúc sáng lúc tối. Giờ đây thì chị Trâm thực sự sợ hãi, chị đặt cái bóng đèn bàn lên tủ, đứng nhìn về phía cái bàn học. Bóng đèn vẫn chập chà chập trờn như vậy. Chị từ từ tiến lại, khi còn cách cái bàn hai bước chân thì bóng đèn bàn vụt tắt. Chị Trâm bắt đầu cảm thấy sợ hãi, một cái cảm giác lạnh lẽo chạy dọc sống lưng chị. Rồi chị bắt đầu lo lắng, bất an, vì trong đầu chị đã xuất hiện một cái ý nghĩ rằng chị không phải là người duy nhất trong phòng này. Chị lấy cái điện thoại ra soi, rồi với tay bật lại cái bóng đèn bàn, bầt lên bật xuống, cái đèn cứ sáng rồi lại tối. Đến khi nó sáng lên lần thứ ba, cái ánh sáng hắt hết cả căn phòng. Chị Trâm sau khi an tâm là bóng đèn đã sáng lại, chị quay đầu định đi xuống lấy bóng khác thì chợt chị giật nẩy người, té ngửa ra đằng sau khi mà ngay trước mặt chị đây là con bé trong mơ hôm nào. Chị Trâm hét toáng lên, được mấy giây thì bóng đèn vụt tắt, cả căn buồn lại chìm vào trong bóng tối. Chị Trâm ngồi dưới đất run rẩy, chị như không tin vào cái thứ mà mình vừa nhìn thấy. Chị thử béo má mình một cái thật mạnh, nhưng không, chị không hề nằm mơ. Chị Trâm có chấn tĩnh, rồi lấy tay run run lần mò cái điện thoại trêm mặt đất mà lúc nãy chị đánh rơi. Lần mò một hồi thì chị sờ được một vật cứng cứng hình chữ nhật, đúng là cái điện thoại rồi, có cả phím bấm nữa. Chị Trâm đang định kéo lại về phái mình, thì chợt cái điện thoại rung lên bần bật, kèm theo cái nhạc chuông vang inh ỏi vô màn đêm. Chị giật nẩy mình, nhưng chị còn kinh hãi hơn và hết toáng lên khi mà cái ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại hắt lên một khuôn mặt trắng bệch tóc dài đang ngồi xổm xuống nhìn về phía chị. Như một phản xạ tự nhiên, chị Trâm cầm cái điện thoại ném về phía cái vong đó. Nhưng chỉ nghe tiếng điện thoại đập cái đốp vô tường và vỡ ra làm hai hay ba mảnh. Chị Trâm ngồi co ro run rẩy, nhìn về phía mà cái vong kia vừa mới hiện lên. Nam phút sau, thì ba chị kia về, lúc họ đi lên bật đèn ngoài hành lang, lúc nhìn vào thì vô cùng ngạc nhiên khi thấy chị Trâm đang ngồi co ro dưới đất, mặt cắt không còn một giọt máu. Chị Trang và chị Ngọc vội chạy lại đỡ chị Trâm dậy, chị Ngọc nói:
– Trâm, bà làm sao zị?
Chị Chi chạy lại bật thử cái đèn góc phòng thấy không sáng liền nói:
– Các bà ở trên này nha, tui chạy xuống lấy bóng đèn thay.
Chị Trang và chị Ngọc đỡ chị Trâm ngồi lên giường, chị Trang chạy lại bàn học bật cái đèn bàn lên và rót một ly nước đưa cho chị Trâm. Chị Ngọc lúc này mới hỏi:
– Trâm, có chuyện gì mà nhìn bà có vẻ sợ sệt vậy?
Chị Trâm làm một ngụm nước nhỏ, vừa tầm chị Chi chạy lên thay bóng đèn, giờ thì cả căn phòng đã lại bừng sáng. Chị Trâm dọng vẫn còn run run nói:
– Tui… Tui nhìn thấy bóng ma các bà ạ …. Mà lại ngay trong căn phòng này.
Nghe bà Trâm nói vậy, cả ba chị kia rùng mình mà nổi da gà. Họ không còn giám nghi ngờ chị Trâm vì nhìn cái sắc mặt chị lúc nẫy, chắc chắn phải có điều gì kinh hãi lắm sảy ra với chị. Bà Chi lúc này mới thở dài và nói:
– Có phải bà nhìn thấy con nhỏ với cái váy trắng, tóc dài đen, khuôn mặt trắng bệch và hai hốc mắt xâu hoắm đúng không?
Chị Trâm quay ra chị Chi, với vẻ mặt kinh ngạc:
– Chả lẽ bà…

3
31 tháng 5 2019

có thật ko vậy??///

2 tháng 6 2019

Xạo đời

Một ông luật sư vừa mở cửa chiếc xe BMW bước xuống đường thì bổng đâu có một xe khác phóng nhanh qua và quạt mất cái cửa xe của chiếc BMW . Khi cảnh sát đến hiện trường thì thấy ông ta đang nhảy nhỏm có vẻ tức giận lắm, thấy vị cảnh sát ông ta gằn giọng phàn nàn:– Ông xem, chúng làm thiệt hại nặng nề cho cái xe BMW mới của tôi đến thế này này.Vị cảnh sát quan sát hiện...
Đọc tiếp

Một ông luật sư vừa mở cửa chiếc xe BMW bước xuống đường thì bổng đâu có một xe khác phóng nhanh qua và quạt mất cái cửa xe của chiếc BMW . Khi cảnh sát đến hiện trường thì thấy ông ta đang nhảy nhỏm có vẻ tức giận lắm, thấy vị cảnh sát ông ta gằn giọng phàn nàn:

– Ông xem, chúng làm thiệt hại nặng nề cho cái xe BMW mới của tôi đến thế này này.

Vị cảnh sát quan sát hiện trường rồi nói:

– Bọn luật sư các ông chỉ coi vật chất là trên hết! Ông chỉ quan tâm đến cái xe BMW mắc dịch này mà chẳng biết rằng cái cánh tay trái của ông cũng đã bị quật rụng mất tiêu rồi!

Ông luật sư kinh hoảng khi nhìn thấy cánh tay mình đã cụt mất, và kêu toáng lên:

– Tôi phải tìm nó ngay. Tôi đeo cái đồng hồ Rolex ở cổ tay đó , mau mau tìm giùm tôi đi, mau lên mau lên!!!

hay cho like

1
3 tháng 6 2019

hay đó bn

Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01 Chương 1ĐỨA BÉ VẪN SỐNGÔng bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là...
Đọc tiếp

Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01

Chương 1

ĐỨA BÉ VẪN SỐNG

Ông bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.

Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là Grunnings, chuyên sản suất máy khoan. Ông là một người cao lớn lực lưỡng, cổ gần như không có, nhưng lại có một bộ ria mép vĩ đại. Bà Dursley thì ốm nhom, tóc vàng, với một cái cổ dài gấp đôi bình thường, rất tiện cho bà nhóng qua hàng rào để dòm ngó nhà hàng xóm. Hai ông bà Dursley có một cậu quý tử tên là Dudley, mà theo ý họ thì không thể có đứa bé nào trên đời này ngoan hơn được nữa.

Gia đình Dursley có mọi thứ mà họ muốn, nhưng họ cũng có một bí mật, và nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là cái bí mật đó bị ai đó bật mí. Họ sợ mình sẽ khó mà chịu đựng nổi nếu câu chuyện về gia đình Potter bị người ta khám phá. Bà Potter là em gái của bà Dursley, nhưng nhiều năm rồi họ chẳng hề gặp gỡ nhau. Bà Dursley lại còn giả đò như mình không có chị em nào hết, bởi vì cô em cùng ông chồng vô tích sự của cô ta chẳng thể nào có được phong cách của gia đình Dursley.

Ông bà Dursley vẫn rùng mình ớn lạnh mỗi khi nghĩ đến chuyện hàng xóm sẽ nói gì nếu thấy gia đình Potter xuất hiện trước cửa nhà mình. Họ biết gia đình Potter có một đứa con trai nhỏ, nhưng họ cũng chưa từng nhìn thấy nó. Đứa bé đó cũng là một lý do khiến họ tránh xa gia đình Potter: Họ không muốn cậu quý tử Dudley chung chạ với một thằng con nít nhà Potter.

Vào một buổi sáng thứ ba xám xịt âm u, ông bà Dursley thức dậy, chẳng hề cảm thấy chút gì rằng bầu trời đầy mây kia đang báo hiệu những điều lạ lùng bí ẩn sắp xảy ra trên cả nước Anh. Ông Dursley ậm ừ khi chọn cái cà-vạt chán nhất thế giới đeo vào cổ đi làm. Bà Dursley thì lách chách nói trong lúc vật lộn với cậu quý tử Dudley đang gào khóc vùng vẫy, không chịu ngồi ăn sáng tử tế. Không một ai để ý đến một con cú to và đen thui bay xẹt qua cửa sổ.

Tám giờ rưỡi, ông Dursley sách cặp, hửi cồ bà Dursley một cái và cố hôn cậu quý tử trước khi đi làm. Nhưng cậu Dudley đang chơi trò đánh trống thổi kèn, phun phèo phèo thức ăn và vun vãi mọi thứ tứ tung, kể cả cái hôn của cha. Ông Dursley vừa cười khoái chí: “Thằng chó con”, vừa đi ra khỏi nhà. Ông lên xe, lái ra khỏi ngôi nhà số 4 của mình.

Chính ở ngay góc đường, ông nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của chuyện lạ: Một con mèo xem bản đồ. Thoạt tiên, ông Dursley không nhận ra đó là chuyện kỳ quái. Thế rồi ông giật mình quay lại nhìn lần nữa. Có một con mèo hoang đứng ở góc đường Privet Drive, nhưng bây giờ lại chẳng có tấm bản đồ nào cả! Chẳng lẽ chuyện đó là do ông tưởng tượng ra ư? Hay ánh sáng đã làm ông lóa mắt? Ông Dursley chớp chớp mắt rồi chăm chú nhìn con mèo. Nó cũng nhìn lại ông.

Ông lái xe vòng qua góc đường, đi tiếp, và tiếp tục nhìn con mèo qua kính chiếu hậu. Nó lúc ấy đang đọc bảng tên đường Privet Drive- À không, ngó bảng tên đường chứ, mèo đâu có thể đọc bảng tên đường hay xem bản đồ! Ông Dursley lắc lắc đầu, đuổi con mèo ra khỏi óc. Khi lái xe vào thành phố, ông không muốn nghĩ đến cái gì khác hơn là những đơn đắt hàng máy khoan mà ông mong có được nhiều thật nhiều trong ngày hôm đó.

Nhưng sắp vào tới thành phố, chợt có một việc khiến ông không còn tâm trí nghĩ đến những chiếc máy khoan nữa: lúc ngồi đợi trong xe, giữa dòng xe cộ kẹt cứng, ông không thể không nhận thấy hình như xung quanh có rất nhiều người ăn mặc lạ lùng đang lảng vảng. Tất cả bọn họ đều mặc áo trùm kín. Ông Dursley vốn đã không chịu nổi bọn người ăn mặc dị hợm- những thứ lôi thôi mà đám trẻ vẫn mặc!- nên ông cho là lần này chắc lại là một thời trang ngu ngốc nào đó xuất hiện.

Ông sốt ruột nhịp ngón tay trên tay lái xe hơi và ánh mắt ông đụng nhằm một cặp quái đang chụm đầu đứng gần đó. Họ đang thì thầm với nhau coi bộ rất kích động. Ong Dursley giận sôi lên khi nhận thấy cặp này cũng chẳng còn trẻ gì: Coi, gã đàn ông trông còn già hơn cả ông, vậy mà lại khoác áo trùm màu xanh ngọc bích! Chẳng ra thể thống gì cả! Đầu óc gì thế chứ! Nhưng ông Dursley chợt giật mình- hình như những người này đang tụ tập vì một chuyện gì đó… Ừ, hình như vậy!…

Dòng xe cộ thông, và chỉ vài phút sau ông Dursley đã lái xe vào bãi đậu của hãng Grunnings, đầu óc ông giờ đã quay trở lại với mấy cái máy khoan.

Trong văn phòng ở lầu chín, ông Dursley thường vẫn hay ngồi quay lưng lại cửa sổ. Giả sử không ngồi kiểu đó, thì rất có thể sáng hôm ấy ông sẽ khó tập trung được vô mấy cái máy khoan. Bởi ngồi như vậy, nên ông đã không thấy, bên ngoài cửa sổ, một đàn cú bay lượn xao xác giữa ban ngày. Mọi người dưới phố đều trông thấy, nhưng ông Dursley thì không. Người ta chỉ trỏ kinh ngạc, thậm chí há hốc mồm khi ngước nhìn đàn cú bay vụt qua ngay trên đầu, nhiều người trong số đám đông ấy thậm chí chưa từng thấy một con cú vào nửa đêm, đừng nói chi giữa ban ngày như thế này.

Ai cũng thấy chỉ riêng ông Dursley là không thấy. Ông đã trãi qua một buổi sáng hoàn toàn bình thường, không có cú. Sáng đó, ông quát tháo năm người khác nhau. Ông gọi nhiều cú điện thoại quan trọng và la hét thêm một hồi. Tâm trạng ông sảng khoái cho đến bữa ăn trưa, và tự nhủ mình phải duỗi chân cẳng một chút, băng qua đường, mau cho mình một cái bánh ở tiệm bánh mì.

Ông hầu như đã quên bén những người khoác áo trùm kín cho tới khi đi ngang qua một đám người đứng gần tiệm bánh. Cả bọn đều mặc áo trùm. Ông nhìn họ giận dữ. Ông không biết tại sao, nhưng họ làm ông khó chịu quá. Bọn này thì thào với nhau có vẻ rất kích động, mà ông thì không nghe được tí teọ nào. Chỉ đến lúc trên đường về từ tiệm bánh mì, đi ngang qua đám người khoác áo trùm, ông Dursley mới nghe lõm bỏm được những gì họ nói:

- Gia đình Potter, đúng đấy. Tôi nghe đúng như thế…

- … Ừ, con trai họ, Harry…

Ông Dursley đứng sững lại, chết lặng. Ông ngợp trong nỗi sợ hãi. Ông ngoái nhìn đám người đang thì thào như muốn nói gì với họ, nhưng rồi lại thôi.

Ông băng nhanh qua đường, vội vã về văn phòng, nạt viên thư ký là đừng có quấy rầy ông, rồi cầm điện thoại lên, sắp quay xong số gọi về nhà thì lại đổi ý. Ông đặt ống nghe xuống, tay rứt rứt hàng ria, suy nghĩ… Không, ông hơi hồ đồ. Potter đâu phải là một cái họ hiếm hoi gì. Ông dám chắc là có hàng đống người mang họ Potter và đặt tên con mình là Harry. Nghĩ đi nghĩ lại thật kỹ, ông thấy cũng không chắc thằng cháu của ông tên là Harry. Ông chưa từng gặp nó. Biết đâu nó tên là Harvey hay Harold. Chẳng việc gì ông phải làm phiền đến bà Dursley; bả luôn luôn nổi giận và buồn bực khi nghe nhắc đến cô em gái của mình. Ông cũng chẳng trách bà, ông cũng sẽ thế thôi nếu ông có một cô em gái như thế… Nhưng mà em của bà hay em của ông thì đằng nào cũng vậy. Nhưng… cái bọn khoác áo trùm!…

Buổi trưa đó, ông bỗng thấy khó mà tập trung vô mấy cái máy khoan, và khi rời sở làm lúc năm giờ chiều thì ông trở nên lo âu và căng thẳng đến nỗi đâm sầm vào một người ở ngoài cửa.

- Xin lỗi!

Ông càu nhàu với người đàn ông nhỏ thó bị ông đâm vào làm cho suýt ngã bổ ra sau. Nhưng chỉ vài giây sau, ông Dursley chợt nhận ra là gã đàn ông đó cũng khoác áo trùm màu tím. Gã không tỏ vẻ cáu giận về chuyện gã suýt bị lăn quay ra đất. Ngược lại, mặt gã giãn ra một nụ cười toe toét, và gã nói với một giọng mơ hồ khiến mọi người đi ngang phải ngoái nhìn.

- Đừng lo, thưa ngài, hôm nay không có gì có thể làm tôi nổi cáu được đâu. Vui lên đi. Bởi vì kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy cuối cùng đã biến rồi! Ngay cả dân Muggle như ngài cũng nên ăn mừng cái ngày vui vẻ, rất vui vẻ này đi.

Và gã đàn ông ôm ngang người ông Dursley một cách thân tình rồi bỏ đi.

Ông Dursley đứng như trời trồng tại chỗ. Ông bị một người hoàn toàn xa lạ ôm thân tình một cái! Ông lại bị gọi là dân Muggle, không biết là cái quỷ gì? Ông ngạc nhiên quá. Vội vã ra xe, ông lái về nhà, hy vọng là những gì xảy ra chẳng qua là do ông tưởng tượng mà thôi. Nhưng mà trước nay, cókhi nào ông công nhận là có trí tưởng tượng ở trên đời đâu!

Khi cho xe vào ngõ nhà số 4, cái trước tiên mà ông nhìn thấy – và cũng chẳng làm cho ông dễ thở hơn chút nào – là con mèo hoang to tướng mà ông đã thấy hồi sáng. Con mèo đang ngồi chong ngóc trên bờ tường khu vườn nhà ông. Ông chắc là đúng con mèo hồi sáng, bởi quanh mắt nó cũng có viền hình vuôn. Ông Dursley xuỵt lớn:

- Xù.

Con mèo chẳng thèm nhúc nhíc. Nó còn nhìn lại ông một cách lạnh lùng. Ông Dursley thắc mắc. Không biết có phải kiểu cư xử thông thường của mèo là vậy? Cố gắng lấy lại vẻ tự chủ, ông đĩnh đạc bước vào nhà. Ông vẫn còn quyết tâm là sẽ không nói gì với vợ về chuyện Potter.

Bà Dursley cũng trãi qua một ngày bình thường tốt đẹp. Trong bữa ăn tối, bà kể cho chồng nghe chuyện rắc rối của nhà hàng xóm và con gái của họ, cùng chuyện hôm nay Dudley học nói được thêm hai từ mới ( “hổng thèm” ). Ông Dursley cố gắng cư xử như bình thường. Khi bé Dudley được đặt lên giường ngủ thì ông vào phòng khách để xem bản tin buổi tối.

- Và cuối cùng, thưa quý vị khán giả, những người quan sát cầm điểu khắp nơi báo cáo là chim cú trên cả nước đã hành động hết sức bất thường suốt ngày hôm nay. Mặc dù cú thường đi săn vào ban đêm và ít khi xuất hiện vào ban ngày, nhưng cả ngày nay, từ sáng sớm, đã có hàng trăm con cú bay tứ tán khắp mọi hướng. Các chuyên viên không thể giải thích nổi tại sao cú lại thay đổi thói quen thức ngủ như vậy.

Phát ngôn viên nói tới đây tự thưởng cho mình một nụ cười rồi tiếp:

- Cực kỳ bí hiểm. Và bây giờ là phần dự báo thời tiết của Jim McGuffin. Liệu đêm nay còn trận mưa cú nào nữa không Jim?

Người dự báo thời tiết đáp:

- À, tôi không rành vụ đó lắm, nhưng ngày hôm nay không chỉ có cú hành động quái chiêu, mà thời tiết cũng tỏ ra bất bình thường. Nhiều quan sát viên ở các vùng khác nhau đã gọi điện thoại phàn nàn với tôi là thay vì một trận mưa như tôi đã dự báo ngày hôm qua, thì họ lại nhận được một trận sao băng. Không chừng người ta ăn mừng lễ đốt pháo bông quá sớm, nhưng thưa bà con, tuần sau mới tới ngày đốt pháo bông mà! Dù vậy tôi xin cam đoan là thời tiết tối nay sẽ rất ẩm ướt.

Ông Dursley ngồi như đóng băng trên ghế bành. Sao băng trên khắp bầu trời Anh – cát – lợi à? Cú bay lượn vào ban ngày ư? Những con người khoác áo trùm bí ẩn khắp nơi nữa chứ. Và… và những câu chuyện thì thào về gia đình Potter…

Bà Dursley bưng hai tách trà vào phòng. Không ổn rồi. Ông phải nói gì với bà thôi. Ông tằng hắng lấy giọng:

- Ờ… em à… lâu nay em không nghe nói gì về em gái của em phải không?

- Không.

Đúng như ông “mong đợi”, bà Dursley giật mình và đổ quạu. Chẳng phải là lâu nay cả hai đã ngầm coi như bà chẳng hề có chị em gì hết sao? Giọng bà sắc lẻm:

- Mà sao?

Ông Dursley lầu bầu:

- À, chỉ là ba mớ tin tức… cười. Nào là cú… sao băng… lại có cả đống bọn khoác áo trùm nhôn nhạo dưới phố hôm nay…

- Thì sao? – Bà Dursley ngắt ngang.

Ông Dursley vội phân bua:

- Ờ… anh chỉ nghĩ… có thể… có chuyện gì đó dính dáng tới dì nó… em biết đó… dì nó…

Bà Dursley nhấp môi son vào tách trà. Ông Dursley băn khoăn không biết liệu mình có dám nói với vợ là đã nghe thiên hạ bàn tán về cái tên “Potter” không. Cuối cùng ông không dám. Thay vào đó, ông cố làm ra vẻ hết sức bình thường:

- Thằng con trai của họ… chắc là nó bằng tuổi bé Dudley nhà mình, phải không em?

Bà Dursley nhấm nhẳn:

- Có lẽ

- Nó tên gì? Howard phải không?

- Harry. Một cái tên tầm thường xấu xí.

- Ờ, xấu thật. Anh hoàn toàn đồng ý với em.

Ông không nói thêm lời nào nữa về đề tài này khi cả hai lên lầu vào phòng ngủ. Trong khi bà Dursley vào buồn tắm, ông Dursley đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn. Con mèo vẫn còn đó. Nó đang chăm chu ngóng ra đường Privet Drive như thể đang chờ đợi cái gì vậy.

Hay là ông chỉ tưởng tượn ra mọi thứ? Tất cả những chuyện vớ vẩn này thì có liên quan gì tới gia đình Potter nào? Nếu có… nếu mà có dính dáng với cặp phù… Oâi, nghĩ tới đó ông đã cảm thấy không chịu nổi.

Ông bà Dursley lên giường ngủ. Bà Dursley ngủ ngay tức thì, còn ông Dursley thì cứ nằm trăn trở mãi. Cuối cùng một ý nghĩ dễ chịu đã giúp ông ngủ thiếp đi, ấy là nếu mà gia đình Potter có dính dáng đến tất cả những chuyện nhảm nhí ấy thì họ cũng không có lý do gì để dây dưa đến gia đình ông. Gia đình Potter biết rất rõ bà Dursley nghĩ như thế nào về họ và bọn người như họ. Ông Dursley thấy không có lý do gì để mình và vợ mình có thể bị khổ sở về những gì đang diễn ra – Ông ngáp và trở mình – Chuyện đó không thể nào ảnh hưởng đến họ.

Nhưng ông đã lầm.

Ông Dursley cuối cùng cũng có thể tóm được giấc ngủ, dù một cách khó khăn. Nhưng con mèo ngồi trên bờ tường ngoài thì không tỏ vẻ gì buồn ngủ cả. Nó cứ ngồi bất động, mắt đăm không chớp về góc đường Privet Drive. Nó không động đậy ngay cả khi có tiếng cửa xe đóng sầm bên kia đường. Không nhúc nhích ngay cả khi có hai con cú vụt qua phía trên đầu. Và chính xác là đến gần nữa đêm con mèo ấy mới nhúc nhích.

Ấy là lúc một ông già xuất hiện ở góc đường mà con mèo đang ngóng về. Cụ xuất hiện thình lình và lặng lẽ như thể từ mặt đất chui lên. Đuôi con mèo nhẹ ve vẩy và mắt nó nhíu lại.

Xưa nay trên đường Privet Drive chưa từng có một người nào trông kỳ quái như cụ già ấy lại qua. Cụ ốm, cao, rất già, căn cứ vào mái tóc và chòm râu bạc phơ dài đến nỗi cụ phải giắt chúng vô thắt lưng. Cụ mặc áo thụng dài, khoát áo trùm màu tím cũng dài quét đất, mặc dù cụ đã mang đôi giày bốt cao gót lêu nghêu. Đôi mắt xanh lơ của cụ sáng rỡ và lấp lánh phía sau cặp kính có hình dạng nữa vành trăng. Mũi cụ thì vừa dài vừa khoằm như thể cụ đã từng bị gãy mũi ít nhất hai lần. Tên cua cụ là Albus Dumbledore.

Albus Dumbledore dường như không nhận thấy là mình đã đến con đường mà từ tên họ cho đến đôi bốt của cụ không hề được hoan nghênh chào đón. Cụ đang bận lục lọi trong chiếc áo trùm của cụ, tìm kiếm cái gì đó. Rồi đột nhiên, có vẻ như cụ nhận ra là mình đang bị quan sát, bởi vì cụ thình lình ngước nhìn lên con mèo vẫn đang ngó cụ từ bờ tường nhà Dursley. Aùnh mắt của con èmo có vẻ làm cụ thích thú. Cụ chắc lưỡi lẩm bẩm:

- Lẽ ra mình phải biết rồi chứ!

Cụ đã tìm được cái mà cụ lục lọi nãy giờ trong chiếc áo trùm. Nó giống như cái bật lửa bằng bạc. Cụ giơ nó lên cao và bấm. Ngọn đèn đường gần nhất tắt phụt. Cụ bấm lần nữa, ngọn đèn đường kế tiếp tắt ngấm. Cụ bấm mười hai lần như thế, cho đến khi ánh sáng còn lại trên cả con đường chỉ còn là hai đốm sáng long lanh ở phái xa – đó là hai con mắt mèo đang nhìn cụ. Nếu bây giờ mà có ai nhìn qua cửa sổ ra đường, thì dù có con mắt tọc mạch như bà Dursley cũng chịu, không thể thấy được cái gì đang xảy ra. Cụ Albus Dumbledore cất cái tắt – lửa vào áo trùm và đi về phía ngôi nhà số 4 đường Privet Drive. Cụ ngồi xuống trên bờ tường, cạnh con mèo. Cụ không nhìn nó, nhưng được một lúc, cụ nói: “Thật là hay khi gặp bà ở đây đấy, giáo sư McGonagall!”

Cụ quay sang để mỉm cười với con mèo, nhưng chẳng còn mèo nào cả. Thay vì vậy cụ đang mỉm cười với một bà lão trông đứng đắn, đeo kính gọng vuông y như cái dấu vuôn quanh mắt con mèo. Bà cũng khoác áo trùm, màu ngọc bích. Tóc bà bới thành một búi chặt. Bà có vẽ phật ý rõ rệt:

- Làm sao ông biết con mèo đấy là tôi?

- Thưa bà giáo sư yêu quý của tôi, hồi nào tới giờ tôi chưa từng thấy một con mèo nào ngồi cứng đờ như thế.

Giáo sư McGonagall nói:

- Ông mà ngồi cả ngày trên bờ tường thì ông cũng cứng đờ thế thôi.

- Cả ngày?trong khi lẽ ra bà đang phải mở tiệc ăn mừng chứ? Trên đường đến đây, tôi đã gặp ít nhất cả chục đám tiệc tùng linh đình rồi.

Giáo sư McGonagall hít hơi một cách giận giữ và nói một cách không kiên nhẫn:

- Vâng, mọi người ăn mừng, được thôi. Đáng lẽ ông phải thấy là họ nên cẩn thận một chút chứ – ngay ca dân Muggles cũng nhận thấy có chuyện gì đó đang xảy ra. Họ thông báo trong chương trình thời sự đấy.

Bà hất đầu về phía cửa sổ phòng khách tối om của gia đình Dursley.

- Tôi nghe hết. Những đàn cú… sao băng… Chà, họ không hoàn toàn ngu ngốc cả đâu. Họ đã nhận ra có điều gì đó. Sao băng… Tôi cá đó là trò của Diggle, hắn thật chẳng có đầu óc gì cả.

Albus Dumbledore nhẹ nhàng bảo:

- Bà không thể trách như vậy được. Đã mười một năm nay chúng ta chẳng có dịp nào để vui mừng mà!

Giáo sư McGonagall vẫn cáu kỉnh:

- Tôi biết. Nhưng đó không phải là lý do để phát điên lên. Đám đông cứ nhởn nhơ tụ tập bừa bãi trên đường phố giữa ban ngày, thậm chí không thèm mặc quần áo của dân Muggle để ngụy trang, lại còn bàn tán ầm ĩ.

Bà liếc sang cụ Albus Dumbledore ngồi bên, như thể hy vọng cụ sẽ nói với bà điều gì, nhưng cụ không nói gì cả, nên bà nói tiếp:

- Giá mà khi kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy biến đi hẳn, người Muggle mới phát hiện ra chúng ta thì hay biết mấy. Nhưng tôi không chắc là hắn đã chết thật chưa hả ông Dumbledore?

- Chắc chắn như vậy rồi. Thật là phước đức cho chúng ta! Bà có dùng giọt chanh không?

- Giọt gì?

- Giọt chanh. Đó là một loại keo của dân Muggle mà tôi rất khoái.

- Không cám ơn.

Giáo sư McGonagall lạnh lùng từ chối, bà không nghĩ là nhấm nháp kẹo lúc này lại thích hợp.

- Như tôi nói đấy, ngay cả nếu như kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy đã biến…

- Ôi, giáo sư yêu quý của tôi, một người có đầu óc như bà có thể gọi hắn bằng tên cúng cơm chứ? Mớ bá láp kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thiệt là nhảm nhí. Mười một năm nay tôi đã chẳng bảo mọi người cứ gọi hắn đúng theo tên của hắn: Voldemort sao?

Giáo sư McGonagall e dè nhnìn quanh. Nhưng cụ Dumbledore có vẻ như chẳng để ý gì, cụ đang chăm chú gỡ hai viên kẹo dính nhau và cụ nói tiếp:

- Nếu mà chúng ta cứ gọi bằng: kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thì mọi sự cứ rối beng lên. Tôi thấy chẳng có gì để sợ khi gọi bằng tên cúng cơm của Voldemort.

Giáo sư McGonagall nói, giọng nữa lo lắng nữa ngưỡng mộ:

- Tôi biết ông không sợ. Nhưng ông thì khác. Mọi người đều biết ke û- ma ø- ai – cũng – biết – là… thôi được, goi là Voldemort đi, hắn chỉ sợ có mỗi mình ông mà thôi.

Cụ Albus Dumbledore bình thản nói:

- Bà tâng bốc tôi quá. Voldemort có những quyền lực tôi không bao giờ có.

- Ấy là chỉ bởi vì ông… ừ, ông quá cao thượng nên không xài tới những quyền lực đó.

- Cũng may là trời tối nhé. Kể cũng lâu rồi tôi chưa đỏ mặt, từ cái lần bà Pomfrey nói bả khoái cái mũ trùm tai của tôi.

Giáo sư McGonagall liếc cụ Dumbledore một cái sắc lẻm.

- Mấy con cú lượn vòng vòng chỉ chờ tung tin vịt đấy. Ông biết mọi người đang nói gì không? Về vì sao hắn phải biến đi ấy? Về cái điều đã chặn đứng được hắn ấy?

Có vẻ như giáo sư McGonagall đã gạt tới điểm then chốt mà bà muốn tranh luận. Đó là lý do khiến bà đã phải ngồi chờ suốt cả ngày trên bờ tường cứng và lanh lẽo này. Rõ ràng là chuyện mà mọi người đang bàn tán, cho dù làchuyện gì đi nữa, bà cũng không vôi tin cho đến khi Dumbledore nói với bà là chuyện đó có thật. Tuy nhiên cụ Dumbledore vẫn đang bận lựa một viên kẹo khác chứ không trả lời.

- Chuyện mà họ đang bàn tán ấy,” bà McGonagall nhấn mạnh, “là tối hôm qua Voldemort đã đến Hố Thần. Hắn đi tìm gia đình Potter. Nghe đồn rằng vợ chồng Potter đã… đã…, họ đồn thôi, đã… chết rồi!

Cụ Dumbledore cúi đầu. Giáo sư McGonagall há hốc miệng, ngẹn ngào:

- Vợ chồng Potter… Tôi không thể tin được… Tôi không muốn tin… Ôi, ông Dumbledore…

Cụ Dumbledore duỗi tay vỗ nhê lên vai bà giáo sư, cụ chậm rãi nói:

- Tôi biết… Tôi biết…

Giọng giáo sư McGonagall run run tiếp tục:

- Mà chuyện chưa hết. Họ còn nói hắn tìm cách giết cả đứa con trai của Potter, bé Harry ấy. Nhưng… hắn không giết được> Hắn không thể giết nổi đứa bé. Không ai biết tại sao, thế nào…, nhưng họ nói… khi không thể giết được Harry Potter, quyền lực của Voldemort bị tiêu tan. Chính vì vậy mà hắn cũng phải biến đi.

Cụ Dumbledore buồn bã gật đầu. Giáo sư McGonagall ấp úng:

- Chuyện đó… đó… là… là… thật sao? Hắn đã làm bao nhiêu chuyện tai quái, giết chết bao nhiêu người.. mà…, mà rốt cuộc hắn không thể giết nỗi một thằng bé? Thật là không tin được… cái gì đã chặn nổi bàn tay hắn như vậy… Nhưng bằng cách nào mà Harry Potter sống sót?

Cụ Dumbledore nói:

- Chúng ta chỉ có thể đoán mò mà thôi. Chuyện ấy chẳng bao giờ biết được chính xác.

Giáo sư McGonagall rút ra một cái khăn tay chùi nước mắt dưới cặp mắt kính. Cụ Dumbledore thở dài một tiếng rõ to khi rút chiếc đồng hồ vàng trong túi ra xem xét. Cái đồng hồ ấy cũ lắm. Nó có mười hai kim nhưng không có số. Thay vào những con số là các hành tinh nho nhỏ di chuyển quanh mép đồng hồ. Nhưng chắc là cụ Dumbledore coi giờ được bằng cái đồng hồ đó, nên khi nhét nó lại vào trong túi, cụ nói:

- Hagrid đến trễ. Chắc chính lão nói cho bà biết là tôi đến đây, đúng không?

- Đúng.

Giáo sư McGonagall xác nhận và nói tiếp:

- Chắc ông cũng không thèm nói cho tôi biết tại sao ông đến đây chứ?

- Tôi đến đây để giao Harry Potter cho dì dượng nó. Bây giờ nó chỉ còn có họ là bà con.

Giáo sư McGonagall nhảy dựng lên, chỉ tay vào ngôi nhà số 4:

- Ông nói gì? Chắc là ông không có ý nói đến mấy người sống trong đó chứ? Dumbledore, ông không thể làm vậy. Tôi đã quan sát họ suốt cả ngày. Ông không thể tìm ra được người nào khá hơn họ hay sao? Mà họ cũng đã có một đứa con trai. Tôi đã nhìn thấy thằng nhóc ấy, nó đá mẹ nó suốt quãng đường đến tiệm bánh kẹo, khóc la vòi vĩnh cho được mấy viên kẹo. Harry Potter mà phải đến sống ở đây sao?

Cụ Dumbledore khẳng định:

- Đây là nơi tốt nhất cho đứa bé. Khi nó lớn lên dì dượng của nó có thể giải thích cho nó hiểu. Tôi đã viết cho họ một lá thư.

- Một lá thư?

Giáo sư McGonagall lập lại yếu ớt, thả người ngồi xuống bờ tường, băn khoăn nói tiếp:

- Ông Dumbledore, ông thật sự tin là ông có thể giải thích mọi chuyện trong một lá thư à? Mấy người đó sẽ không bao giờ hiểu đứa bé! Nó sẽ nổi tiếng - như một huyền thoại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau này người ta gọi ngày hôm nay là ngày Harry Potter: sẽ có sách viết về Harry. Mọi đứa trẻ trong thế giới chúng ta rồi sẽ biết đến tên nó!

- Đúng vậy.

Cụ Dumbledore nhướn mắt dòm qua đôi kính nữa vành trăng của cụ một cách nghiêm túc nói rằng:

- Nhiêu đó cũng đủ hại đầu óc bất cứ đứa trẻ nào. Nổi tiếng trước cả khi biết đi biết nói! Nổi tiếng về những điều mà nó cũng không thể nhớ được! Bà không thấy là tốt cho nó hơn biết bao nếu nó lớn lên ngoài vòng bao phủ của tiếng tăm, lớn lên một cách bình thường cho đến khi nó đủ lớn để làm chủ được điều đó sao?

Giáo sư McGonagall lại há hốc miệng thay đổi ý kiến, nuốt vô, ngậm miệng lại rồi nói:

- Vâng, vâng, dĩ nhiên là ông nói đúng. Nhưng mà ông Dumbledore ơi, làm sao đứa bé đến đây được?

Bà giáo sư nhìn chòng chọc vào tấm áo trùm của cụ Dumbledore như thể là bà nghĩ cụ đang giấu đứa bé trong đó. Cụ Dumbledore nói:

- Hagrid đang mang nó đến.

- Ông cho là giao lão Hagrid một viêc quan trọng như thế này là khôn ngoan sao?

- Tôi có thể giao cả đời tôi cho Hagrid.

Bà McGonagall vẫn không bằng lòng:

- Tôi không nói là lão Hagrid không biết phải quấy, nhưng mà ông cũng biết đấy, lão là chúa ẩu… Uûa? Cái gì vậy?

Một tiếng động trầm trầm nổi lên quanh họ, nghe rầm rầm, càng lúc càng lớn. Cả hai nhìn ra đường xem có ánh đèn xe không, thế rồi những tiếng động nghe như sấm dội khiến cả hai người ngước nhìn lên trời: một chiếc xe gắn máy khổng lồ chạy trên không trung rồi hạ xuống, lăn bánh trên mặt đường nhựa trước mặt họ.

Nếu cái xe gắn máy bự quá khổ, thì cũng không thấm gì so với người ngồi trên xe. Lão hầu như cao gấp đôi người bình thường và bự có đến gấp năm, nếu tính chiều ngang. Trông lão ta to lớn đến nỗi khó tin, và lại hoang dã. Những nùi tóc râu đen thui hầu như che kín gương mặt lão, tay lão trông như cần cẩu, còn chân thì ú na ú núc như mính con cá heo con. Trên đôi tay vạm vỡ ấy là một nùi chăn tả. Cụ Dumbledore tỏ ra yên tâm, bảo:

- Hagrid, cuối cùng anh đã đến. Anh kiếm đâu ra cái xe đó?

Lão khổng lồ cẩn thận trèo xuống xe đáp:

- Kính thưa ngài giáo sư Dumbledore, tôi mượn của Sirius Đen. Thưa ngài, tôi đã mang được cậu bé đến đây.

- Có lôi thôi rắc rối gì không?

- Thưa ngài không ạ. Ngôi nhà hầu như tan hoang, nhưng tôi đã kịp đem nó ra trước khi dân Muggle bắt đầu lăng xăng chung quanh. Đang bay tới đây thì nó lăn ra ngủ.

Cụ Dumbledore và giáo sư McGonagall cúi xuống đống chăn tã. Bên trong mớ chăn ấy là đứa bé đang ngủ say. Trên vầng trán đứa bé có một vết thương nhỏ hình tia chớp. Giáo sư McGonagall thì thầm:

- Có phải đó là…

- Phải, nó sẽ mang vết thẹo đó suốt đời.

- Ông không thể xoá nó đi sao ông Dumbledore?

- Nếu mà tôi làm được thì tôi cũng chẳng đời nào làm. Thẹo cũng có lúc xài đến. Tôi đây cũng có một cái thẹo ở trên đầu gối, nó có giá trị như cái bảng đồ đường xe điện ngầm ở Luân – Đôn ấy. Thôi, Hagrid, đặt nó ở đây, chúng ta nên làm xong chuyện này cho rồi.

Cụ Dumbledore bồng Harry đi về phía nhà Dursley. Lão Hagrid ấp úng:

- Tôi… tôi có thể hôn tạm biệt đứa bé được không ạ?

Lão cuối cái đầu lông lá bờm xờm xuống mặt đứa bé và dụi mớ râu ria lởm chởm của lão lên làng da non của đứa bé. Rồi thình lình lão Hagrid thốt lên một tiếng như tiếng chó bị thương. Giáo sư McGonagall vội nhắc nhở:

- Xuỵt! Lão đánh thức đám Muggle bây giờ.

Lão Hagrid thổn thức:

- Xin lỗi, hic hic. Nhưng tôi không thể… Hic hic. Vợ chồng Potter chết rồi, và Harry bé bỏng phải đi ở nhờ dân Muggle. Hic hic.

Giáo sư McGonagall vỗ về:

- Vâng, vâng, buồn lắm, nhưng mà ráng nín khóc đi, Hagrid, không thôi bọn mình bị lộ đấy.

Lão Hagrid cố dằn cảm xúc, đứng bên giáo sư McGonagall, nhìn theo cụ Dumbledore bồng Harry Potter đi qua sân vườn đến cửa trước nhà Dursley, nhẹ nhàng đặt đứa bé xuống bật cửa, lấy trong áo trùm ra một lá thư, nhét lá thư dưới lớp chăn quấn quanh đứa bé, rồi trở lại với hai người kia. Cả ba đứng lặng cả phút nhìn cái bọc chăn tả đang ấp ủ đứa bé. Vai của Hagrid run lên từng chập, mắt của giáo sư McGonagall chớp chớp liên tục, và cái tia sáng lấp lánh thường loé lên từ đôi mắt của cụ Dumbledore cũng dường như tắt ngóm. Cuối cùng cụ Dumbledore nói:

- Thôi, đành thế. Chúng ta chẳng còn việc gì ở đây nữa. Có lẽ chúng ta đi nhập tiệc với những người khác thôi.

- Dạ. –Tiếng lão Hagrid đáp rõ to. – Tôi sẽ đem trả lại Sirius cái xe này. Chào giáo sư McGonagall, và xin chào ngài, giáo sư Dumbledore.

Chùi nước mắt còn đang chảy ròng ròng trên mặt, lão Hagrid nhảy lên xe và đạp một cái cật lực cho máy nổ, rồi lão rú ga phóng vào không trung đen như hũ nút.

Cụ Dumbledore cuối đầu chào bà McGonagall:

- Tôi mong sớm gặp lại bà, giáo sư McGonagall.

Giáo sư McGonagall hỉ mũi một cái để đáp lễ. Cụ Dumbledore xoay người bước xuống đường. Tới góc đường, cụ dừng bước, lấy trong áo trùm ra cái tắc - lửa bằng bạc. Cụ giơ lên bấm nó một cái, rồi mười hai cái, lập tức mười hai cái bóng đèn trên đường Privet Drive bật sáng, nhưng cũng không kịp soi bóng một con mèo hoang to tướng chuồn lẹ đằng sau khúc quanh ở phía đầu kia con đường.

Còn lại một mình, cụ Dumbledore nhìn lần cuối cái bọc chăn tả trên bậc cửa ngôi nhà số 4. Cụ ngậm ngùi nói:

- Chúc cháu may mắn, Harry.

Rồi phất tấm áo trùm một cái cụ biến mất.

Một luồn gió thoảng qua những hàng rào cây xanh của ngôi nhà trên đường Privet Drive. Ngôi nhà ngăn nắp và những hàng rào cắt xén ngay ngắn ấy là nơi cuối cùng mà người ta có thể mong đợi một chuyện kỳ lạ xảy ra. Harry Potter trở mình trong cuộn chăn mà không thức giấc. Một nắm tay nhỏ xíu của bé đặt trên lá thư sát bên mình, và bé ngủ tiếp, không hề biết là vài tiếng đồng hồ nữa bà Dursley sẽ đánh thức bé dậy bằng một tiếng hét thảng thốt khi bà mở cửa để bỏ những vỏ chai sữa rỗng. Đứa bé cũng không biết là mình sẽ trở thành món đồ chơi của thằng anh họ Dudley, bi nó tha hồ ngắt véo trong vài tuần lễ sau đó. Đứa bé không hề biết gì về những điều đó trong lúc này, cái lúc này mà khắp nơi trên cả nước, tiệc tùng linh đình đang diễn ra, người người đều nâng ly chúc tụng: “Uống mừng Harry Potter! Đứa bé vẫn sống!”

Đọc xong chi xin ý kiến nhé!!!

4
11 tháng 1 2019

dài quá hôm sau đọc

12 tháng 1 2019

đứa bé đó là harry potter

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có mang. rồi đứa bé ba tuổi chưa biết nói,biết đi,đặt đâu nằm đấy,ko biết nhai, bla bla rồi một hôm có giặc đến sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Gióng liền bật dậy gọi sứ giả vào và bảo: ông hãy về bảo vua cho ta 1 đôi dép tổ ong 99 lỗ, 1 cái váy màu hường, 1 cái xe đạp 3 bánh và 1 cái thìa sắt, ta sẽ giết giặc cứu nước, sứ giả liền về bảo vua, vua đồng ý, hôm sau khi giặc đã sắp đến nơi, vua cho người mang đồ đến, Gióng mặc váy, đeo dép, cầm thìa cưỡi xe đạp bay lên trời đào tẩu, đất nước ta bị ách đô hộ, từ đó nhân dân ta lập đền thờ chửi bới và đặt tên là Đào Tẩu Thiên Vương :D

0
Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé ném vào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé ném vào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có mang. rồi đứa bé ba tuổi chưa biết nói,biết đi,đặt đâu nằm đấy,ko biết nhai, bla bla rồi một hôm có giặc đến sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Gióng liền bật dậy gọi sứ giả vào và bảo: ông hãy về bảo vua cho ta 1 đôi dép tổ ong 99 lỗ, 1 cái váy màu hường, 1 cái xe đạp 3 bánh và 1 cái thìa sắt, ta sẽ giết giặc cứu nước, sứ giả liền về bảo vua, vua đồng ý, hôm sau khi giặc đã sắp đến nơi, vua cho người mang đồ đến, Gióng mặc váy, đeo dép, cầm thìa cưỡi xe đạp bay lên trời đào tẩu, đất nước ta bị ách đô hộ, từ đó nhân dân ta lập đền thờ chửi bới và đặt tên là Đào Tẩu Thiên Vương

9
Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có mang. rồi đứa bé ba tuổi chưa biết nói,biết đi,đặt đâu nằm đấy,ko biết nhai, bla bla rồi một hôm có giặc đến sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Gióng liền bật dậy gọi sứ giả vào và bảo: ông hãy về bảo vua cho ta 1 đôi dép tổ ong 99 lỗ, 1 cái váy màu hường, 1 con bò cười biết bay và 1 cái thìa sắt, ta sẽ giết giặc cứu nước, sứ giả liền về bảo vua, vua đồng ý, hôm sau khi giặc đã sắp đến nơi, vua cho người mang đồ đến, Gióng mặc váy, đeo dép, cầm thìa cưỡi bò bay lên trời đào tẩu, đất nước ta bị ách đô hộ, từ đó nhân dân ta lập đền thờ chửi bới và đặt tên là Đào Tẩu Thiên Vương. Còn cây tre do bị con bò cười nhả phô mai vào nên người ta ăn thử thì thấy ngon, từ đó người ta gọi phô mai đó là Phô Mai Con Bò Cười

0
Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có mang. rồi đứa bé ba tuổi chưa biết nói,biết đi,đặt đâu nằm đấy,ko biết nhai, bla bla rồi một hôm có giặc đến sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Gióng liền bật dậy gọi sứ giả vào và bảo: ông hãy về bảo vua cho ta 1 đôi dép tổ ong 99 lỗ, 1 cái váy màu hường, 1 con bò cười biết bay và 1 cái thìa sắt, ta sẽ giết giặc cứu nước, sứ giả liền về bảo vua, vua đồng ý, hôm sau khi giặc đã sắp đến nơi, vua cho người mang đồ đến, Gióng mặc váy, đeo dép, cầm thìa cưỡi bò bay lên trời đào tẩu, đất nước ta bị ách đô hộ, từ đó nhân dân ta lập đền thờ chửi bới và đặt tên là Đào Tẩu Thiên Vương. Còn cây tre do bị con bò cười nhả phô mai vào nên người ta ăn thử thì thấy ngon, từ đó người ta gọi phô mai đó là Phô Mai Con Bò Cười

6
23 tháng 4 2019

vc

26 tháng 6 2019

Xứng đáng cho tiền

💵💴💶💷💵💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💴💶💵💷💶💴💵💵💶💴💷💵💴💵💷💴💶💵💷💴💵💶💴💷💵💶💴💷💵

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 ngôi làng nọ có 1 ngời đàn bà sinh sống đã 20 tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm, bà đi ra ngoài bỗng nhiên thấy 1 cái dép khổng lồ ở trước của nhà. Bà liền xỏ thử vào thì bỗng nhiên hàng xóm chạy ra bảo bà chôm dép. Họ ném mọi thứ về phía bà và vô tình cầm luôn cả em bé némvào mồm bà, đứa bé chui vào trong cổ họng rồi trượt xuống bụng. Từ đó bà có mang. rồi đứa bé ba tuổi chưa biết nói,biết đi,đặt đâu nằm đấy,ko biết nhai, bla bla rồi một hôm có giặc đến sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Gióng liền bật dậy gọi sứ giả vào và bảo: ông hãy về bảo vua cho ta 1 đôi dép tổ ong 99 lỗ, 1 cái váy màu hường, 1 con bò cười biết bay và 1 cái thìa sắt, ta sẽ giết giặc cứu nước, sứ giả liền về bảo vua, vua đồng ý, hôm sau khi giặc đã sắp đến nơi, vua cho người mang đồ đến, Gióng mặc váy, đeo dép, cầm thìa cưỡi bò bay lên trời đào tẩu, đất nước ta bị ách đô hộ, từ đó nhân dân ta lập đền thờ chửi bới và đặt tên là Đào Tẩu Thiên Vương. Còn cây tre do bị con bò cười nhả phô mai vào nên người ta ăn thử thì thấy ngon, từ đó người ta gọi phô mai đó là Phô Mai Con Bò Cười

2

đăng chuyện linh tinh vừa phải thôi

22 tháng 4 2019

đúng đó