Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Như chúng ta đã biết, địa danh thường có những nét tiêu biếu về các phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hoá. Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trừ tình muôn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiếu biết về nhừng danh lam thắng cảnh cua quê hương đất nước. Điều đó còn cho thấy người hỏi đã biết lựa chọn những nét đặc sắc, tiêu biểu về địa danh và người đáp đã trả lời rất trúng ý của người hỏi. Họ là những con người tài hoa, lịch lãm, tế nhị.
Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê
Đó là :
-Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
-Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
-Sông nào bên đục bên trong?
-Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
-Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
-Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Chúc bạn học tốt!
Mỗi nhóm chọn một bài trong chùm ca dao trên và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
- Bài ca dao số 1 : Bài ca dao là lời của mẹ nói với con khi ru con ngủ .
- Bài ca dao số 2 : Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc là lời của anh em nói với nhau. Dựa vào từ "anh em", "bác mẹ"
- Bài ca dao số 3 : Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai, cô gái. Dựa vào từ "chàng ơi", "Nàng ơi"
- Bài ca dao số 4 : Bài ca dao là lời của chàng trai nói vói cô gái . Dựa vào từ"thân em"
b/ Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?
- Bài ca dao số 1 : Diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận làm con trước công lao ấy.
- Bài ca dao số 2 : Anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng
- Bài ca dao số 3 : Tình cảm của người dân : thể hiện sự hiểu biết , niềm tự hào và tình yêu que hương đất nước.
- Bài ca dao số 4 : Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng để cô gái bày tỏ cảm xúc.
c/ Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.
- Bài ca dao số 1 :
+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ (núi cao ,biển rộng), từ láy (mênh mông) , Đối xứng (công cha- nghĩa mẹ), Thể thơ lục bát : ngọt ngào , sâu lắng đi vào lòng người.
=> Làm nổi bật công bưlao to lớn của cha mẹ.
- Bài ca dao số 2 :
+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh
=> Biểu hiện sự yêu thương, gắn bó của anh em
- Bài ca dao số 3 :
+ biện pháp nghệ thuật : Hình thức đối đáp : người hỏi - người trả lời
=> Tác dụng : Sư am hiểu , làm nổi bật cảnh đẹp của quê hương , đất nước.
- Bài ca dao số 4 :
+ Biện pháp nghệ thuật :
* So sánh : thân em với chẽn lúa đòng đòng
* Thể thơ lục bát : có sự phá thể , câu 12; câu 7, 8 từ
* Từ láy : đòng đòng, phất phơ, mênh mông
* Từ ngữ địa phương : tê, ni
* Đảo ngữ : mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông
* Đối xứng :
+ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
+ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng
=> Tác dụng : Sự tre trung và đầy sức sống giữa xánh đồng và cô gái
- Ca dao thể hiện tâm tư , tình cảm với gia đình, quê hương.
“Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?”
Những thành quách, sông núi, đền đài... đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết dược? “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu dài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên đục bên trong, thắt cổ bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây... là những “mối thắt, mối mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
“Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên dục bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắc cổ bồng lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”
“Câu bát” trong lời đáp của nàng đã phá thể thành 10, 11 chữ gợi lên một sự điệu đà, ý vị như muốn “ghẹo” lại chàng trai. Sự đọ trí, đua tài của chàng và nàng ở đây trở thành sự ướm duyên, giao duyên mặn mà đằm thắm.Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam, thắng cảnh, những huyền tích huyền thoại diệu kì. Ca dao dân ca đã sử dụng hình thức đối - đáp để nói lên tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc với bao rung động xao xuyến bồi hồi của những lứa dôi trên đồng quê và ruộng lúa thân thuộc xa xưa...
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Trong bài ca dao trên ngọt ngào đằm thắm tự như lời ru của ông bà, cha mẹ dành cho con cái. Công lao của cha làm sao có thể kể hết. Cha làm tất cả vì con, cha hi sinh thân mình để con có cuộc sống tốt. Công lao của cha tự như núi ngất trời, như núi Thái Sơn. Mẹ là người đem con tới cuộc sống này, mẹ ân cần chăm sóc con tình cảm của mẹ dành cho con chưa bao giờ hết mà nó là vô hạn. Tình cảm, tình yêu thương của mẹ dành cho con như nước ở ngoài biểu đông.Khi con ốm mẹ ân cần chăm sóc.
Cha mẹ là những người hi sinh cho con nhiều nhất, con lớn lên trong vòng tay âu yếm của cha mẹ từ dòng sữa thơm của mẹ. " Núi cao biển rộng mênh mông, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" Công lao của cha mẹ cả đời con xin ghi nhớ, đạo làm con nợ cha mẹ 2 chữ " cảm ơn ". Khi còn bé phải biết chăm ngoan học giỏi tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình khi trưởng thành phải biết hiếu thuận với cha mẹ già. Đừng để nước mắt của cha mẹ phải rơi, đừng làm cha mẹ phải buồn
Chúc bạn học tốt!
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa
a)Qua những bài ca dao trên cho ta thấy được tính cảm của mỗi người đối với quê hương đất nước là niềm tự hào trước vẻ đẹp và sự giàu có của cảnh vật quê hương đất nước,tình cảm kính trọng tổ tiên,ong bà và thái độ biết ơn đối với công loa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ tình cảm anh em thân thiết gắn bó.Qua đó phản ánh một cách sâu sắc tình cảm của người lao động dành cho gia dình người thân quê hương đất nước
b)Về thể thơ ca dao dân ca chủ yếu dùng thể thơ lục bát,ngoài ra con sử dụng thơ biến thể