K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

ngày 30 - 4:ngày giải phóng miền nam,thống nhất đất nước.

ngày 2- 9:ngày quốc khánh

mùng 10-3: ngày giỗ tổ hùng vương

ngày 15- 7:ngày lễ vu lan

Theo mình là vậy đó. kb nha

2 tháng 1 2018

Tết năm ngoái, gia đình tôi về thăm ông bà nội. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách. Buổi tối 30 tiết cả nhà ngôi quây quân bên mân cơm tất niên thật vui vẻ và đầm ấm. Những món ngon nhất của quê hương bà tôi làm để thiết đãi cả nhà. Mân cơm bốc khói thơm phức. Ngon nhất là món cá trê rán vàng. Những con cá trê bà tôi cắt bỏ đầu rán vàng với vị thơm đận đà, ngậy giòn. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ vị ngon của nó. Trong bữa cơm ông bà tôi rất vui. Vì đã hai năm rồi nhà tôi mới có dịp về ăn tết với ông bà. Bà gắt thức ăn liên tục cho anh em tôi.

Ăn cơm xong cả nhà ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu.Bà tôi kể rất nhiều chuyện của mọi người: chuyện con nhà bác cả đỗ đại học, chuyện cô út đi công tác xa về mua cho bà đôi giầy rất đẹp…. Ông thì cứ khen hai anh em tôi năm nay lớn lên nhiều quá. Không khí gia đình thật vui vẻ. Ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Mẹ nói: - Nào! hai con mang quà biếu ông bà. Ông bà tôi rất vui khi mở quà ra, đó là chiếc áo len màu tìm bà rất thích và đôi giầy mùa đông để ông đi thể dục. Bà tôi mang ra một dĩa mứt sen đưa cho hai anh em tôi: - Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ. Bé Hà chen vào quả quyết: - Hà thương bà này, thương ba, mẹ, và ...anh Biên nữa. Vừa nói Hà vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ông hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá. - Thế năm nay hai anh em có được giấy khen không? Tôi thưa với ông bà và khoe tấm giấy khen. ! ông xoa đầu tôi cười: - Tốt lắm! Cố học giỏi cho ba mẹ và ông bà mừng nhé. Bà nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi.

Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. Ôi! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm. Một cái tết sum họp gia đình với những giờ phút thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà và ba mẹ.
 

3 tháng 1 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con duong nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi  thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.

Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!

Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.

Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.

Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.

TK MÌNH NHÉ

11 tháng 12 2018

thi rồi còn gì nữa 

23 tháng 10 2019

a,Ngày mai là sinh nhật của An.

b,Hai chàng trai vội vã đi tìm sính lễ.

c,Có rất nhiều người thi nhưng ko ai vừa ý vua.

d,Chúc cậu lên đường may mắn.

phần còn lại cậu tự giải quyết mình đi học đây

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

14 tháng 3 2020

Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được bày sẵn. Từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, em và mẹ đã dạy từ rất sớm để dọn và bày mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm một lọ hoa thật là đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao, em rất thích ngày Tết!

14 tháng 3 2020

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Văn mẫu lớp 8

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

19 tháng 11 2018

Thứ nhất, bạn cần phải xác định rõ chức vụ của các thầy cô ấy để sắp xếp cho hợp lí

Thứ hai, thuyết trình nếu như bạn không hiểu rõ thì chỉ cần đánh giá đơn giản là giới thiệu những nội dung, chương trình, ... để cho các thầy cô ấy hiểu sơ qua cái mục đích mà lớp bạn định làm ấy mà.

19 tháng 11 2018

Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học viên thân mến!

Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Làngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, nhữngngười ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hàoquang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.

Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy họclà nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườnnúi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lựcquyết định tới sự phát triển của đất nước.

Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả củanhững người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến trithức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.

Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chởnhững người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xãhội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạyhọc luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.

Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kínhyêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.

Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo ViệtNam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngàyhội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhàgiáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi.

Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dântộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ.Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toànbộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khănđòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởngvà bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhàgiáo: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:“Dạy chữ sáng ngời thời đại mớiTrồng người cao đẹp, đức tài nay…

”Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi– những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòngkỳ vọng ấy. Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắnsẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩmchất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu  cầungày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Kết quả học tập tốt, sự thành đạt trong cuộc sống của cácem  đó chính là những bông hoa tươi thắm, là niềm vui, là món quà ý nghĩa nhất của các em kính dâng lên thầy cô trong ngày lễ trọng đại này. Các em hãy cố gắng phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.    

Cuối cùng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, tôi xin gửi đến tất cả các thầy cô giáo đang công tác và  thầy cô giáo đã nghỉ hưu, lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc thầy cô cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Chúc các em sức khỏe, học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Xin chân thành cảm ơn!

Có gì chép được gì thì chép nha :))

17 tháng 10 2018

Tham khảo nha :

Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.

   Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân trường, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

   Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

   Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

   Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của chị Lan Anh. Chị ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

   Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn đàn organ của một em lớp 6 đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

   Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người.

   Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.

17 tháng 10 2018

Thuở học trò hồn nhiên với biết bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có. Những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, những trang nhật ký trao nhau mỗi mùa lên lớp....

Tôi còn nhớ rất rõ hôm lễ tổng kết năm học lớp mười hai. Hôm đó, cả sân trường rộn ràng với những bộ đồng phục trắng tinh, có người vui nhưng cũng có người buồn. Riêng tôi, tôi không biết mình có nên vui hay nên buồn nữa vì sau ngày hôm nay tôi sẽ thật sự xa thầy, xa bạn và chấm dứt quãng đời học sinh của mình với nhiều kỷ niệm khó quên.

Buổi lễ tổng kết cứ thế mà diễn ra trong không khí trang trọng. Trong số bọn học trò có mấy đứa có suy nghĩ giống như tôi. Chúng nó mặc nhiên cười đùa và háo hức mong chờ buổi lễ chấm dứt. Thầy cô ai cũng buồn. Mặc dù tiễn chúng tôi đi sẽ có lớp học trò khác lên thay thế nhưng sau mấy năm thầy trò gắn bó nhau cũng đủ để cảm thấy lưu luyến lắm rồi.

Lời thầy Năng phát biểu càng khiến tôi ray rứt, nghẹn ngào. Nỗi xúc động len vào hồn tôi và gần như khiến tôi bật khóc. Nhìn bạn bè nức nở níu tay nhau, từng lớp mười hai bịn rịn chia tay thầy cô chủ nhiệm, tôi có cảm giác sân trường tràn ngập nỗi buồn.

Rồi tôi nhìn khung trường lần cuối cùng trước khi quay lưng mà mắt cứ rưng rưng nước. Có lẽ đó là một cảm xúc rất tự nhiên đối với một học sinh sắp phải xa trường. Tôi cứ thốt lên trong lòng: “Sao mà buồn quá vậy?”. Lúc ấy, tôi chỉ còn biết nghĩ đến thầy cô, từng thầy cô một, nghĩ đến những tiết học cuối cùng và tự nhủ với lòng rằng: “Mình phải thật sự cố gắng trong các kỳ thi sắp tới, cố gắng vững bước trên đường đời dù có gặp nhiều gian nan, thử thách. Có như vậy mới không phụ lòng mong mỏi của những thầy cô đáng kính luôn tận tụy với nghề, với trò!”.

Sau buổi lễ, cả lớp tôi tập trung ra trước cổng trường chụp hình lưu niệm, chắc có lẽ cả bọn chỉ còn chờ mỗi một mình tôi. Thật sự lúc ấy tôi không đành lòng quay mặt bước đi mà chỉ muốn giữ lại những khoảnh khắc thân quen ngay giữa ngôi trường này trước khi rời xa nó. Đứa nào trong lớp cũng nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, có đứa giục tôi : “Thằng kia có mau lên không, trưa rồi kìa ?”. Tôi giả vờ gật đầu rồi im lặng bước nhanh ra, trên môi chỉ hé nở một nụ cười thật gượng gạo.

Có lẽ nỗi buồn của tôi đã vơi đi phần nào khi cả bọn cùng nhau kéo lên nhà cô Trị – cô giáo chủ nhiệm lớp. Cái tin đám hỏi cô trở thành đề tài cho cả lớp bàn tán. Tụi nó thật nhẫn tâm, chuyện nghiêm túc của cô mà cũng dám lấy ra đùa được. Hôm nay, cô bị bệnh nên không tham gia lễ tổng kết. Nhìn cô mặt mày hốc hác mà tôi thấy thương cô quá! Tôi cứ lo sức khỏe cô thế này mai mốt đám hỏi thì làm sao đây? Còn chuyện gác thi tốt nghiệp nữa? Bao nhiêu là việc cứ dồn hết lên tấm thân gầy guộc, mỏng manh của cô. Nhìn

Ngồi chơi với chúng tôi một lúc, cô Trị bảo mệt và muốn vào trong nghỉ ngơi. Chúng tôi một số dìu cô vào phòng, một số tranh thủ giải quyết mấy trái thơm mà tôi mang ra từ nhà. Bọn chúng khen ngon làm tôi cũng thấy mát dạ, không uổng công tôi chở lình kình trên chiếc xe đạp cọc cạch hàng mấy cây số.

Ăn xong trái cây, cả bọn chuyển sang bánh mì. Đứa nào cũng tha hồ ngộm ngoạm “thổi kèn” vì thằng Tâm và thằng Trung mua về cả mấy chục ổ. Bánh mì dồn thịt chà bông nên ai ăn cũng khen ngon đáo để. Chưa chén xong bánh mì, trên tay mỗi đứa đã có bịt nước mía thủ sẵn. Nhìn thấy bọn này tham ăn mà tôi “phát sốt”. Ngay tại nhà cô mà tụi nó còn không có chút tế nhị nào hết. Đến tôi cũng phải chào thua luôn!

Đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” mà! Nhưng tự nhiên như vậy mới vui, mới đúng là bọn “tiểu quỷ” của 12A7, mới để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa sau bữa tiệc chia tay thời cắp sách, thời học trò vụng dại, ngây thơ nhưng thật trong sáng.

Sau khi tan tiệc, tạm biệt cô xong, cả lớp chia tay nhau rồi tách nhau ra thành mỗi hướng nhưng vẫn hẹn gặp lại nhau trong lễ hỏi của cô Trị. Nhóm tôi chỉ còn tám đứa đạp xe cọc cạch kẻ trước người sau vừa cười nói vui vẻ. Đến đoạn ngã ba Tân Thành thì một tiếng sấm vang lên rầm trời làm chúng tôi giật ngược. Gió thổi bay tà áo dài của bọn con gái, mưa bắt đầu ào ào trút xuống. Lúc ấy trời cũng đã xế chiều, không ai có áo mưa, cả nhóm quyết định dầm mưa về nhà cho nó” ấn tượng”. Biết là sẽ bị cảm lạnh nhưng tôi cũng hùa theo bọn chúng. Tụi con gái không ngại thì mình ngại làm chi, vả lại ai cũng thừa biết mặc áo dài trắng mà bị ướt mưa thì sẽ như thế nào.

Mặc kệ người đi đường xì xầm to nhỏ, bọn chúng tôi vẫn vô tư cười nói. Mưa cứ tạt vào mặt nghe ran rát nhưng tinh thần mỗi đứa trong nhóm đều cảm thấy hứng khởi vừa đạp xe trong mưa vừa kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn trong từng giờ học trên lớp. Ôn lại để mỗi đứa thêm nhớ nhau nhiều hơn! Ước gì thời gian sẽ quay trở lại để cho những đứa học trò như chúng tôi luôn sống mãi với mái trường mến yêu, với bạn bè thân quen cùng những người thầy, người cô kính mến. Mặc dù nước mưa thấm vào người lạnh cóng, cả bọn chúng tôi vẫn cố gắng cùng nhau hòa lên giọng hát đầy run rẩy :“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến yêu ơi, sẽ còn những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa, lòng chợt dâng lên thiết tha. Nhớ mãi, kỷ niệm xưa…

#

22 tháng 9 2018

Chào bạn. Thấy mik lễ phép k ?

Sau đây mik xin trả lời là:

-Lễ phép là thái độ được coi là đúng mực với người trên, tỏ ra có lòng kính trọng.

-Việc lễ phép là chào hỏi thầy cô giáo khi gặp, đi học về chào ông, bà, bố, mẹ ...( mik cũng là người lễ phép nè!!! )

- Việc không lễ phép là cãi lời người lớn, gặp người thân, quen biết không chào hỏi ...

                                                        **********HẾT**********