Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ trong cuộc đời làm người, tuổi yêu thương, tươi đẹp gắn với bao kỉ niệm vui buồn trong sáng, có thể nói đây là khoảng thời gian trong sáng nhất của đời người, của những mộng mơ, của những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi và cả sự ngộ nghĩnh đáng yêu luôn được thầy cô cảm thông và tha thứ: Tuổi học trò.Cha mẹ là người sinh thành, còn thầy cô là những người giúp cho chúng tôi thay đổi cuộc đời mình. Những người thầy, người cô được ví như những người cha, người mẹ thứ hai của chúng tôi. Vâng “Thầy cô” chỉ hai tiếng thôi nhưng sao nghe lại thiêng liêng đến thế. Chính họ là người đã trang bị những hành trang tri thức cho chúng tôi bước vào đời, vun đắp cho chúng tôi những ước mơ về một tương lai tươi sáng.Thầy cô đươc ví như những người lái đò, trên chuyến đò ấy thầy cô đã đem bao tâm huyết cả mình và cả những ước mơ dành cho học sinh. Khi năm học kết thúc thì đó cũng là lúc chuyến đò cập bến. Tôi không thể nào quên cử chỉ hành động, tình thương mà thầy cô dành cho chúng tôi, thầy cô luôn tận tình, nhẹ nhàng khuyên dạy chúng tôi về những lời hay ý đẹp, đạo lý để làm người, dạy chúng tôi biết đọc, biết viết, biết nên làm những gì, biết lắng nghe, quan tâm chia sẻ người khác. Thầy cô còn dạy chúng tôi biết thế nào là tình yêu thương, sự bao dung, thế nào là sự đoàn kết cũng như là thế nào để vượt qua những khó khăn, thất bại. Thế nên trong tận sâu thẳm của tôi, thầy cô như những cánh diều chở che cho bao thế hệ học sinh, như những con đò thầm lặng đưa dòng tri thức tỏa ra muôn trùng vạn dặm. Thầy cô là người đã giành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ chúng em với mong muốn một mai đi xây đât nước giàu mạnh, văn minh để sánh vai với các cường quốc năm châu. Hôm nay, nhân dịp ngày 20/11, ngày tôn vinh người thầy, người cô trong suốt tháng năm vất vả dạy dỗ chúng em trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô đã đem bao công sức, những giọt mồ hôi để đem đến cho chúng em những niềm vui, hạnh phúc, tình yêu thương đồng cảm. Mặc dù thầy cô không phải là người sinh thành ra chúng em nhưng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc mà thầy cô giành cho chúng em quả thực lớn lao. Nhờ có thầy cô mà chúng em biết phân biệt cái sai cái đúng, biết chia sẻ với bạn bè và luôn nỗ lực phấn đấu để giành thành tích cao trong học tập. Thầy cô là vầng trắng soi sang trên con đường chúng em đang cất bước đi, chúng em sẽ cố gắng thi đua học tập và rèn luyện vượt qua mọi thử thách để hướng tới những đỉnh cao của tri thức, của tương lai. Những mơ ước, khát khao đó thực sự sẽ trở thành hiện thực khi chúng em luôn nhận được sự chia sẻ và dìu dắt của thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô giáo đã nuôi dạy chúng em khôn lớn trưởng thành; tình yêu thương này chúng em mãi nhớ ghi và khắc ghi trong lòng.
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.
Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.
Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.
Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.
Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.
Mỗi năm đến tháng 11, tôi lại nghe văng vẳng câu nói trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Qua đó thể hiện tấm lòng tôn kính của xã hội với thầy cô.
Thế là đã bước vào tháng 11 – tháng của những điểm mười chói lọi kính dâng cho thầy cô. Lòng tôi dâng lên một nỗi niềm khó tả. Cũng như các bạn khác, tôi muốn dành tặng điều gì đó thật thiêng liêng cho quý thầy cô, những người đã uốn nắn chúng ta từ đứa trẻ thơ ngây thành những học sinh xuất sắc. Đó chỉ là vật chất làm cho thầy cô cảm thấy được an ủi trong ngày danh riêng cho lí tưởng cao đẹp của mình. Tôi thấy mình cần có một món quà tinh thần cho thầy cô, và món quà ấy sẽ luôn trong tâm trí thầy cô để bất cứ phút giây nào đó trong cuộc sống khi nớ đến thầy cô sẽ cảm thấy ấm lòng hơn vì những điều vô cùng giản dị mà những đứa con dành cho.
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Thầy cô đã không tiếc công sức dạy dỗ, đêm đêm thức bên trang giáo án, tìm kiếm, sưu tầm cách dạy khiến học sinh dễ hiểu… Còn biết bao điều khác mà quý thầy cô làm cho chúng ta nhưng học sinh lại quá thờ ơ không thể nhìn hết được. Có thể nói rằng thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng ta. Họ luôn luôn nâng đỡ, dìu dắt và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta mắc sai lầm. Tình yêu thầy cô dành cho học trò thật cao cả biết bao!
Trong quãng đời học sinh và ít nhất là mười năm, các bạn có dám nhận là chưa lần nào nói rằng thầy (cô) là người có hai bộ mặt khác nhau. Nhưng thật ra chúng ta đang hiểu lầm thầy cô đấy, có ai muốn học trò ghét mình không hay chẳng qua là và vì quá thương yêu học sinh nên thầy cô bắt buộc phải trở thành như vậy. Chúng ta không thể nào biết rằng sau những câu la rầy của thầy cô là một tâm trang hết sức buồn không thầy cô nào muốn là học sinh cả nhưng vì muốn tốt cho chúng ta và muốn học sinh phát nhân phẩm một cách toàn diện nên thầy cô chấp nhận trở thành một con người khác trái hẳn với tính cách của mình.
Sau mỗi tiết dạy, nhìn những giọt mồ hôi lăn trên tráng và ướt đẫm áo, lòng tôi bất chợt xót xa. Nhưng các bạn khác có ai biết đâu, có ai từng nắm nhìn kĩ bất cứ một thầy cô nào, nhìn bằng cả tấm lòng thì sẽ thấy thầy cô như mỉm cười sau một tiết truyền thụ kiến thức khiến học sinh hiểu bài và ngược lại. Tôi xin cam đoan là không và nếu như có đi chăng nữa thì cũng chỉ là cảm xúc thoáng qua. Có thể chúng ta cho rằng đó là bổn phận, trách nhiệm của giáo viên. Chúng ta vào học thì đã đóng học phí cho nhà trường thì coi như đó là sự trao đổi công bằng nhưng đó có thật sự là công bằng không khi thầy cô tốn bao công sức, tâm huyết, yêu thương chúng ta và xem như là một phần của cuộc sống, niềm vui.
Khi chúng ta rời khỏi con đường học vấn, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, tuổi xuân đang phơi phới vẫy gọi thì lúc đó thầy co đã về tuổi xế chiều. Suốt cả cuộc đời dạy học thầy cô nhân được gì? Niềm vui? Có đấy nhưng nỗi buồn thì lại rất nhiều. Những cơn giận được biểu thị qua thái độ, hành động khi thầy cô la rầy hoặc bị điểm kém. Những điều đó tuy rất đơn giản và đến với chúng ta chỉ trong phút chốc nhưng lại là một vết thương trong lòng thầy cô.
Tình cảm thầy trò rất thiên liêng, cao cả. Và công lao thầy cô được ví như người lái đò thầm lặng chở học trò qua sông. Dù cho con sông đó phẳng lặng hay phong ba bão táp thì thầy cô vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Từng chuyến đò qua là biết bao thế hệ trưởng thành nhưng khi con thuyền đó quay trở về để tiếp tục sự nghiệp thì chỉ còn một mình thầy cô “lẻ bóng”, học trò đã đi xây dựng sự nghiệp, cuộc sống mới, có ai còn nhớ đến người đã chở con thuyền tri thức và tình thương đó không? Nhưng thầy cô không hề nghĩ đến, đơn giản là vì thầy cô biết rằng đó là quy luật sống và là lương tâm của một nhà giáo chân chính. Thầy cô không mong sau này học trò sẽ nhớ đến mình, sẽ quay trở về và báo đáp công ơn dạy dỗ mà chỉ hi vọng những đứa trẻ đó sẽ thành công, mang danh dự về cho quê hương, đất nước thế là đã làm cho thầy cô vui lòng. Buồn lắm chứ, và cả thương nữa, không đành lòng xa những đứa con yêu dấu trong đại gia đình nhưng biết làm thế nào đây, thầy cô không thể nào mãi mãi giữ chúng ta bên mình để dạy dỗ. Chúng ta như những con chim non đang tập bay, khi đủ trình độ thì phải thả con chim đó ra để cho chúng bay lượn trên bầu trời tự do. Đay là nỗi buồn sâu lắng nhất và là nỗi niềm chung của tất cả những người theo nghiệp Nhà giáo.
Không chỉ dạy chữ, quan trọng hơn cả là thầy cô dạy chúng ta cách làm người. Uốn nắn, rèn luyện chúng ta trở thành con người nhân nghĩa, lễ phép… công ơn thầy cô không có gì so sánh được. Ngày 20/11 sắp đế, tô vô cùng hân hoan. Vui mừng chào đoán Ngày vinh danh những người Nhà giáo nhưng đồng thời cũng rất buồn vì đây là dấu hiệu báo rằng chúng ta chỉ còn sau tháng nữa bên cạnh thầy cô thôi. Thế là đã ba tháng trôi qua rồi, thời gian thoăn thoắt như thoi đưa, ước như thời gian quay được trở về thời điểm mới bước vào ngôi trường này để được từng thầy cô ân cần dạy dỗ.
Trong cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của xã hội và đầy rẫy những cạm bẫy của cuộc đời chúng ta cảm thấy mệt mỏi, muốn quay về và muốn quay về bến đồ xưa thì thầy cô là người luôn chờ đợi và dang tay ra để chào đón những đứa con thân yêu trở về.
Chúng ta hãy dùng trí óc và con tim để ghi khắc từng kỉ niệm, từng chút một để chúng ta sẽ không lầm đường lạc lối trong cuộc đời tấp nập xô đẩy với vô vàn sóng gió. Chúng ta hãy tự tin và đứng vững trên đôi chân mình và hãy tin rằng thầy cô luôn bên cạnh, sẵn sàng nâng đỡ khi chúng ta cấp ngã.
Ngày hôm nay đây tất cả những đứa học trò thần yêu đang cùng chung nhịp tim đang hướng về ngày 20/11 để bày tỏ lòng biết ơn, Kính trọng vô vàn đối với thầy cô. Tuy không thể thốt ra vì những điều thiêng liêng và thầm kín nhất không thể nói ra bằng lời nhưng tôi vẫn muốn nói rằng. “Thầy cô ơi! con thường thầy cô lắm!”.
bài làm:
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.
Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.
Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người mẹ
THAM KHẢO:
Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.
Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra',biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.
Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.
Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.
Nêu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong bài Lão Hạc của Nam Cao "Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943.:
Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Nhân vật lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi. Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”.Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương. Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ. Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình. Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ... Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc... Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình.
Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tùy thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung của nhân loại. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Mỗi khi một em bé được sinh ra, đó chính là một chiếc hộp không có chìa khóa. Bên trong nó là một trái tim nhưng chỉ là những mảnh vỡ, không định hình được. Ba mẹ chính là người mở chiếc hộp ấy ra nhưng ai sẽ ghép trái tim ấy lại? Không ai khác, đó chính là thầy cô. Thầy cô- họ là những người cha, mẹ thứ hai của chúng ta và thầy cô chính là những người lái đò âm thầm dẫn dắt, chở che cho thế hệ học trò trong dòng sông học vấn và giúp đỡ học trò sang bờ bên kia-sự thành đạt. Ngày 20-11 chính là ngày mà thế hệ học trò của cả nước chúng ta phải nhớ ơn công lao thầy, cô.
Ngày 20-11 đã sắp đến rồi. Ngồi nghĩ ngợi quà tặng các cô, thầy, em lại thầm nhớ về những buổi học vui buồn giữa cô và trò. Cô luôn là một người phụ nữ dịu hiền, luôn dìu dắt học sinh từng bước từng bước. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng tấm lòng thầy vẫn đầy ắp lòng yêu thương, sự tận tụy đối với học sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, khi chuẩn bị đi học, em lại cảm thấy sợ như sự tự do của tuổi thơ đã khép lại. Thay vào đó, chính là cánh cổng học đường. Bước qua cánh cổng ấy, lúc đầu em đã nghĩ rằng thế giới xung quanh trong cánh cổng ấy sẽ mù mờ nhưng thật sử, em sai rồi. Bước qua cánh cổng là một thế giới tuyệt diệu. Không có những nàng tiên thật xinh đẹp hay những ông bụt có nhiều phép nhiệm màu, nhưng thay vào đó, em đã được gặp các thầy cô, người đã dạy dỗ em. Thầy cô đã đưa em vào vườn văn thơ, gặp những anh bạn chữ cái. Thầy cô đã đưa em vào mê cung toán học, nơi có đầy ắp những con số và hình tròn, tam giác. Chẳng nhnữg thế, thầy cô lại đưa chúng em đến vườn lịch sử, địa lí và giảng dạy cho chúng em rất nhiều điều. Thầy cô đã giúp chúng em mở rộng kiến thức của mình, sẵn sàng bước vào đời. Những lúc chúng em không hiểu bài, thầy cô lại ân cần giảng giài cho chúng em hiểu. Khi chúng em đạt điểm cao, thầy cô rất vui mừng. Khi chúng em đạt điểm kém, thầy cô lại rất lo lắng. Em vẫn nhớ bóng hình thầy cô hằng đêm bên ánh đèn điện, soạn giáo án và chấm bài. Khi bắt gặp bài điểm kém, thầy cô lại buồn và rơi nước mắt. Em vẫn còn nhớ hình dáng gầy gầy của cô khi giúp các bạn học yếu học tập. Hỏi rằng thế gian này, có ai kiên nhẫn như thầy cô? Hỏi rằng thế gian này có ai yêu thương học sinh như thầy cô? Thầy cô lẳng lặng đưa học sinh sang bến đò thành đạt mà không yêu cầu gì cả. Ôi, tấm lòng thầy cô bao la biết bao!
Ngày 20-11! Đó chính là ngày trọng đại, ngày mà chúng ta cần phải biết cúi đầu, cảm ơn thầy cô về những điều mà thầy cô đã dạy mình. Nhờ thầy cô, em mới đạt được những thành quả như ngày hôm nay.
Em xin cảm ơn thầy, cô.
Nhân dịp 20-11, em kính chúc thầy cô có nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người.
Mỗi năm đến tháng 11, tôi lại nghe văng vẳng câu nói trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Qua đó thể hiện tấm lòng tôn kính của xã hội với thầy cô.
Thế là đã bước vào tháng 11 – tháng của những điểm mười chói lọi kính dâng cho thầy cô. Lòng tôi dâng lên một nỗi niềm khó tả. Cũng như các bạn khác, tôi muốn dành tặng điều gì đó thật thiêng liêng cho quý thầy cô, những người đã uốn nắn chúng ta từ đứa trẻ thơ ngây thành những học sinh xuất sắc. Đó chỉ là vật chất làm cho thầy cô cảm thấy được an ủi trong ngày danh riêng cho lí tưởng cao đẹp của mình. Tôi thấy mình cần có một món quà tinh thần cho thầy cô, và món quà ấy sẽ luôn trong tâm trí thầy cô để bất cứ phút giây nào đó trong cuộc sống khi nớ đến thầy cô sẽ cảm thấy ấm lòng hơn vì những điều vô cùng giản dị mà những đứa con dành cho.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Thầy cô đã không tiếc công sức dạy dỗ, đêm đêm thức bên trang giáo án, tìm kiếm, sưu tầm cách dạy khiến học sinh dễ hiểu… Còn biết bao điều khác mà quý thầy cô làm cho chúng ta nhưng học sinh lại quá thờ ơ không thể nhìn hết được. Có thể nói rằng thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng ta. Họ luôn luôn nâng đỡ, dìu dắt và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta mắc sai lầm. Tình yêu thầy cô dành cho học trò thật cao cả biết bao!
Trong quãng đời học sinh và ít nhất là mười năm, các bạn có dám nhận là chưa lần nào nói rằng thầy (cô) là người có hai bộ mặt khác nhau. Nhưng thật ra chúng ta đang hiểu lầm thầy cô đấy, có ai muốn học trò ghét mình không hay chẳng qua là và vì quá thương yêu học sinh nên thầy cô bắt buộc phải trở thành như vậy. Chúng ta không thể nào biết rằng sau những câu la rầy của thầy cô là một tâm trang hết sức buồn không thầy cô nào muốn là học sinh cả nhưng vì muốn tốt cho chúng ta và muốn học sinh phát nhân phẩm một cách toàn diện nên thầy cô chấp nhận trở thành một con người khác trái hẳn với tính cách của mình.
Sau mỗi tiết dạy, nhìn những giọt mồ hôi lăn trên tráng và ướt đẫm áo, lòng tôi bất chợt xót xa. Nhưng các bạn khác có ai biết đâu, có ai từng nắm nhìn kĩ bất cứ một thầy cô nào, nhìn bằng cả tấm lòng thì sẽ thấy thầy cô như mỉm cười sau một tiết truyền thụ kiến thức khiến học sinh hiểu bài và ngược lại. Tôi xin cam đoan là không và nếu như có đi chăng nữa thì cũng chỉ là cảm xúc thoáng qua. Có thể chúng ta cho rằng đó là bổn phận, trách nhiệm của giáo viên. Chúng ta vào học thì đã đóng học phí cho nhà trường thì coi như đó là sự trao đổi công bằng nhưng đó có thật sự là công bằng không khi thầy cô tốn bao công sức, tâm huyết, yêu thương chúng ta và xem như là một phần của cuộc sống, niềm vui.
Khi chúng ta rời khỏi con đường học vấn, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, tuổi xuân đang phơi phới vẫy gọi thì lúc đó thầy co đã về tuổi xế chiều. Suốt cả cuộc đời dạy học thầy cô nhân được gì? Niềm vui? Có đấy nhưng nỗi buồn thì lại rất nhiều. Những cơn giận được biểu thị qua thái độ, hành động khi thầy cô la rầy hoặc bị điểm kém. Những điều đó tuy rất đơn giản và đến với chúng ta chỉ trong phút chốc nhưng lại là một vết thương trong lòng thầy cô.
Tình cảm thầy trò rất thiên liêng, cao cả. Và công lao thầy cô được ví như người lái đò thầm lặng chở học trò qua sông. Dù cho con sông đó phẳng lặng hay phong ba bão táp thì thầy cô vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Từng chuyến đò qua là biết bao thế hệ trưởng thành nhưng khi con thuyền đó quay trở về để tiếp tục sự nghiệp thì chỉ còn một mình thầy cô “lẻ bóng”, học trò đã đi xây dựng sự nghiệp, cuộc sống mới, có ai còn nhớ đến người đã chở con thuyền tri thức và tình thương đó không? Nhưng thầy cô không hề nghĩ đến, đơn giản là vì thầy cô biết rằng đó là quy luật sống và là lương tâm của một nhà giáo chân chính. Thầy cô không mong sau này học trò sẽ nhớ đến mình, sẽ quay trở về và báo đáp công ơn dạy dỗ mà chỉ hi vọng những đứa trẻ đó sẽ thành công, mang danh dự về cho quê hương, đất nước thế là đã làm cho thầy cô vui lòng. Buồn lắm chứ, và cả thương nữa, không đành lòng xa những đứa con yêu dấu trong đại gia đình nhưng biết làm thế nào đây, thầy cô không thể nào mãi mãi giữ chúng ta bên mình để dạy dỗ. Chúng ta như những con chim non đang tập bay, khi đủ trình độ thì phải thả con chim đó ra để cho chúng bay lượn trên bầu trời tự do. Đay là nỗi buồn sâu lắng nhất và là nỗi niềm chung của tất cả những người theo nghiệp Nhà giáo.
Không chỉ dạy chữ, quan trọng hơn cả là thầy cô dạy chúng ta cách làm người. Uốn nắn, rèn luyện chúng ta trở thành con người nhân nghĩa, lễ phép… công ơn thầy cô không có gì so sánh được. Ngày 20/11 sắp đế, tô vô cùng hân hoan. Vui mừng chào đoán Ngày vinh danh những người Nhà giáo nhưng đồng thời cũng rất buồn vì đây là dấu hiệu báo rằng chúng ta chỉ còn sau tháng nữa bên cạnh thầy cô thôi. Thế là đã ba tháng trôi qua rồi, thời gian thoăn thoắt như thoi đưa, ước như thời gian quay được trở về thời điểm mới bước vào ngôi trường này để được từng thầy cô ân cần dạy dỗ.
Trong cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của xã hội và đầy rẫy những cạm bẫy của cuộc đời chúng ta cảm thấy mệt mỏi, muốn quay về và muốn quay về bến đồ xưa thì thầy cô là người luôn chờ đợi và dang tay ra để chào đón những đứa con thân yêu trở về.
Chúng ta hãy dùng trí óc và con tim để ghi khắc từng kỉ niệm, từng chút một để chúng ta sẽ không lầm đường lạc lối trong cuộc đời tấp nập xô đẩy với vô vàn sóng gió. Chúng ta hãy tự tin và đứng vững trên đôi chân mình và hãy tin rằng thầy cô luôn bên cạnh, sẵn sàng nâng đỡ khi chúng ta cấp ngã.
Ngày hôm nay đây tất cả những đứa học trò thần yêu đang cùng chung nhịp tim đang hướng về ngày 20/11 để bày tỏ lòng biết ơn, Kính trọng vô vàn đối với thầy cô. Tuy không thể thốt ra vì những điều thiêng liêng và thầm kín nhất không thể nói ra bằng lời nhưng tôi vẫn muốn nói rằng. “Thầy cô ơi! con thường thầy cô lắm!”.