Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 .
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.
- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
II. THÂN BÀI
Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.
- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
- Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.
- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.
- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.
III. KẾT BÀI
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.
1
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa. Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
2
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa.
Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, v.v... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hoà bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như: Kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, v.v... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olimpic khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: Sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tường cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ thiêng liêng của Bác phải được thực hiện, bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc. Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết...".
Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
Dàn ý thuyết minh về chiếc nón Lá:
Phần I. Mở bài:
Giới thiệu về nón lá, phần này cần viết ngắn 100 từ với đầy đủ những thông tin mang tính chất giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Ví dụ tham khảo:
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Không biết tự bao giờ, nón lá đã đi vào thơ cơ một cách dịu dàng như thế. Nón đã trở thành biểu tường của con người Việt Nam. Trong mỗi con người Việt Nam luôn biết đến nón, nhưng chưa hiểu rõ về chiếc nón. Chính vì thế mà chúng ta cùng đi tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam.
Phần II.Thân bài:
Phần này cần đi vào trực tiếp với đối tượng từ trình bày khái quát đến chi tiết, nêu nguồn gốc, cấu tạo, cách làm nón, phân loại và công dụng của chiếc nón lá. Nêu bật những tính năng của chiếc nón là đảm bảo thuyết phục người đọc cũng như làm tăng thêm những hiểu biết cho người làm văn.
1. Khái quát về chiếc nón lá
Nón lá có hình chóp
Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị
Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống
2. Chi tiết chiếc nón lá
a. Nguồn gốc
Từ 2500-3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá có từ rất lâu đời ở Việt Nam.
b. Cấu tạo nón lá
Nón lá thường có hình chóp hay tù, tùy vào công dung mà nón còn có một số loại nón rộng bản hay một số loại khác. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho lá với khung bền chắc...
Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v...
Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
c. Cách làm nón
Xử lí lá nón
Làm khung nón
Làm nón
d. Phân loại nón
Nón ngựa hay nón Gò Găng : nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từ lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
Nón quai thao: được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.
Nón bài thơ: được sản xuất từ Huế
Nón dấu
Nón rơm
Nón cời
e. Các thương hiệu nón nổi tiếng
Làng nón Đồng Di (Phú Vang)
Làng nón Dạ Lê (Hương Thủy)
Làng nón Phủ Cam (Huế
Làng Chuông
f. Công dụng
Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….
Trong nghệ thuật: dùng để múa, vẽ,….
Trong giá trị tinh thần: nón là một vật dùng để làm quà, hay quản bá về nét văn hóa Việt Nam với các du khách.
Phần III. Kết bài:
Nêu ý nghĩa và cảm nghĩ về nón lá
Ví dụ như: Dù bây giờ đã có các loại mũ thời trang hàng hiệu nhưng nón lá vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt Nam. Nón lá là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, là một giá trị tinh thần của con người Việt Nam.
Trên đây là dàn ý thuyết minh về nón lá với thông tin cơ bản có thể hỗ trợ cho các bạn học sinh nắm bắt được thông tin cũng như cách làm bài văn thuyết minh dễ dàng nhất. Thông thường bài văn thuyết minh thường có ở chương trình làm văn lớp 8 và lớp 9, các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 8, bài văn mẫu lớp 9 để ứng dụng cho nhu cầu học tập của mình đơn giản hơn.
Ngoài dàn ý thuyết minh chiếc nón lá các bạn cũng có thể thêm nhiều hơn nữa những dàn ý bài văn khác như dàn ý thuyết minh về cây bút bi cũng là đề bài tập làm văn rất quen thuộc, dàn ý thuyết minh về cây bút bi cần nêu rõ những mô tả về hình dáng, công dụng và chức năng của cây bút bi để người đọc dễ dàng hình dung.
Hay tương tự là các bài văn thuyết minh về cái kéo, chiếc áo dài, chiếc cặp sách, cái phích nước... cũng là những bài văn mẫu hay tiêu biểu được tổng hợp và đăng tải rất đầy đủ. Các bạn có thể tham khảo văn thuyết minh về cái kéo để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng viết văn thuyết minh trong chương trình học.
Bên cạnh việc tìm hiểu dàn ý thuyết minh về nón lá thì các bạn có thể tham khảo ngay các bài văn mẫu thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam hay nhất được tổng hợp và đăng tải dưới đây. Qua các bài văn thuyết minh về chiếc nón, các em học sinh sẽ trau đồi cho mình những kỹ năng viết văn thuyết minh ấn tượng và nâng cao khả năng viết văn thuyết minh cho mình.
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2 - Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ
và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn
đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
- Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .
Đề 2 :
1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.
Học vui !
^^
Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.
Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống,thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.
Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.
Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...
II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài
III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
1.- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm,
Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say
, Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày ,
Một hột cơm cũng nhớ ,
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..
Câu nầy diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng,bộc trực , bén nhạy, nhớ ơn,trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình.
2.- Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đành
Câu nầy nói lên tinh thần trọng mỹ thuật, về kinh đô đi thi, nhưng thấy các cô gái Huế thướt tha yểu điệu,đều đứng ngắm , không muốn rời bước.
3.- Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn .
Gái Quảng Nam lấy chồng ra Ðà nẵng, chiều ngó lên Ðèo Hải Vân thấy mây phủ trên Ðèo ,lại nghe chim kêu trên gành đá , cảm thấy buồn thêm.
4.- Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá Dừng
Thương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi,
Chiêù chiều, ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều,
Hòn Kẽm ,Ðá Dừng là 2 trái núi đâù nguồn sông Thu Bồn ,ở giữa 2 huyện Quế Sơn và Ðại lộc,làm cho những cô gái lấy chồng xa nhà , mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà.
5.- Ai đi cách trở sơn khê,
Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng .
Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất.
6.- Hội An đất hẹp, người đông ,
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu .
Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.
7.- Hội An bán gấm, bán điêù
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành .
Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.
8.- Ai đi phố Hội , Chùa Cầu.,
Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai,
Ðể sầu cho khách vãng lai,
Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu.
Những người dân Hội an ,vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội.
9.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào,
Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công,
Không mai thì mốt, hồi công,
Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chân
Kim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.
10.- Năm hòn nằm đó không sai,
Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui,
Ngó về Cửa Ðại, than ôi,
Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình.
Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác .
11.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng,
Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ
. Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh .
Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng.
L2.- Ai về nhắn với ngọn nguồn,
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .
L3.- Lụt nguồn trôi trái lòn bon ,
Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi .
Mồ côi ba thứ mồ côi.
Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường
Lòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ.
14.- Trà My sông núi đượm tình,
Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà.
Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống.
15.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt ,
Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh,
Phân du, bạch chỉ rành rành ,
Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân.
Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.
16.- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le .
Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai.
Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ.
17.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông.
Thấy nước xanh như tàu lá,
Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn ,
Thấy phố xá nghinh ngang
Kể từ ngày Tây lại đất Hàn ,
Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu ,
Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,
Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh .
Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về.
18.- Kể từ đồn Nhứt kể vô,
Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn,
Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang .
Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra.
Ngó lên chợ Tổng bao xa,
Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầøu
Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu.
Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm.
Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm ,
Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .
Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.
19.- Kể cầu Ông Bộ kể ra,
Cây Trâm ,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu,
Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu,
Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây,
Chiên Ðàn , Chợ Mới là đây,
Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràng
Hà Lam gần sát Phủ Ðàng,
Phiá ngoài bãi cát , Hương An nằm dài ,
Cầu cho gái sắc, trai tài .
Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hòang
Các địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mãi quanh Tam kỳ.
20.- Thương nhau chớ quá e dè,
Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be .
Thiếp nói thì chàng phải nghe,
Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu,
Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo ,
Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình,
Bạn ơi, bạn chớ phiền tình,
Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau,
Lạy trời, mưa xuống cho mau.
Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng .
k cho mk vs nhé, chúc bạn hx tốt
Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
- » Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
- » Thuyết minh về chiếc áo dài
- » Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...
II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài
III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
Mở bài: Giới thiệu chung về áo dài (Là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương).
2. Thân bài.
a. Nguồn gốc: Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.
b. Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.
c. Kiểu dáng chiếc áo: Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Quí Đôn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài ViệtNam.
Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.
- Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bô - ri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
- Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.
- Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn.
Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng Trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài ViệtNam. Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.
d. Ý nghĩa: Giờ đây chiếc áo dài của phụ nữ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của trang phục dân tộc. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ ViệtNam.
Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
3. Kết bài: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ ViệtNam. Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.
- Mở bài:
Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.
- Thân bài:
Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.
Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.
Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.
Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.
- Kết bài:
“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
#Học tốt#
- Mở bài:
Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.
- Thân bài:
Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.
Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.
Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.
Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.
- Kết bài:
“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
I. Mở bài
Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam
VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
(*) Nguồn gốc, xuất xứ
- Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
- Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động => áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.... Bởi vậy áo dài đã có từ rất lâu.
(*) Hiện tại
- Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
- Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
(*) Hình dáng
- Cấu tạo
- Áo dài từ cổ xuống đến chân
- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
- Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
- Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
- Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo tới cổ tay.
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
- Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng.... với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tùy theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết đỏ thẫm…
(*) Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
III. kết bài
cảm nghĩ của em về tà áo dài.
Dàn ý chung :
1. MB: dẫn dắt ➞ giới thiệu câu ca dao tục ngữ cần thuyết minh.
Lưu ý : Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy ý.
2. TB: Thuyết minh câu tục ngữ:
* Giải thích từ khó và nêu ý nghũa của câu tục ngữ
* Câu tục ngữ khuyên ta điều gì
* Áp dụng với thực tế, câu tục ngữ còn đúng với ngày nay không
* Liên hệ với học sinh: câu tục ngữ có tác động gì đến lứa tuổi học sinh ngày nay
3. KB: Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ và nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ đó.
- cảm ơn bạn nhiều ạ