K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

 

Ví dụ

Lời đối thoại

“- Cá lửa nữa, phải dập mau... ta phải về đấy! Nào, Nhàn!”

“- Ở đấy đã! Đã có người dập lửa! Cứu người cần hơn! Các anh ở đây đã! Cứu người! Cấp cứu!”

Lời chỉ dẫn sân khấu

(Có mấy người định chạy đi thì có tiếng huyên náo)

(Anh Văn Sửu cùng ông Độp, ông Thình khiêng một cái cáng trên đó ông Toàn Nha nằm bất tỉnh, áo quần tơi tả, lấm lem khói pháo, người nhiều vết bỏng, tay, măt đen sì...)

16 tháng 9 2023

Vì ông ta háo danh, cố chấp không chấp nhận sự thật.

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có 

B. Không

1
23 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không? Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương,...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có

B. Không

1
3 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốcmắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe vàthấy được vài điều, vài câu:- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc
mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,
tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và
thấy được vài điều, vài câu:
- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.
- Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.
- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.
Tò mò nên tôi ghé hỏi:
- Hai chú là anh em ạ?
- Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.
- Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?
- Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không
chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.
- Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi?
Lúc này chú mù mới nói:
- Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho
người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng
xe máy.
- Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò.
- Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời.
- Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.
- Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng
mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú
là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.
- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi!

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn
mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)
Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những
hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông
điệp đó.

1
13 tháng 3 2022

"Người mù nào có biết chia tiền đâu"- Câu chuyện xúc động về một tình bạn cao đẹp

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
CÁCH NHÌNTrước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên,...
Đọc tiếp

CÁCH NHÌN

Trước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.

Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này. Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Ngừơi nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã ghi lạitấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?” Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!” Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”. Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau? Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu quả cao hơn.

Em có suy nghĩ gì khi đọc mẩu chuyện trên?

2
9 tháng 4 2020

 Hãy cám ơn những gì bạn đang có.
- Hãy biết sáng tạo và đổi mới.

- Hãy sống hết mình, đừng bao giờ hối tiếc. Khi cuộc sống làm cho bạn có 100 lý do để khóc, thì cuộc sống cũng sẽ mang lại cho bạn 1000 lý do để cười.

- Cuộc sống thật tuyệt vời nếu bạn biết cách sống như thế nào. Mỗi ngày có đẹp hay không thì đều tuỳ thuộc vào bạn.

12 tháng 4 2020

tôi có suy nghĩ rằng trong cuộc sống có rất nhiều ng ko dc bằng mk và chúng ta quả là rất may mắn khi hơn họ nên hãy tận dụng sự may mắn đó và nên quý trọng bản thân hơn, luôn lạc quan yêu đời. Và đối vs những hoàn cảnh như trên chúng ta cần phải biết san sẻ phần nào khó khăn của họ đừng khinh thường họ,...

6 tháng 10 2016

Những từ ngữ địa phương trong cau trên là :chi,hứa,ngờ,tui,ớ ,

  Chúc bn học tốt!!

6 tháng 10 2016

mình cám ơn bạn nhavui

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

Mình có từng làm bài NLXH này sau đây là gợi ý của mình chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha: 

- Nhà thiền sư là hiện thân của chúng ta trước mọi sự trong cuộc sống. Bọ cạp đại diện cho kiểu người chúng ta thường xuyên chạm mặt : đa nghi, bảo thủ. Nhưng câu chuyện không hướng tới việc chỉ trích hay lên án hành động của bọ cạp. Nhà thiền sư có nói “Tánh của bọ cạp là cắn”. Cắn giống như một bản năng tự vệ trỗi dậy khi gặp nguy hiểm. Trước hành động vớt ra khỏi mặt nước của thiền sư, nó vô tri không thể nhận biết đó là sự giúp đỡ của một người tốt bụng mà hành động theo bản năng. Hiểu được điều đó nhà thiền sư vẫn cứu cho con bọ cạp ấy dù nó có cắn bản thân bị thương nhiều lần.

=> Câu chuyện ngắn chỉ bao gồm hai lời đối thoại qua lại của thiền sư và chú tiều nhưng lại chứa đầy giá trị nhân văn nhẹ nhàng mà thấm thía : yêu thương luôn đi cùng thấy hiểu và không tồn tại có giới hạn nào cho dành cho nó.

  -  Hành sự giúp đời là việc xuất phát từ trái tim và cũng nên dùng trái tim để cảm nhận. Khi ta làm việc tốt sẽ phải lúc nào cũng sẽ được thấu hiểu. Có thể trong mắt người được ta giúp, việc trượng nghĩa của ta lại bị hiểu nhầm là mối đe dọa đối với họ. Họ sẽ tìm cách trốn thoát bảo vệ mình khỏi nguy hiểm bằng cách tấn công ngược lại ta. Nhưng điều đó có phải lý do chính đáng để bạn ngừng yêu thương hay giúp đỡ một ai đó không? Một trái tim hướng thiện sẽ không tồn tại bất cứ rào cản dành cho bất kì người nào. 

  - M. Gandhi từng nói “ Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu chỉ vài giọt nước trong đại dương dơ bẩn thì cả đại dương không vì thế mà dơ bẩn được”. Người tốt cũng sẽ gặp phải chuyện xấu có lúc chúng ta mở lòng giúp đỡ nhưng nhận lại là sự phản bội. Ta hãy nghĩ đó chỉ như là một bài học ở trường đời để phân biệt trắng - đen, thật - giả để chắp bút cho những quyết định xác đáng hơn. Ở ngoài kia còn vô số người cần chúng ta sẻ chia giúp đỡ. Không chỉ vì những giọt nước bẩn kia mà để lòng trở thành cánh cửa mãi khép lại.

- Hãy nhớ rằng khi chúng ta ngừng giúp đỡ một ai đó nghĩa là chúng ta đã tự loại mình ra khỏi thế giới yêu thương của nhân loại. Đừng chỉ nhìn vào những mảng tối của một bức tranh,ta thử hướng ánh nhìn đến gam màu sáng - tương lai phía trước nơi ta nhìn thấy hạnh phúc của người được ta giúp đỡ mà tiến lên. Như chàng thanh niên Lữ Thừa Ân sẵn sàng chia sẻ “chiếc bánh thời gian” của mình cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, phải chăng chúng ta - một phần của xã hội cũng nên để để lòng tốt của mình vun vén lên những luống cây hạnh phúc cho cộng đồng xã hội.

 Kết luận + mở rộng: Tôi nhớ như in một lời tâm sự “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có hơi ấm tình người”. Cuộc sống bộn bề bị lấp đầy bởi những ưu phiền khiến ta nhìn thế giới đâu đâu thấy lừa lọc dối trá. Nhưng bạn có nhìn thấy sau cái “lừa lọc dối trá” cũng là những nỗi đau âm ỉ đang cần được xoa dịu. Như thông điệp nhà văn Nam Cao trong tác phẩm lão hạc cũng từng trăn trở “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” Yêu thương không nên chỉ nhìn những vật hiện lên trước mắt mà nên được thấu hiểu chạm đến nơi sâu nhất của tâm hồn. Cách nhìn phiến diện sẽ càng khiến ta sa đà vào suy nghĩ tiêu cực mà đánh mất đi cái bản tính lương thiện tốt đẹp ta sẵn có. Song “lòng tốt của bạn cũng cần thêm đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào số không tròn trĩnh” (Mộ Nhan Ca). Lòng tốt không đặt đúng nơi không đặt đúng lúc sẽ không có ý nghĩa gì. Bạn dùng lòng tốt của bạn để trở thành bước đệm nâng đỡ người khác nhưng có thế nó lại trở thành “nơi an toàn” cho người khác ỷ lại mà không thể cố gắng.