Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
K hay nên bạn đừng chê. Bài này mk học 1 năm trc nên quên r, copy paste mạng đóa.
học tốt nhé
Mình gợi ý cho bạn dàn bài nhé
MB : Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây .
Cây phượng thì ....... Cây Sứ thì ...... ( bạn nêu những đặc điểm nổi bật của nhữg cây có trong sân )
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương : cây bàng
TB :
1/. tả bao quát
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng
cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác . ( bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm )
2/. tả chi tiết
Rễ : cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù , chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
Thân : xù xì , màu nâu ( như đất mẹ ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2 , 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi ới mưa bão -> Mạnh mẽ , kiên cường
Cành : chia nhiều nhánh
Lá : to hơn bàn tay của em ... màu sậm , gân lá trồi lên -> dù to nhưng mảnh mai -> dáng vẻ dù bên ngoài mạnh mẽ nhưg bên trong rất yếu ớt cần che chở
.........
( bạn có thể tả thêm hoa quả và bỏ cành nhưng coi chừng lộn qua miêu tả bạn nhé )
3/. : kể về 1 kỉ niệm
_ phần này là phần biểu cảm gián tiếp nên bạn chọn lọc những câu chuyện cảm động nêu bật được tình yêu của mình đối với cây là ổn
vd : bị điểm kém , chạyxuống gốc cây ngồi khóc , cảm giác đc cây an ủi và bảo vệ .............
hay là trèo cây hái trái bàng té nhưng có cành bàng đỡ ,cành bàng hy sinh để em đc lành lặn v..v..v
KB : Cảm nghĩ về cây bàng ( yêu , thương , quý , ... )
gợi ý cho bạn nè : dù mọi ng` vẫn thường bảo Phương mới là cây gắn bó với tuổi thơ khi đi học nhưg đối với em thì Bàng mới chính là Cây-Học-Trò giữ biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn ...
Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.
Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình
Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.
Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.
Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.
Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đầy không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.
Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,...Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.
Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.
để viết đc văn hay ta phải có một trí tưởng tượng phong phú, giàu tình cảm. nhờ đó mà khi đọc những tác phẩm văn học ta thấy tâm hồn như bay bổng hơn. khi viết văn ta phải dồn hết những tình cảm đó vào bài văn tạo cho bài văn giàu tình cảm hơn
MIK VIẾT KO HAY LẮM BN THÔNG CẢM NHA!!!!
- Nhà tranh vách đất: nhà có mái bằng tranh, tường làm bằng đất = > Cảnh nghèo xơ xác.
- Thuần phong mĩ tục: Phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.
- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức bàn được làm bằng đá = > Rất vững vàng, không gì lay chuyển được.
- Gan vàng da sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành kiên định không gì lay chuyển. - Chó cắn áo rách: đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.
- Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng.
- Nhắm mắt làm ngơ: cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.
- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.
- Thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tạo.
- Chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát.
1.ăn cháo đá bát
nghĩa : thái độ vong ơn bội nghĩa,sống chỉ nghĩ cho mình.
tương tự như câu qua câu rút ván
2.ném đá giấu tay
nghĩa: hành động lén lút,nói chung là hòng hại người khác.
3.ngậm máu phun người
nghĩa : hành động vu oan cho người khác
4.vạch lá tìm sâu
nghĩa : soi mói,dò xét một việc hoặc một người nào đó một cách quá mức
5.mò kim đáy bể
nghĩa : tìm kiếm một thứ gì đó trong sự mơ hồ,
6.Vắng như chùa Bà Đanh
nghĩa : sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh
7. há miệng chờ sung
nghĩa : kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
8. bắt cá hai tay
nghĩa : là những kẻ tham lam vừa muốn thứ này , lại vừa muốn thứ kia
9. được voi đòi tiên
nghĩa : là những người có tính hay vòi vĩnh
10.qua câu rút ván
nghĩa : hành động của kẻ ích kỉ vô ơn với người đã giúp mình
Trong những năm gần đây, các hội nghị bàn về môi trường liên tục được tổ chức ở phạm vi khu vực và toàn cầu vì nạn ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết, được toàn nhân loại hết sức quan tâm.
Trong những năm gần đây, các hội nghị bàn về môi trường liên tục được tổ chức ở phạm vi khu vực và toàn cầu vì nạn ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết, được toàn nhân loại hết sức quan tâm.
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Hằng ngày, qua các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh..., chúng ta thấy thiên tai xảy ra liên tục: bão lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng kéo dài xuất hiện trên khắp các châu lục Á. Âu, Phi, Mĩ... kéo theo bao thảm hoạ không thể lường trước đươc. Ngay ở nước ta, hằng năm cứ đến mùa mưa là nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn, hung hãn đổ về, phá vỡ đê điều, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng và cướp đi bao sinh mạng. Rồi núi lở, lũ bùn, lũ quét bất thần ập đến, gây ra cảnh tượng mất mát, đau thương... Đó là hậu quả của việc phá rừng vô tội vạ vì rừng bị phá đồng nghĩa với việc vành đai bảo vệ không còn nữa, con người sẽ phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Do không có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây tai hoạ cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, tuỳ tiện mở mang diện tích trồng trọt, canh tác; đốt nương làm rẫy, săn bắn thú quý, những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái. Những vụ phá rừng với quy mô lớn tiêu biểu như ở Tánh Linh, Bình Thuận, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên... hay vụ cháy mấy ngàn hecta rừng nguyên sinh ở u Minh là những ví dụ điển hình.
Tục ngữ có câu: Tiền rừng, bạc biển, Rừng vàng, biển bạc... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết; tôm cá nào sinh sản cho kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hoá chất của một số người tham lam, vô ý thức hiện nay? Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thể tốt lành.
Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng dầu, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp. thần kinh.
Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lí kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi... ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.
Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những ưu điểm không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hoá chất, thuốc trừ sâu... trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sức sản xuất...
những bạn trả lời đúng và nhanh nhất mình sẽ tick cho 10 người đầu tiên
nhanh nha nhanh nha, mình chờ đó ! hihihihihihihihahahahahahaha
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con
Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
bạn tham khảo bài này nha!!!
+ Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. ”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng” ; ”Làm trai đi đó đi đây - Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học, học nữa, học mãi” như lời Lenin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lạ, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người. ”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. ”Học vấn làm đẹp con người” - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
2)Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được
Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.
Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.
Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.
3)Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không cho một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ một cành cây chỉ vì nó làm vướng máy hay Người cứu sống một cây bị thối gốc hoặc Người nghĩ cách kéo dài một rễ cây đa...
Hình như đối với Người, cây cối cũng thân thiết như con người, có tâm hồn như con người. Phải chăng vì thế mà cây vú sữa do đồng bào miền Nam tặng Người, Người trồng ở nơi gần nhất có thể để ngày nào Người cũng được nhìn và chăm sóc.
4)Sách cũng giống như người bạn, gần mực thì đen gần đèn thì sáng nên chọn bạn tốt thì cũng giống như chọn sách hay nên có thể giúp bạn tốt hơn còn ngược lại thì...í ọe
Giọt nước mắt của người cha
Tựa cả Thái Sơn trên cả tấm lòng.
Dàn ý
I. Mở bài:
Để cho xã hội phát triển toàn diện con người cần phải có tri thức và việc học tập là vô cùng quan trong. Nhưng để việc học có hiệu quả thì tư tuổng mới của Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ trong bài" Bàn luận về phép học": Cứ theo điều học mà làm: nghĩa là học phải kết hợp với hành. Và để kế tục những tư tưởng đó, T5.1950, Bác hồ đã nói: HỌc phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng giữa việc học và hành.
II. Thân bài:
1. Thế nào là học:
- Học là tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vỏ, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong cá bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học la trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tóm lại học là sự thu nhận kiến thức từ người khác, rèn luyện thành kĩ năng nhận thức tri thức.
- Không có học là ko có kiến thức về KH-XH, con người- đời sống. CHo nên, "Người không học như ngọc không mài".
2. Thế nào là hành:
- Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học để làm.
- HỌc với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền.
- Học và hành là một quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. HỌc thì dễ, nhưng học kết hợp với hành là vô cùng khó khăn, đòi hỏi hs tự có ý thức rèn luyện.
3. Tại sao học fải kết hợp với hành:
- trong thực tế học tập, hành chính là mục đích và phương pháp học tập bởi vì kiến thức học được phải được áp dụng trong cuộc sống.
- Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì học vô ích, việc học chẳng để làm gì. Vì ng` đi học fải trải qua một quá trình lâu dài, fải đầu tư vào thời gian, sức lực, tiền của. Nếu những điều đã được học mà không thực hành, áp dụng vào trong thực tiễn sẽ trở nên lãng phí.
* Nguyên nhân để việc học mà không hành:
+ Biệc học không thấu đáo, không đầy đủ, học một đằng thực hành một nẻo; hoặc người đi học không có môi trường để hoạt động.
Kiến thức chưa được trang bị dầy đủ, việc thực hành thiếu tự tin, không làm được việc gì, bị chê cười => ngại ra với thực tiễn, XH.
- Người đi học muốn thực hành mà không có lý thuyết, lí luận chỉ đạo và thiếu kinh nghiệm thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ không tránh khỏi sự vấp váp, lúng túng, gặp nh` khó khăn trở ngại, thậm chí dẫn đến sai lầm. VÌ vậy, đúng như Chủ tịch hồ chí minh đã nói: "hành mà không học thì hành không trôi chảy".
Hay lê-nin có câu: Ngu *** + nhiệt tình = kẻ phá hoại.
- Trong thực tế cuộc sống đã không có ít trường hợp vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì người đó hành mà không học.
- Dẫn chứng : Bạn hãy lấy trong nhà trường, việc học.... hay như vụ việc Ngân Thương bị dính doping tại Omlympic 2008 ở Bắc Kinh.v.v...
- Vì vậy việc học để có tri thức, tích lũy tri thức là vô cùng quan tọng vì nó là yếu tố quyết định cho việc hành.
4. Học ntn cho có hiệu quả?
- Khi sinh ra ta bắt đầu tiếp xúc với môi trường xq, con người ta đã bắt đầu học :Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Đến tuổi đến trường thì được học kiến thức trong nhà trường (TNXH, cuộc sống...)
- Đến khi trưởng thành, rời ghế nhà trường, bước vào thực tế cuộc sống vẫn tiếp tục fải học những ng` xq: HỌc, học nữa, học mãi (Lenin)
- Đối với hs đi học, ngoài những kiến thức mà thầy cô cung cấp trong nhà trường phải cố gắng trau dồi kĩ năng học tập, phải biết tự học có phương pháp, học tập phải toàn diện và có mục đích rõ ràng.
- Phạm vi học tập là rất rộng lớn, học Phổ thông - đại học.... rồi lên cao nữa, nhưng ko bao h` được coi mình là ng` đã có đầy đủ tri thức. Một người tri thức chân chính luôn tự coi mình còn kém cỏi, luôn muốn học thêm nữa.
- XH ngày càng tiến bộ, con ng` càng có nh` đ/kiện học tập để lam chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình. " Việc học tập là quyển vở không trang cuối cùng". Việc học của chúgn ta cần fải tiến sát với tiến bộ của nhân loại.
- Học phải kết hợp với hành. Học một làm mười cho thành thạo. Trong quá trình học phải biết sáng tạo để thực hành, không chỉ biết làm theo các khuôn mẫu cứng nhắc và phức tạp để việc hành được dễ dàng (cái này là mình viết nha/ chẳng biết thế nào?)
III. Kết bài;
Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc kết hợp học với hành đã trở thành một nguyên lí, phương châm giáo dục và đó cũng là một phương pháp học tập của chúng ta.
- Nhớ ng` xưa, vâng lời bác Hồ dạy, ng` hs fải biết học kết hợp với hành để đủ trình đọ nhận thức, đóng góp cho XH, kế tục sự nghiệp của các bậc đàn anh.
Quan hệ giữa học và hành
BL 2 Nước Việt Nam ta từ trước vốn đã xưng nền văn hiến từ lâu đời. Thật vậy, Từ bao đời nay ta đã có truyền thống hiếu học, học để giỏi, giỏi để làm quan, làm ông nọ bà kia mà xem thường cái “hành”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học có còn được giữ nguyên không? Không! Ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản “luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và qua đời sống hang ngày.
“Luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nói rõ được mục đích chân chính của việc học. Không chỉ vậy mà còn nêu ra được phương pháp học đúng đắn cũng như kết quả của việc học. Vậy thì trước tiên học là gì? Nói đơn giản thì học là quá trình thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại. Hay nói cách khác học là quá trình trau dồi kiến thức và vận dụng nội lực của mình để tạo nên nền tảng vững chắc khi lần đầu tiên ta bước vào đời. Vì thế, ta có thể học mọi lúc mọi nơi hay mọi hoàn cảnh và có thể không cần đến người hướng dẫn mà tự học.
Còn hành là gì? Hành là cách thức mà chúng ta ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Và hành đây cũng chính là sự luyên tập và rèn luyện của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia.
Chúng ta nên tìm hiểu mục đích chân chính của việc học đã thất truyền từ lâu đời ở nước ta. Người xưa có câu: “Nhân bất học bất chi lý” Có nghĩa là “người không học thì không biết” hay như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì cũng không hiểu rõ đạo”. “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày với mọi người. Kẻ đi học là học cái ấy.” Ý kiến ấy cho rằng đi học đầu tiên là phải biết lễ nghĩa, các hành động trong đời sống hàng ngày. Học xong thứ ấy thì mới có thể đi học văn hóa. Học văn hóa thì mới có thể có kiến thức để bước vào đời. Nhưng đừng ai hiểu nhầm học là để“hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Hậu quả của việc ấy là“chúa tầm thường, thần nịnh hót”để vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”như trong sử sách.
Đó là mục đích của việc học, vậy hành có mục đích gì? Ta thường hay nói vui với nhau rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Ấy vậy mà cái câu nói vui ấy lại ẩn chứa ý nghĩa lớn lao của việc hành. Hành là để cho quen tay, để có kĩ năng thành thạo. Ví dụ như như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dung dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Như vậy hành còn có nhiệm vụ là làm sáng tỏ những điều ta nghi ngờ, cần được lí giải. Điều đó khiến ta sẽ tự tin hơn khi bước vào cuộc đời.
Hiểu được học và hành là gì nhưng chưa phân tích thì chúng ta chưa hiểu được tại sao học phải đi đôi với hành. Vậy tôi xin được phân tích nếu chỉ chú trọng học mà không hành thì sẽ thế nào? Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Nếu so sánh nước ta với các nước bạn, bạn sẽ bất ngờ làm sao khi được biết một tin giật gân sau đây. Hàng chục ông kỹ sư công nhân Việt Nam đã học lên đến tận trình độ Cao học, được cấp cho cái bằng tiến sĩ nhưng khi vào làm việc, họ mới lung túng nhận ra rằng mình còn quá non nớt để theo ngành nghề này. Ngược lại, hầu hết các kĩ sư công nhân cầu đường bên nước ngoài chỉ học đến hết Đại học, mà vào đời nhẹ nhàng như không, thành đạt vô cùng. Tức là sao, tức là Việt Nam quá nặng về lý thuyết mà quá nhẹ nhàng với việc va chạm thế giới bên ngoài khiến cho các sinh viên không phát huy được hết khả năng của mình khi vào đời.
Ngược lại, nếu chỉ có thực hành không mà không học thì sao? Câu trả lời quá đơn giản: Không học thì làm gì có kiến thức để mà thực hành cũng giống như thuyền muốn vượt biển rộng bao la mà không có buồm hay mái chèo thì làm sao băng qua được. Vì vậy nếu không học mà cắm cúi vào thực hành thì sẽ đạt kết quả thấp. Chẳng thế mà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “học rộng rồi tóm lược cho gọn lại, theo điều học mà làm”. Nghĩa là phải học trước rồi mới thực hành. Và cũng vì thế Lê nin mới khuyên ta “Học! Học nữa! Học mãi” Học để còn có kiến thức mà hành, mà làm việc, mà áp dụng vào trong đời sống xã hội để xã hội ngày một phát triển hơn. Đó cũng là lời nguyện ước của Bác Hồ gửi gắm cho các em học sinh: “Dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.”
Tóm lại, từ những ý trên, ta vẫn thấy học đi đôi với hành là phương pháp đúng đắn nhất. Vì sao vậy? Vì kiến thức là cơ sở lý thuyết có tác dụng chung để chỉ đạo việc thực hành, giúp thành đạt và đạt kết quả cao. Còn thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hàn chỉnh kiến thức đã học. Như vậy học và hành luôn đi dôi với nhau như hình với bóng. Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở thành người toàn diện, vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng, làm bàn đạp cơ sở để phát triển trí óc con người một cách tối đa.
Ta hiểu phải biết áp dụng học đi đôi với hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng phải áp dụng như thế nào cho phù hợp. Cái đó là tùy thuộc ở mỗi người chúng ta. Vậy hãy sử dụng phương pháp học này một cách thật hữu ích bạn nhé!
Ngay mở đầu câu nói M.Go_rơ-ki đã đặt ra yêu cầu là" Hãy yêu sách".Tại sao vậy? Bởi sách chính là nguồn tri thức,kiến thức vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.Vì sao như vậy?Vì ko một ai dám nói là mình ko cần sách, ko cần kiến thức cả.Tất cả mọi người dù làm gì cũng cần có kiến thức, ko có kiến thức thì ko thể làm được.M.Go-ro-ki đã nhấn mạnh "chỉ có kiến thức mới là con đường sống"bởi vì ko có kiến thức con người có khác gì một cái máy, ko co kiến thức bạn sẽ tụt hậu so với thời đại ...
Ban có thể phát triển thêm như nêu thêm vài ví dụ để chứng minh tầm quan trọng của kiến thức-sách.......
MB: - giới thiệu vấn đề. tầm quan trọng của sách trong đời sống con người.
“Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ”. Đó là lời của Mác-xim go-rơ-ki, trong “Tôi đã học tập như thế nào”, Tuyển tập truyện ngắn, tập II, NXB Văn học Hà Nội, 1984.
Sách rất cần thiết với loài người. Ngày nay, thế giới bước vào giai đoạn mới, đã và đang có nhiều biến động xảy ra. Nhu cầu con người được nâng cao. Trong đó, nhu cầu về kiến thức chiếm vị trí quan trọng. Nhiều loại sách đã ra đời để đáp ứng lại nhu cầu ấy.
dẫn câu nói: "Hãy yêu sách ....."
TB: a/ sách là nguốn kiến thức:
b/ chỉ có kiến thức mới là nguồn kiến thức
c/ hãy yêu sách
KB: Khẳng định lại vấn đề
Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai, bạn nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, bạn có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được, cũng như Mác-xim Go-rơ-ki từng nói: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Học là con đường duy nhất dẫn đến tri thức , học đưa con người đến với thành công . Bất cứ ai cũng đều phải học . Học rất quan trọng nhưng học đúng cách lại càng quan trọng hơn . Và 1 trong những cách học đúng và hiệu quả nhất là phải đi đôi với thực hành.
Vậy “học” có quan hệ như thế nào với “hành”? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu , đón nhận những kiến thức , kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống.Học là chinh phục và tìm hiểu. Còn “hành” nghĩa là là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Học với hành tuy hai mà một , học với hành ko thể tách rời nhau mà phải được siết chặt. Đã có học thì phải có hành , có hành thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.
Quả thật, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học mà không hành thi xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Ta đã hiểu rõ việc thực hành trong học tập là điều vô cùng quan trọng. Nhưng nếu như chỉ hành mà không học, thì liệu như thế có tốt không? Một khi đã không nắm vững kiến thức mà lại áp dụng vào thực tế thì công việc sẽ không bào giờ trôi chảy, thậm chí còn có thể gặp những điều không may. Hành mà không học thì sẽ bị mọi người khinh chê là đồ vô dụng. Vì lẽ đó, ta lại càng hiểu nhiều hơn về việc học đi đôi với hành.
Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cư ơ đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống như 1 sa mạc và ta là một hạt cát, biết bao nhiêu điều ta còn phải học. Vi thế, thực hành, áp dụng, giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng. Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán. Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên nhựng tật xấu.
Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.
Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là con đường lớn nhất dẫn ta đến với thành công. Học hành là việc vô cùng quan trọng, chi khi biết học hành đúng cách thì ta mới có thể vững bước trong học tập và trong cuộc sống...