Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm họa, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những người tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khỏe.
Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hàng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của những hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. Ở Điều 6 tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sống quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngờ. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe dọa, hiểm họa. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên một nghịch lí: Đáng lẽ các em đang ở độ tuổi được quan tâm, tạo những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thể xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.
Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bài Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.
Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sông của tuổi thơ trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm hoạ, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những người tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khỏe.
Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hàng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của những hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. Ở Điều 6 tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sống quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngờ. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe dọa, hiểm hoạ. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên một nghịch lí: Đáng lẽ các em đang ở độ tuổi được quan tâm, tạo những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thế xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.
Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bải Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.
Trẻ em bị bóc lột, đầy doạ một cách tàn nhẫn, cuộc sống rất khốn khổ đặc biệt là ở các nước nghèo ( Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật
Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, chịu đựng những thảm họa như đói nghèo, khủng hỏng kinh tế, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp, chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…
Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ làm kìm hãm sự tăng trưởng. Các em phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc...
Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp.
Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :
- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.
Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.
I. Mở bài
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
II.Thân bài
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:
- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:
(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)
III. Kết bài
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
Trong phần “sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên đầy đủ, cụ thể thực tế cuộc sống của trẻ em
Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực, nhiều khó khăn:
- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài
- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp
- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật