Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa đường, qua đó, điều hòa hàm lượng glucose trong máu là nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào tuyến tụy tiết ra các phân tử tín hiệu là hormone insulin và glucagon, các phân tử tín hiệu này liên kết với thụ thể của tế bào gan dẫn đến đáp ứng đặc hiệu của tế bào gan.
Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.
Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:
- Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin.
- Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất.
- Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào
Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu.
Tham khảo
- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.
- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:
+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.
+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.
+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.
- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.
- Trong quá trình ăn quá nhiều đường $fructose$ thì gan sẽ quá tải đường sẽ bị chuyển hóa thành chất béo dự trữ.
- Ở nhóm 1 thì chuột không bị mắc bệnh tiểu đường do không ăn đường.
- Ở nhóm 2 đến 10 thì tỉ lệ nguy cơ bị mắc tiểu đường ở nhóm 10 là lớn nhất và giảm dần cho đến nhóm 2.
Trả lời:
Khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Do insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần chú ý tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó, tốt nhất là tiêm insulin ngay trước bữa ăn. Tùy loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau.
- Nên tiêm insulin theo đường tĩnh mạch để tránh insulin bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở mô dưới da.
- Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều insulin, không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.
- Không nên tự ý sử dụng insulin mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.
Lời giải:
Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đáp án cần chọn là: A
Ăn uống không hợp lí dễ phát sinh bệnh vì:
- Cơ thể luôn cần một số lượng các chất hợp lí cân đối, nếu cung cấp quá nhiều cơ thể không sử dụng hết sẽ đầu độc cơ thể, nếu cung cấp quá ít cơ thể không đủ nguyên liệu để tổng hợp các chất cần cho sự sống cũng sẽ sinh bệnh
- Mỗi loại thức ăn chỉ có một số chất nhất định, do vậy cần phải ăn đủ đa dạng các loại thức ăn, ăn quá nhiều một loại nào đó sẽ dẫn đến cơ thể dư thừa chất đó nhưng lại thiếu những loại khác, gây rối loạn hoạt động sống.
→ Mất cân bằng nội môi → Rối loạn hoạt động sống.
Cơ quan trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa cân bằng nội môi: gan, thận.
Những người bị ức chế quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy sẽ không có khả năng chuyển hóa đường thành glycogen khi lượng đường trong máu tăng, do đó những người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.