K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2019

Chiết cành và giâm cành là hai phương pháp nhân giống cây ăn quả có múi phổ biến nhất. Bởi vì ngoài những ưu điểm vượt trội so với phương pháp gieo hạt thì không phức tạp như phương pháp ghép nên phổ biến hơn.

14 tháng 12 2022

Phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép

Biện pháp kĩ thuật của của phương pháp

  -Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép)...
  -Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham...
Đọc tiếp

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]

1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham khảo)

3. Em hãy nêu kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi? Hãy kể tên 1 số giống bưởi mà em biết?

4. Phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với môi trường và con người ?

5. Hãy nêu kĩ thuật trồng cây nhãn? Kể tên một số giống nhãn mà em biết.

(Các bạn có thể chụp lại trong sách giáo khoa rồi đăng lên cũng được, không phải gõ đâu)

2
27 tháng 12 2016

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

27 tháng 12 2016

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!

3 tháng 7 2019

Gieo hạt: xoài, chôm chôm, vải…

Chiết cành: chôm chôm, vải

Giâm cành: chôm chôm, vải

Ghép: vải.

11 tháng 1 2019
Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm
Gieo hạt Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa.
Chiết cành Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.
Giâm cành Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả. Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết
Ghép Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.
26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

26 tháng 9 2019

Các giống cây ăn quả có múi: cam, quýt, bưởi, chanh…

Ở địa phương em trồng bưởi da xanh rất phổ biến.

29 tháng 10 2021

Tham khảo: ( cái này còn tuỳ thuộc vào địa phương bn nx nha )

- Chăm sóc cây đúng quy cách 

- Đẩy mạnh mô hình trồng cây ăn quả theo mô hình Việt Cap

- Trồng theo thời vụ phù hợp với từng loại cây, tăng năng suất cây trồng và thời vụ trồng 

- Thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách tưới nước hoặc bón phân thúc cho cây phát triển tốt và tạo năng suất cao.

29 tháng 10 2021

Tham khảo
Ở điạ phương em cây ăn quả có triển vọng phát triển là cây xoài , để cây ăn quả ở địs phương ptriển tốt nhất thì bà con cần chăm bón theo mô hình Viet Cap và cần chú trọng trong việc chăm sóc cây chống sâu bệnh , cung cấp đầy đủ nc và chất dinh dưỡng để cho cây xoài đạt năng suất cao nhất