K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2017

bạn gửi câu hỏi kiểu gì zậy

6 tháng 9 2017

Tìm trên internet bạn ak, mỗi người trg cộng đồng hoc24 đến từ các tỉnh thành phố trên cả nước mà bạn

Chúc bn hok tốt!

14 tháng 9 2016

Để hiểu được lịch sử và dựng lại bức tranh lịch sử, chúng ta dựa vào các nguồn tài liệu chính là: 
+ Tư liệu truyền miệng
+ Tư liệu hiện vật
+ Tư liệu chữ viết

 

24 tháng 8 2016

Mình chỉ biết câu a) vì sáng nay mình vừa học 

a) Dựa vào: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật,tư liệu chữ viết

23 tháng 5 2018

Câu hỏi này liên quan đến kiến thức thực tế ở địa phương mình nên cô nghĩ em tự trả lời sẽ mang tính thực tiễn hơn. Em có thể tìm hiểu xem ở địa phương mình có những gì thuộc về tài liệu lịch sử. Ví dụ như các công trình kiến trúc, đền chùa, di tích lịch sử, núi đồi...gắn với các sự kiện lịch sử.

Chúc em học tốt!

10 tháng 5 2017

tượng bác , đền 12 cô...

22 tháng 7 2017

1.Đền và Lăng Sĩ Nhiếp

2.Chùa Dâu

haha

Di tích đền Trần, Chùa tháp Phổ Minh,Phủ Thiên Trường

14 tháng 9 2017

MÌNH Ở HỘI AN CÓ CHÙA CẦU

8 tháng 3 2022

Tham khảo nhé

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.


 

20 tháng 8 2017

Trong suốt chiều dài lịch sử, cư dân Thái Bình phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, địch họa. Hoàn cảnh ấy góp phần hình thành, hun đúc nên truyền thống bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo của người dân Thái Bình trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Truyền thống hiếu học, đỗ đạt khoa bảng cũng là nét nổi bật trong văn hóa Thái Bình. Chính những yếu tố đó đã tạo cho Thái Bình có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng và giá trị.

Chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Một trong những thành tố trong kho tàng di sản văn hóa đó là các di tích lịch sử văn hóa, những bằng chứng xác thực, cụ thể về đặc điểm lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ của con người. Các di tích lịch sử văn hóa chính là những thông điệp của quá khứ được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau, ở đó người ta đã cảm nhận được quá khứ, và từ đó tìm đến với truyền thống lịch sử, những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Trên cơ sở truyền thống lịch sử, các thế hệ đi sau tiếp nối và sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh Thái Bình có tổng số 2.539 di tích, đã và chưa được xếp hạng, trong đó, đậm đặc nhất là ở các huyện: Hưng Hà (667 di tích), Thái Thụy (447 di tích), Quỳnh Phụ (351 di tích), Vũ Thư (298 di tích),... Thống kê cho thấy, Thái Bình là tỉnh có số lượng di tích khá lớn nhưng mật độ di tích phân bố ở các huyện không đồng đều. Di tích tập trung dày đặc ở ba huyện là Hưng Hà, Thái Thụy và Quỳnh Phụ với 1.495 di tích (chiếm trên 50% tổng số di tích toàn tỉnh). Trong khi đó, thành phố Thái Bình chỉ có 85 di tích.

Tỉnh có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, là di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư) và di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Hưng Hà). 151 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó chủ yếu là các di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, tập trung nhiều nhất ở các huyện Hưng Hà (29 di tích), Thái Thụy (29 di tích) và huyện Đông Hưng (23 di tích). Nghiên cứu kết quả xếp hạng di tích cho thấy Thái Bình có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật vào thời Lê, sau đó được trùng tu và xây dựng lại vào thời Nguyễn. Vì vậy, trong quyết định xếp hạng, các di tích này được xác định có niên đại vào thời Lê – Nguyễn. Đó là những công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị tiêu biểu, cần được quan tâm trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích cấp quốc gia.

Thái Bình hiện có 595 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, trong đó, huyện Hưng Hà có 109 di tích, Đông Hưng có 91 di tích, Quỳnh Phụ có 92 di tích, Thái Thụy có 88 di tích, Tiền Hải có 68 di tích, Kiến Xương có 57 di tích, Vũ Thư có 62 di tích và thành phố Thái Bình có 28 di tích.

Theo tư liệu thống kê của Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình, hiện nay, toàn tỉnh còn 1.791 di tích chưa được xếp hạng. Trong số đó có nhiều di tích ở các loại hình khác nhau như: Đình, chùa, đền, miếu, cổng làng, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà thờ công giáo, văn chỉ. Đa số những di tích này đều mới được tu sửa hoặc khởi dựng vào cuối thời Nguyễn. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý di tích sẽ tiến hành khảo sát lập hồ sơ khoa học cho từng di tích này, xác định giá trị của từng di tích để đề nghị Nhà nước và tỉnh Thái Bình xếp hạng, tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích. Bên cạnh đó, căn cứ vào số lượng các di tích đã được xếp hạng, cơ quan quản lý di tích đồng thời lập quy hoạch tổng thể hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo tinh thần của Nghị định 70/NĐ-CP năm 2012. Đây sẽ là cơ sở cho các kế hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi từng di tích, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững các di sản văn hóa của tỉnh, phục vụ tốt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cộng đồng cư dân địa phương và khách tham quan du lịch.

Ở góc độ phân loại loại hình, Thái Bình có ba loại hình di tích cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật và di tích khảo cổ và loại hình nào cũng có những công trình rất giàu giá trị về lịch sử và văn hóa. Có thể kể đến các di tích khảo cổ thuộc vùng đất Ngự Thiên xưa, nay là huyện Hưng Hà, nơi có hành cung Ngự Thiên được xây dựng từ thế kỷ XII, di chỉ của nghề đúc đồng An Lộng (xã Quỳnh Xá, Quỳnh Phụ), di chỉ của thành Kỳ Bố Hải Khẩu (thành phố Thái Bình, thời kỳ Trần Lãm, TK X), lăng Trần Thủ Độ (xã Liên Hiệp, Hưng Hà), lăng Thái Bảo, tướng triều Trần, Đỗ Tử Bình (xã Hồng Việt, Vũ Thư), lăng mộ An Hạ Vương và phu nhân (xã Đông Quang, Đông Hưng), lăng Phạm Huy Đĩnh (xã Chương Dương, Đông Hưng). Đặc biệt, khu phế tích của nhà Trần thuộc địa phận xã Tiến Đức (Hưng Hà) có quy mô rất rộng, tập trung chủ yếu ở làng Tam Đường. Đây là khu lăng tẩm của nhà Trần và hành cung Long Hưng dưới triều Trần. Một số di tích lịch sử nổi bật như khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại quê hương Thái Thụy, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Tân Hòa (Vũ Thư), di tích Cơ sở in của Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1930 ở xã Đình Phùng,… Những di tích lịch sử này đang phát huy vai trò tích cực trong công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ.

Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thái Bình với 770 ngôi chùa, 666 đình làng, 343 đền, 332 miếu phủ, 295 từ đường và phần còn lại là những Văn chỉ, nhà thờ Công giáo, công trình kiến trúc dân gian khác... Đây là loại hình di tích thu hút đông đảo nhất sự quan tâm thăm viếng của không chỉ cư dân địa phương mà còn của du khách thập phương, đặc biệt vào các kỳ lễ hội.

Không thể không nhắc đến chùa Keo (Thần Quang Tự), tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt năm 2012. Chùa là một trong 10 kiến trúc cổ tiêu biểu và là một trong ba ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam. Diện tích khu chùa hiện nay còn khoảng 38.000m2 (dài 300m, rộng 125m), quan nhiều lần trùng tu, hiện vẫn còn tấm bia đá rất lớn, có khắc năm Chính Hòa thứ 10 (1689). Chùa hiện có 17 tòa với 128 gian. Một điều khá độc đáo, chùa có gác chuông 3 tầng cao 12m, được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Bên trong chùa cón lại hàng nghìn mảng chạm khắc rất độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao.

Đình An Cố (xã Thụy An, huyện Thái Thụy) được xây dựng vào thời Lê với 2 tòa, 10 gian, quy mô kiến trúc rất hoành tráng. Tòa tiền tế có 7 gian, rộng 250m2, sức chứa tới hàng nghìn người; tòa hậu cung rộng 3 gian, còn lưu giữ rất nhiều mảng chạm khắc mang tính nghệ thuật cao. Trong các mạng chạm khắc có tới hàng trăm con rồng, con hổ và vô số linh vật khác. Có mảng chạm khắc về khung cảnh lao động sản xuất rất sinh động. Đây là một kiến trúc nghệ thuật đình tiêu biểu nhất ở Thái Bình (5).

Toàn cảnh ngôi đình đá làng Vược, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ.

Hệ thống xà, cột trong đình làm bằng đá.

Đình Đá (xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ) với diện tích 200m2, 2 tòa, 10 gian, được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đình có 5 vì kèo cầu, 20 cột, 14 đầu dư, hệ thống xà liên kết. Các cột hiên bằng đá xẻ vuông (32x32cm), cao 2,65m. Các cột cái tròn bằng đá, đường kính 50cm, đứng trên tảng đá thắt cổ bồng cao 50cm; Trên thân cột chạm rồng leo, đầu rồng nối với các đầu dư, được cách điệu ngậm hạc. Các vì kèo là những tảng đá lớn, kết cấu hình tam giác chạm trổ họa tiết hổ phù, mây cuộn, phượng hàm thư, văn triện kỷ hà. Các xà thượng, xà hạ liên kết với các vì kèo, cột bằng các mộng thắt. Liên kết cột và các chân tảng bằng các ngõng đá. Đặc biệt là cửa võng nối với hậu cung thuộc gian chính tẩm cũng bằng đá và là một tác phẩm điêu khắc tuyệt tác với họa tiết tứ quý, tứ linh sống động như bức tranh vẽ trên giấy.

Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) là một ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn nhất Thái Bình, được xây dựng trên diện tích 6.000m2 với 13 tòa, 66 gian, có hàng trăm mảng chặm khắc nghệ thuật. Các bức cuốn thư, đai tự, cửa võng được chạm khắc rất sinh động và được sơn son, thếp vàng.

Cảnh bên ngoài đền Tiên La .

Đền Tiên La thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục.

Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà) tọa lạc trên khu đất rộng 400m2. Ngôi đền có quy mô lớn, đẹp lộng lẫy về cả thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế (cột kèo bằng đá) tòa thượng điện và tòa hậu cung. Tòa điện, bái đường của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết. Nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tính kinh điển như Long, ly, quy, phượng đan xen với thông, cúc, trúc, mai, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái, Kiến Xương) là một quần thể kiến trúc gồm 12 công trình lớn nhỏ với 40 gian được xây dựng trên diện tích khoảng 1.000m2. Đền có nhiều mảng chạm khắc nghệ thuật tinh xảo, điều khác biệt là bức hoành mã trước cửa đền hết sức hoành tráng và sinh động.

Miếu Hai Thôn (xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư) thờ bà Đỗ Thị Khương là vợ của Lý Bí. Miếu được đại tu vào năm 1680 là một trong các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Thái Bình. Miếu gồm 3 tòa, 11 gian. Trước sân xây cuốn thư cổ, cổng hoành mã. Hiện phía trước của hai tòa đều đánh bạo kép, ngưỡng kép, chấn phong thượng hạ, các mảng cánh gà hồi hiên chạm lõng 3 tầng rồng lửa. Tường sau, hồi tả, hồi hữu đều đắp đố lụa bằng gỗ lim. Các đồ tế khí đời Lê, các cổ khám rất lớn, những cỗ ngai đồ sộ chạm lõng 5 tầng đủ các đề tài trúc long, long cuốn, long ổ… Tất cả đều sơn son, thếp vàng. Đặc biệt, miếu còn lưu giữ bức tranh cổ được vẽ vào nửa cuối thế kỷ XVII, cao 1,6m, rộng 2,2m, miêu tả vua Tiền Lý Nam Đế và Hoàng hậu một cách sinh động.

Thực trạng của các di tích ở tỉnh Thái Bình có thể phân chia thành các nhóm. Nhóm một là các di tích còn tốt. Hầu hết các di tích còn tốt đều là những di tích có niên đại muộn, chủ yếu vào thời Nguyễn và trên thực tế tình trạng của các di tích này đều nằm trong chế độ bảo quản, chưa phải áp dụng kỹ thuật tu bổ, thay thế. Những di tích thuộc nhóm này về cơ bản giữ nguyên được các yếu tố gốc từ khi xây dựng cho tới nay. Cá biệt có một vài di tích đã xuất hiện sự xâm hại của rêu, nấm mốc, mối mọt… Vì vậy, trên thực tế, loại di tích thuộc nhóm một chỉ cần áp dụng các chế độ bảo quản thường xuyên như chống mối, chống mọt, diệt rêu và nấm mốc…. Nhóm hai gồm các di tích đã có hiện tượng xuống cấp, đã được lập dự án tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2010 – 2015. Nhóm ba gồm các di tích xuống cấp trầm trọng hoặc trong tình trạng là phế tích. Đây là những di tích cần được ưu tiên về kinh phí để tu bổ, chống xuống cấp khẩn cấp nhằm tránh nguy cơ bị mất vĩnh viễn trước tác động xấu của các yếu tố khách quan.

Việc nghiên cứu giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Bình đồng thời đánh giá tốt thực trạng và tình trạng kỹ thuật tại các di tích sẽ góp phần giúp công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đạt hiệu quả hơn. Từ đó, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

23 tháng 11 2017

Trong suốt chiều dài lịch sử, cư dân Thái Bình phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, địch họa. Hoàn cảnh ấy góp phần hình thành, hun đúc nên truyền thống bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo của người dân Thái Bình trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Truyền thống hiếu học, đỗ đạt khoa bảng cũng là nét nổi bật trong văn hóa Thái Bình. Chính những yếu tố đó đã tạo cho Thái Bình có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng và giá trị.

Chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Một trong những thành tố trong kho tàng di sản văn hóa đó là các di tích lịch sử văn hóa, những bằng chứng xác thực, cụ thể về đặc điểm lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ của con người. Các di tích lịch sử văn hóa chính là những thông điệp của quá khứ được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau, ở đó người ta đã cảm nhận được quá khứ, và từ đó tìm đến với truyền thống lịch sử, những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Trên cơ sở truyền thống lịch sử, các thế hệ đi sau tiếp nối và sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh Thái Bình có tổng số 2.539 di tích, đã và chưa được xếp hạng, trong đó, đậm đặc nhất là ở các huyện: Hưng Hà (667 di tích), Thái Thụy (447 di tích), Quỳnh Phụ (351 di tích), Vũ Thư (298 di tích),... Thống kê cho thấy, Thái Bình là tỉnh có số lượng di tích khá lớn nhưng mật độ di tích phân bố ở các huyện không đồng đều. Di tích tập trung dày đặc ở ba huyện là Hưng Hà, Thái Thụy và Quỳnh Phụ với 1.495 di tích (chiếm trên 50% tổng số di tích toàn tỉnh). Trong khi đó, thành phố Thái Bình chỉ có 85 di tích.

Tỉnh có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, là di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư) và di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Hưng Hà). 151 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó chủ yếu là các di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, tập trung nhiều nhất ở các huyện Hưng Hà (29 di tích), Thái Thụy (29 di tích) và huyện Đông Hưng (23 di tích). Nghiên cứu kết quả xếp hạng di tích cho thấy Thái Bình có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật vào thời Lê, sau đó được trùng tu và xây dựng lại vào thời Nguyễn. Vì vậy, trong quyết định xếp hạng, các di tích này được xác định có niên đại vào thời Lê – Nguyễn. Đó là những công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị tiêu biểu, cần được quan tâm trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích cấp quốc gia.

Thái Bình hiện có 595 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, trong đó, huyện Hưng Hà có 109 di tích, Đông Hưng có 91 di tích, Quỳnh Phụ có 92 di tích, Thái Thụy có 88 di tích, Tiền Hải có 68 di tích, Kiến Xương có 57 di tích, Vũ Thư có 62 di tích và thành phố Thái Bình có 28 di tích.

Theo tư liệu thống kê của Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình, hiện nay, toàn tỉnh còn 1.791 di tích chưa được xếp hạng. Trong số đó có nhiều di tích ở các loại hình khác nhau như: Đình, chùa, đền, miếu, cổng làng, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà thờ công giáo, văn chỉ. Đa số những di tích này đều mới được tu sửa hoặc khởi dựng vào cuối thời Nguyễn. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý di tích sẽ tiến hành khảo sát lập hồ sơ khoa học cho từng di tích này, xác định giá trị của từng di tích để đề nghị Nhà nước và tỉnh Thái Bình xếp hạng, tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích. Bên cạnh đó, căn cứ vào số lượng các di tích đã được xếp hạng, cơ quan quản lý di tích đồng thời lập quy hoạch tổng thể hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo tinh thần của Nghị định 70/NĐ-CP năm 2012. Đây sẽ là cơ sở cho các kế hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi từng di tích, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững các di sản văn hóa của tỉnh, phục vụ tốt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cộng đồng cư dân địa phương và khách tham quan du lịch.

Ở góc độ phân loại loại hình, Thái Bình có ba loại hình di tích cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật và di tích khảo cổ và loại hình nào cũng có những công trình rất giàu giá trị về lịch sử và văn hóa. Có thể kể đến các di tích khảo cổ thuộc vùng đất Ngự Thiên xưa, nay là huyện Hưng Hà, nơi có hành cung Ngự Thiên được xây dựng từ thế kỷ XII, di chỉ của nghề đúc đồng An Lộng (xã Quỳnh Xá, Quỳnh Phụ), di chỉ của thành Kỳ Bố Hải Khẩu (thành phố Thái Bình, thời kỳ Trần Lãm, TK X), lăng Trần Thủ Độ (xã Liên Hiệp, Hưng Hà), lăng Thái Bảo, tướng triều Trần, Đỗ Tử Bình (xã Hồng Việt, Vũ Thư), lăng mộ An Hạ Vương và phu nhân (xã Đông Quang, Đông Hưng), lăng Phạm Huy Đĩnh (xã Chương Dương, Đông Hưng). Đặc biệt, khu phế tích của nhà Trần thuộc địa phận xã Tiến Đức (Hưng Hà) có quy mô rất rộng, tập trung chủ yếu ở làng Tam Đường. Đây là khu lăng tẩm của nhà Trần và hành cung Long Hưng dưới triều Trần. Một số di tích lịch sử nổi bật như khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại quê hương Thái Thụy, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Tân Hòa (Vũ Thư), di tích Cơ sở in của Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1930 ở xã Đình Phùng,… Những di tích lịch sử này đang phát huy vai trò tích cực trong công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ.

Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thái Bình với 770 ngôi chùa, 666 đình làng, 343 đền, 332 miếu phủ, 295 từ đường và phần còn lại là những Văn chỉ, nhà thờ Công giáo, công trình kiến trúc dân gian khác... Đây là loại hình di tích thu hút đông đảo nhất sự quan tâm thăm viếng của không chỉ cư dân địa phương mà còn của du khách thập phương, đặc biệt vào các kỳ lễ hội.

Không thể không nhắc đến chùa Keo (Thần Quang Tự), tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt năm 2012. Chùa là một trong 10 kiến trúc cổ tiêu biểu và là một trong ba ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam. Diện tích khu chùa hiện nay còn khoảng 38.000m2 (dài 300m, rộng 125m), quan nhiều lần trùng tu, hiện vẫn còn tấm bia đá rất lớn, có khắc năm Chính Hòa thứ 10 (1689). Chùa hiện có 17 tòa với 128 gian. Một điều khá độc đáo, chùa có gác chuông 3 tầng cao 12m, được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Bên trong chùa cón lại hàng nghìn mảng chạm khắc rất độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao.

Đình An Cố (xã Thụy An, huyện Thái Thụy) được xây dựng vào thời Lê với 2 tòa, 10 gian, quy mô kiến trúc rất hoành tráng. Tòa tiền tế có 7 gian, rộng 250m2, sức chứa tới hàng nghìn người; tòa hậu cung rộng 3 gian, còn lưu giữ rất nhiều mảng chạm khắc mang tính nghệ thuật cao. Trong các mạng chạm khắc có tới hàng trăm con rồng, con hổ và vô số linh vật khác. Có mảng chạm khắc về khung cảnh lao động sản xuất rất sinh động. Đây là một kiến trúc nghệ thuật đình tiêu biểu nhất ở Thái Bình (5).

Toàn cảnh ngôi đình đá làng Vược, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ.

Hệ thống xà, cột trong đình làm bằng đá.

Đình Đá (xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ) với diện tích 200m2, 2 tòa, 10 gian, được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đình có 5 vì kèo cầu, 20 cột, 14 đầu dư, hệ thống xà liên kết. Các cột hiên bằng đá xẻ vuông (32x32cm), cao 2,65m. Các cột cái tròn bằng đá, đường kính 50cm, đứng trên tảng đá thắt cổ bồng cao 50cm; Trên thân cột chạm rồng leo, đầu rồng nối với các đầu dư, được cách điệu ngậm hạc. Các vì kèo là những tảng đá lớn, kết cấu hình tam giác chạm trổ họa tiết hổ phù, mây cuộn, phượng hàm thư, văn triện kỷ hà. Các xà thượng, xà hạ liên kết với các vì kèo, cột bằng các mộng thắt. Liên kết cột và các chân tảng bằng các ngõng đá. Đặc biệt là cửa võng nối với hậu cung thuộc gian chính tẩm cũng bằng đá và là một tác phẩm điêu khắc tuyệt tác với họa tiết tứ quý, tứ linh sống động như bức tranh vẽ trên giấy.

Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) là một ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn nhất Thái Bình, được xây dựng trên diện tích 6.000m2 với 13 tòa, 66 gian, có hàng trăm mảng chặm khắc nghệ thuật. Các bức cuốn thư, đai tự, cửa võng được chạm khắc rất sinh động và được sơn son, thếp vàng.

Cảnh bên ngoài đền Tiên La .

Đền Tiên La thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục.

Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà) tọa lạc trên khu đất rộng 400m2. Ngôi đền có quy mô lớn, đẹp lộng lẫy về cả thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế (cột kèo bằng đá) tòa thượng điện và tòa hậu cung. Tòa điện, bái đường của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết. Nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tính kinh điển như Long, ly, quy, phượng đan xen với thông, cúc, trúc, mai, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái, Kiến Xương) là một quần thể kiến trúc gồm 12 công trình lớn nhỏ với 40 gian được xây dựng trên diện tích khoảng 1.000m2. Đền có nhiều mảng chạm khắc nghệ thuật tinh xảo, điều khác biệt là bức hoành mã trước cửa đền hết sức hoành tráng và sinh động.

Miếu Hai Thôn (xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư) thờ bà Đỗ Thị Khương là vợ của Lý Bí. Miếu được đại tu vào năm 1680 là một trong các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Thái Bình. Miếu gồm 3 tòa, 11 gian. Trước sân xây cuốn thư cổ, cổng hoành mã. Hiện phía trước của hai tòa đều đánh bạo kép, ngưỡng kép, chấn phong thượng hạ, các mảng cánh gà hồi hiên chạm lõng 3 tầng rồng lửa. Tường sau, hồi tả, hồi hữu đều đắp đố lụa bằng gỗ lim. Các đồ tế khí đời Lê, các cổ khám rất lớn, những cỗ ngai đồ sộ chạm lõng 5 tầng đủ các đề tài trúc long, long cuốn, long ổ… Tất cả đều sơn son, thếp vàng. Đặc biệt, miếu còn lưu giữ bức tranh cổ được vẽ vào nửa cuối thế kỷ XVII, cao 1,6m, rộng 2,2m, miêu tả vua Tiền Lý Nam Đế và Hoàng hậu một cách sinh động.

Thực trạng của các di tích ở tỉnh Thái Bình có thể phân chia thành các nhóm. Nhóm một là các di tích còn tốt. Hầu hết các di tích còn tốt đều là những di tích có niên đại muộn, chủ yếu vào thời Nguyễn và trên thực tế tình trạng của các di tích này đều nằm trong chế độ bảo quản, chưa phải áp dụng kỹ thuật tu bổ, thay thế. Những di tích thuộc nhóm này về cơ bản giữ nguyên được các yếu tố gốc từ khi xây dựng cho tới nay. Cá biệt có một vài di tích đã xuất hiện sự xâm hại của rêu, nấm mốc, mối mọt… Vì vậy, trên thực tế, loại di tích thuộc nhóm một chỉ cần áp dụng các chế độ bảo quản thường xuyên như chống mối, chống mọt, diệt rêu và nấm mốc…. Nhóm hai gồm các di tích đã có hiện tượng xuống cấp, đã được lập dự án tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2010 – 2015. Nhóm ba gồm các di tích xuống cấp trầm trọng hoặc trong tình trạng là phế tích. Đây là những di tích cần được ưu tiên về kinh phí để tu bổ, chống xuống cấp khẩn cấp nhằm tránh nguy cơ bị mất vĩnh viễn trước tác động xấu của các yếu tố khách quan.

Việc nghiên cứu giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Bình đồng thời đánh giá tốt thực trạng và tình trạng kỹ thuật tại các di tích sẽ góp phần giúp công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đạt hiệu quả hơn. Từ đó, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

24 tháng 10 2023

Những nguồn tu liệu để biết và phục dựng lại lịch sử

- Tư liệu lưu trữ và văn bản: Các hồ sơ chính quyền, văn bản lịch sử, tài liệu chính trị, kinh tế và xã hội được lưu trữ tại các cơ quan chính phủ, thư viện quốc gia và viện bảo tàng.

- Di tích lịch sử và kiến trúc: Các di tích lịch sử như đền thờ, ngôi đền, tòa nhà cổ kính và kiến trúc truyền thống có thể cung cấp thông tin quý báu về cuộc sống và văn hóa trong quá khứ.

- Vật phẩm và hiện vật cổ đại: Các bảo tàng và bảo tàng lịch sử thường trưng bày các hiện vật như đồ trang sức, đồ điêu khắc, vật phẩm gia đình, và các đồ vật cổ đại khác để giới thiệu về cuộc sống của các triều đại và thời kỳ lịch sử khác nhau.

- Nghiên cứu lịch sử và tài liệu sách báo: Các tác phẩm nghiên cứu lịch sử của học giả, sách, bài báo, và tài liệu học thuật có thể cung cấp thông tin sâu rộng và phân tích về lịch sử.

- Hình ảnh và hình phục dựng: Các hình ảnh, bức tranh, và mô hình phục dựng có thể giúp hình dung lại cuộc sống và sự kiện trong quá khứ.

Ở Phú Thọ, ta có:
- Đền Hùng
- Bảo tàng và trung tâm văn hóa
- Di tích lịch sử và kiến trúc
- Tài liệu lưu trữ và văn bản
- Kí ức của người dân

21 tháng 8 2017

địc phương của mình ở phúc thọ nhé

21 tháng 8 2017

làm nhanh thé

mấy câu trước làm xong chưahehe

14 tháng 10 2023

Tham khảo

- Tài liệu lịch sử chính thức: Bao gồm các văn bản, di chúc, luật pháp, bản ghi, công văn từ các quốc gia, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ. Ví dụ: Hiệp định Đại Hàn trong lịch sử Hàn Quốc, Hiến chương Quốc hội năm 1946 của Việt Nam.

- Tài liệu lịch sử không chính thức: Bao gồm nhật ký, thư từ cá nhân, báo cáo, tạp chí, sách, tiểu thuyết, văn bản tôn giáo và văn bản nhân chứng. Ví dụ: Nhật ký của Anne Frank về Thế chiến II, Tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình" của Leo Tolstoy.

- Hiện vật lịch sử: Bao gồm các đồ vật, công trình kiến trúc, bảo vật, di tích, hình ảnh, bản đồ, phim và âm thanh. Ví dụ: Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, bức tranh "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci.

- Tư liệu nhiệm vụ: Bao gồm các cuộc phỏng vấn, hỏi đáp, khảo sát và thăm dò ý kiến. Đây là cách thu thập thông tin từ những người đã trải qua một sự kiện hoặc giai đoạn lịch sử. Ví dụ: Phỏng vấn nhân chứng sống về Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nghiên cứu khoa học và khảo sát xã hội: Bao gồm việc sử dụng phương pháp khoa học để phân tích dữ liệu và tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của một thời kỳ lịch sử. Ví dụ: Nghiên cứu kinh tế thế kỷ 19 dựa trên số liệu thống kê.
- Nguồn điện tử và truyền thông: Bao gồm các tài liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu, báo cáo báo chí, video, podcast và các nguồn thông tin liên quan khác. Ví dụ: Các bài báo lịch sử trên trang web của Viện Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, video tài liệu lịch sử trên YouTube.