K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Khi đó nhiệt năng của cục sắt giảm đi và của nước tăng lên. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt

⇒ Đáp án B

24 tháng 11 2017

Đáp án: B

   Do nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp nên khi thả cục sắt nóng vào chậu nước lạnh thì nhiệt năng truyền từ cục sắt sang chậu nước.

5 tháng 3 2018

Đáp án B

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi.

Khi đó, nhiệt năng của cục sắt giảm đi và của nước tăng lên

Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.Câu 22: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?A. Khi chuyển...
Đọc tiếp

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 22: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.


Câu 23: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Khối lượng.             B. Thể tích.                   C. Nhiệt năng.                     D. Nhiệt độ.
Câu 24: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 25: Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
B. Từ cơ năng sang cơ năng.
C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 26: Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4190J/kg.độ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
A. Nóng thêm 30,70C.
B. Nóng thêm 34,70C.
C. Nóng thêm 28,70C.
D. Nóng thêm 32,70C.
Câu 27: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000kJ.
B. Q = 5700J.
C. Q = 5700kJ.
D. Q = 57000J.

Câu 28: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)

Muốn có 100lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. V = 2,35lít.                 B. V = 23,5lít.C. V = 0,235lít.               D. Một kết quả khác.
Câu 29: Pha một lượng nước ở 800C vào bình chưa 9 lít nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 360C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Một giá trị khác.                B. m = 2,86g.              C. m = 2,86kg.                             D. m = 28,6kg.
Câu 30:
Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. Cho cnước = 4200J/kg.K và Cthép = 460J/kg.K.

A.  230C                      B.  200C                      C.  600C                        D.  400C

 

0
18 tháng 9 2019

- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: ném một vật lên cao.

- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: thả một miếng nhôm nóng vào cốc nước lạnh.

- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.

26 tháng 2 2019

Chọn C

Vì miếng đồng thả vào nước đang sôi rồi nóng lên là do miếng đồng đã nhận nhiệt lượng do nước tỏa ra chứ không có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng hoặc ngược lại.

2 tháng 5 2021

chọn C

17 tháng 4 2017

C5:

a) Vận tốc tăng dần.

b) Vận tốc giảm dần.

C6:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C7:

Ở vị trí A và C, thế năng của con lắc là lớn nhất.

Ở vị trí B, động năng của con lắc là lớn nhất.

C8:

Ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất (bằng 0).

Ở vị trí B, thế năng nhỏ nhất.

17 tháng 4 2017

C5:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C6:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C7:

Ở vị trí A và C, thế năng của con lắc là lớn nhất. Ở vị trí B động năng của con lắc là lớn nhất.

C8:

Ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất (bằng 0). Ở vị trí B, thế năng nhỏ nhất.

16 tháng 4 2022

Miếng đồng thả vào nước đang sôi, nóng lên.

3 tháng 3 2018

- Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Câu 1 :Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?Câu 2 :Quả bóng từ trên cao nảy xuống đất nảy lên không đến độ cao ban đầu. Vậy cơ năng của quả bóng giảm xuống và biến đi đâu?Câu 3 :Tại sao xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa lại thường làm bằng...
Đọc tiếp

Câu 1 :Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 2 :Quả bóng từ trên cao nảy xuống đất nảy lên không đến độ cao ban đầu. Vậy cơ năng của quả bóng giảm xuống và biến đi đâu?
Câu 3 :Tại sao xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa lại thường làm bằng sứ?
Câu 4 :Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dầy ?
Câu 5 :Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng kim loại ta cảm thấy lạnh hơn sờ vào miếng gỗ? Có phải nhiệt độ của kim loại thấp hơn nhiệt đọ của gỗ hay không?
Câu 6 :Vì sao khi đun nước, ngọn lửa (nguồn nhiệt) thường ở đáy của ấm? giải thích?

Giusp nha khocroi

4
27 tháng 8 2016

Câu 1: Khi xoa hai bàn tay vào nhau thì tay ta thực hiện công, nhiệt năng của tay ta tăng lên và nóng lên nên nhiệt độ tay ta tăng lên
Câu 2: Cơ năng của quả bóng đã chuyển thành nhiệt năng
Câu 3: Xoong nồi thường làm bàng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi đun nấu, xoong nồi sẽ nóng nên nhanh và truyền nhiệt vào thức ăn ở trong nồi nên thức an trong nồi sẽ nhanh chín. Còn bát đĩa đc làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém nên khi để thức ăn ra đĩa ta cầm sẽ ko bị bỏng
Câu 4: Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh vì vậy khi mặc nhìu áo mỏng thì cơ thể ta sẽ truyền nhiệt cho chúng. Nhưng vì chúng là nhìu lớp áo nên giữa chúng có ko khí xen vào đc , mà ko khí dẫn nhiệt kém nên đã ngăn cản rất tốt sự truyền nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài môi trường . còn khi mặc một chiếc áo dày thì lớp ko khí xen vào sẽ mỏng hơn nên nhiệt truyền ra ngoài môi trường n` hơn. Vậy........
Câu 5: Kim loại dẫn nhiệt tốt, miếng gỗ dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của các vật xung quanh. Vì vậy khi sờ tay vào miếng kim loại thì nhiệt từ tay ta đc truyền rất nhanh sang mặt bàn và phát tán nhanh, tay ta bị mất nhìu nhiệt nên có cảm giác lạnh đi nhìu. Còn khi sờ tay vào miếng gỗ thì nhiệt từ tay ta truyền sang chúng rất chậm và phân tán cũng rất chậm nên tay ta mất ít nhiệt và ko có cảm giác bị lạnh đi
Câu 6: Ngọn lửa ở đáy ấm vì khi đun như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn. khi đun ở đáy ấm thì nước ở đáy ấm nóng lên trước, nước ở đáy ấm có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên. Nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dịch chuyển xuống dưới đáy ấm sẽ típ tục đc làm nóng và lại dịch chuyển lên trên . Cứ típ tục như vậy thì nước trong ấm sẽ nóng lên nhanh

27 tháng 8 2016

1. cơ năng → nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

2 cơ năng của quả bóng biến thành nhiệt năng làm quả bóng nóng lên.

3.xoong nồi thường làm bằng kim loại vì khi nấu nhiệt sẽ truyền nhanh hơn qua thức ăn làm thức ăn mau chín vì kim loại hấp dẫn nhiệt tốt , còn bát đĩa làm bằng sứ dẫn nhiệt kém nên khi cầm chúng ta không bị bỏng 

4.nhiều lớp áo mỏng sẽ tạo ra nhiều lớp không kí mà không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt từ cơ thể sẽ truyền chậm hơn nên tạo cho ta cảm giác ấm hơn khi mặc áo dày 

5.vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi lạnh ta sờ vào thanh kim loại sẽ cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào thanh gỗ. không phải

6.vì khi đun như vậy nước sẽ nhanh sôi hơn. nước ở nhiệt độ cao có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên còn nước bên trên sẽ di chuyển xuống dưới và tiếp tục lại bị đun , cứ tiếp tục như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn