Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Sinh vật có sự phân bố như vậy là do: Môi trường sống ở mỗi lớp nước khác nhau về nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, áp suất, nguồn thức ăn,… Mà mỗi sinh vật chỉ thích nghi với các yếu tố môi trường trong một khoảng giới hạn nhất định. Do đó, ở mỗi lớp nước sẽ có những sinh vật đặc trưng thích nghi với môi trường sống ở lớp nước đó.
Tham khảo!
Cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung là:
- Cơ thể người được cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.
- Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi hệ cơ quan lại được cấu tạo bởi các cơ quan và thực hiện các vai trò nhất định.
* Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất rắn.
* Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất khí và lỏng.
* Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong cả chân không.
Tham khảo!
Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán:
- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.
Tham khảo!
Ví dụ: Khi lặn trong biển
Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.
Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của da. Từ đó, nắm được chức năng của mỗi lớp cấu tạo đó.
Lời giải chi tiết
a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:
Các lớp cấu tạo của da | Chức năng |
Lớp biểu bì | Chức năng bảo vệ |
Lớp bì | Chức năng xúc giác, bài tiết |
Lớp mỡ dưới da | Chức năng cách nhiệt, bảo vệ |
b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da
Lớp cấu tạo | Một số bộ phận |
Lớp biểu bì | Thân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục |
Lớp bì | Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi |
Lớp mỡ dưới da | Tế bào mỡ |
a)
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất
b)
- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng
- Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật
Tham khảo!
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh | Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh |
- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật. | - Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch). |
- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh. | - Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. |
Tham khảo!
Nốt ruồi
Tàn nhang
Nám da
- Là những nốt nhỏ sậm màu (hầu hết có màu nâu hoặc đen), có hình tròn hoặc bầu dục, thường nổi trên bề mặt da, kích thước thường lớn hơn tàn nhang.
- Là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu nhạt hoặc đen trên da, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm, kích thước nhỏ hơn nốt ruồi và nám da.
- Là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da, kích thước lớn hơn tàn nhang.
- Có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.
- Thường xuất hiện ở mặt, vai, cổ, tay và lưng.
- Thường xuất hiện ở vùng mặt.