Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vườn quốc gia Yasuni được cho là vị trí đa dạng sinh học cao nhất trên Trái Đất. Vườn quốc gia này là trung tâm của một khu vực nhỏ, nơi các loài động vật lưỡng cư, chim, động vật có vú, và sự đa dạng thực vật có mạch tất đều đạt đến mức tối đa trong phạm vi Tây bán cầu.
bạn tk
Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.
Môi trường đới ôn hòa có đa dạng sinh học cao nhất. Vì khí hậu môi trường này rất thích hợp cho sự phát triển của rừng nhiệt đới, dẫn đến đa dạng động vật ăn cỏ, rồi động vật ăn thịt.
* Sự đa dạng sinh học động vật ở nơi em ở
- Đa dạng sinh học là toàn bộ sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng. Nơi có số lượn loài và số lượng cá thể của mỗi loài nhiều cho nơi có đọ đa dạng sinh học cao.
- Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con nhười ổn định
* Một số biện pháp để bảo vệ sự đa dạng động vật ở nơi đó:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
Môi trường giàu có nhất về số loài là những khu rừng mưa nhiệt đới; những dải san hô, những khu đầm, hồ ở vùng nhiệt đới và những khu vực sâu nhất của biển (Pianka, 1966; Goombrige, 1992). Sự giàu có về loài cũng được tìm thấy trong các nơi cư trú trên cạn khác của vùng nhiệt đới như những khu rừng rụng lá, savan cây bụi, đồng cỏ và sa mạc (Mares, 1992) và các rừng cây bụi thuộc vùng ôn đới. Trong các rừng mưa nhiệt đới, sự ĐDSH là sự giàu có của các loài côn trùng. Tại các rạn san hô, sự đa dạng trải rộng ra ở nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng tại các khu vực sâu của biển có thể là do thời gian, diện tích rộng lớn và độ ổn định của môi trường cũng như là do những tính chất đặc biệt của các loại trầm tích nơi đó (Etter and Grassle, 1992). Sự phong phú của những loài cá và các loài khác trong những hồ rộng ở vùng nhiệt đới là do sự phân ly thích nghi trong một chuỗi những khu cư trú tách biệt và giàu chất dinh dưỡng.
Bảng 1.5. Số loài động vật có vú của một số nước nhiệt đới và ôn đới
Những nước nhiệt đới | Số loài | Số loài trên 10.000 km2 | Những nước ôn đới | Số loài | Số loài trên 10.000 km2 |
Angola | 275 | 76 | Achentina | 255 | 57 |
Brazin | 394 | 66 | úc | 299 | 41 |
Côlômbia | 358 | 102 | Canada | 163 | 26 |
Costa Rica | 203 | 131 | Ai cập | 105 | 31 |
Kenya | 308 | 105 | Pháp | 113 | 39 |
Mêxicô | 439 | 108 | Nhật Bản | 186 | 71 |
Nigeria | 274 | 82 | Marốc | 108 | 39 |
Peru | 359 | 99 | Nam Phi | 279 | 79 |
Vênzuela | 305 | 92 | Anh | 77 | 33 |
Zaia | 409 | 96 | Hoa Kỳ | 367 | 60 |
bạn tham khảo nha
Câu 1:Thực trạng đa dạng sinh học nước ta hiện nay như thế nào ?
Việt Nam, là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước... Ðến nay, chúng ta đã thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước cũng có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới; 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...
Theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đông mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính, trong đó có hơn 10 hệ thống sông mà lưu vực có diện tích trên 10.000km2 như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai... Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt Nam còn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu. Song song đó còn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô thị.
Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số loài sinh vật nước ngọt đã được biết đến là hơn 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt. Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).
Các con số thống kê nêu trên chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học của Việt Nam, khi mà số lượng loài mới được phát hiện không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó chứng minh nguồn tài nguyên về đa dạng loài động, thực vật ở Việt Nam chưa thực sự được hiểu biết đầy đủ.
Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tình trạng bảo tồn về đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn chiến tranh, ít nhất 2,2 triệu héc-ta rừng đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn 1943 - 1973. Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng tiếp tục diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc do nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối với các loài linh trưởng. Bên cạnh đó là nhiều nguyên nhân khác như: chuyển đổi đất khi chưa có đủ luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, loài ngoại lai xâm hại, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, và áp lực từ việc tăng nhanh dân số.
Câu 2:Em hãy đề xuất 1 số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Câu 3:Là học sinh em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ?
Là học sinh, để bảo vệ đa dạng sinh học, cần làm: Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. Không chặt phá bừa bãi cây xanh.
chúc bạn học tốt nha
môi trường hoang mạc có động vật phong phú hơn môi trường khác, vì một số lí do nào đó. Biện pháp: săn bắn động vật rồi đổi cho nước khác các động vật nước mình chưa có
Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.
→ Đáp án C
Có các nguyên nhân sau:
- Mất và phá hủy nơi cư chú
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái
- Sự nhập nội của các loài ngoại lai
- Khai thác quá mức
- Gia tăng dân số
- Ô nhiễm
- Biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nguyên nhân gây ra sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.
- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.
- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
rừng nhiệt đới
tham khảo
Colombia thì đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học cao, với tỷ lệ loài tính theo đơn vị diện tích cao nhất thế giới và là nơi có đông loài đặc hữu hơn bất kì quốc gia nào khác. Khoảng 10% số loài trên Trái Đất chỉ có thể tìm thấy ở Colombia, cụ thể là hơn 1.900 loài chim, nhiều hơn cả số loài ở Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại.