K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Tôi không phải cô gái người Hà Nội, nhưng từ thủa bé còn trên ghế nhà trường tôi đã giành cho Hà Nội một tình cảm rất đặc biệt, ngày đó tôi cảm nhận về Hà Nội đó là một nơi vô cùng đẹp. Trong tâm trí của một đứa học sinh cấp 1 như tôi thì Hà Nội là cái gì đó xa vời quá, là cầu Thê Húc màu đỏ rực trong bài học về Hồ Gươm, là Lăng Bác Hồ thiêng liêng trong những lời kể của cô giáo, là Quốc Tử Giám xuất hiện trên những trang sách,…Trong những thước phim và trang sách thì Hà Nội mà tôi biết đẹp vô cùng và dường như tôi đã phải lòng nơi này qua những địa danh nổi tiếng và những câu thơ của các nhà thi sĩ tài ba.

Cũng lâu lắm rồi nhỉ, Hà Nội mới có những ngày nắng gắt như này, những ngày đầu mùa Hạ sẽ khiến người ta nhớ da diết mùa xuân đã qua và mong chờ mùa Thu tới, đem theo tiết trời mát vẻ và không khí dễ chịu đến. Hà Nội là nơi thể hiện rõ nhất 4 mùa trong một năm, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng của nó, đối với cá nhân tôi thì mùa Thu của Hà Nội là khoảng thời gian tôi thích nhất. Không lạnh như mùa Đông, Nắng như mùa Hạ cũng không có những cơn mưa phùn như mùa Xuân. Mùa Thu mang trong mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, không khí se lạnh, tôi thích cái cảm giác đi dưới tán cây lá vàng ở con đường Phan Đình Phùng và ngửi mùi hoa sữa ở đường Nguyễn Chí Thanh trong cái thời tiết se lạnh làm lòng người xao xuyến. Tôi gọi mùa Thu Hà Nội là “thời gian để yêu“

Tôi có một niềm đam mê với những bài hát và những câu thơ về Hà Nội, thật biết cách làm người khác thương nhớ. Một bức tranh mang một nỗi buồn man mác mang tên mùa Thu Hà Nội

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng trình qua ngõ

Hình như Thu đã về…”

(Trích Sang Thu – Hữu Thỉnh)

Ngày trước chưa đặt chân đến Hà Nội thì tôi không hề thích mùa Thu một chút nào, mùa Thu là khoảng thời gian cây cối cứ khô héo không có sức sống, da thì khô, nói chung tôi không hề thích cho đến khi đặt chân đến Hà Nội và cảm nhận 4 mùa ở đây. Mùa Thu Hà Nội là mùa thay lá, có những con đường lá lãng mạn như trên phim Hàn Quốc và chỉ cần có một cơn gió khẽ qua cũng đã làm cho những chiếc lá này rơi xuống như cơn mưa. Điều đặc biệt hơn là bạn sẽ được ngửi mùi hương hoa sữa nhàn nhạt mỗi khi vào mùa, tất cả những điều này đã tạo nên trong tôi một mùa Thu Hà Nội rất đẹp của riêng tôi, dù có đi đâu thì nó vẫn làm tôi nhớ da diết.

Có lẽ bạn không biết rất nhiều mối tình được xe tơ bằng ” mùa Thu Hà Nội “, những cặp đôi thường có sở thích đưa nhau đi vi vu khắp ngõ nghách của Hà Nội, ăn những món ăn đặc sản của mùa Thu, chụp ảnh dưới những tán lá cây vàng,…cứ thế người ta gọi đây là ‘mùa để yêu thương” và tôi cũng đã tìm được người thương ở thời điểm này. Cảm ơn “cậu” vì đã giúp tớ không cô đơn nơi đất khách này.

Mùa Thu Hà Nội là cái mùa dễ gây thương nhớ và cũng dễ khiến người ta quyến luyến khi muốn đi xa. Những người vãng lai đã từng ở Hà Nội vào mùa Thu thì chắc chắn khi đi sẽ thường ngẩn ngơ thương nhớ cái không khí dễ chịu của những ngày mát mẻ, có chút se se lạnh. Tôi có một người bạn bằng tuổi ở Hồ Chí Minh, năm ngoái vào tháng 10 đã ra thăm tôi nhưng chỉ ở lại được 2 tuần đã phải về. Bạn đấy về được vài hôm đã gọi điện lại cho tôi nói “Tớ nhớ Hà Nội quá! Giá như ở lại Hà Nội thêm để tận hưởng nốt không khí mùa Thu Hà Nội, để cậu đưa tớ đi thêm nhiều địa điểm và ăn nhiều món ăn hơn“. Hỏi ra có phải cậu lỡ phải lòng cô gái nào rồi không? thì không nói được nhưng vẫn cứ bảo sang năm muốn ra tiếp. Tôi thích sự giản dị của Hà Nội mặc dù là thành phố lớn nhưng có cà phê vỉa hè, trà đá, bán hàng rong, tôi thích cảm giác dậy sớm ngày cuối tuần đi ăn bát phở buổi sáng rồi lượn lờ khắp các con phố cổ, Phan Đình Phùng, Hồ Tây…sau đó tạo vào quán cà phê nào đó ngồi buôn chuyện với bạn bè đến chiều rồi về. Hà Nội là thế đấy, đâu phải lúc nào cũng nhộn nhịp, hối hả đâu, cũng có những lúc yên bình và nhẹ nhàng theo cách riêng của nó.

Thói quen uống cà phê vỉa hè của người dân Hà Nội

Phố cổ buổi tối với nhiều hàng quán mở ra

Hà Nội trong tôi cứ thế ăn sâu vào tâm trí, chỉ cần đi đâu một thời gian ngắn là chắn tôi sẽ cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó mà bứt rứt không yên. Khó có ai lỡ rời xa Hà Nội khi mùa thu tới, và cũng không có một ai đang ở nơi xa xôi lại không tìm đường quay về với Hà Nội, để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ những đặc sản của ngày Thu tuyệt đẹp giữa thành phố nổi tiếng này.

Nhớ lắm cái cảm giác mùa Hạ với những cơn mưa đầu mùa, nhớ mỗi khi ta ngủ dậy, mở mắt ra thấy bầu trời mát mẻ vì cơn mưa đêm qua. Để rồi ra ngoài đường nhiệt độ mát mẻ khiến khuôn mặt ai cũng hớn hở cười nói, cơ mặt giãn ra không như những hôm trời nắng. Đi đường nhìn những chiếc lá cây có màu xanh nổi bật cả một vùng trời nhờ được tắm dưới những hạt mưa đêm qua, bầu trời lúc này thật đẹp. Tôi thích được nhìn thấy những chiếc xe đạp chở đầy hoa tươi, chiếc xe chở sắc màu của mùa hè đi khắp các con phố sao mà xinh xắn thế. Hà Nội đặc biệt thế đấy, chỉ cần bước xuống phố là bao mệt mỏi đều tan biến.

Hoa Phượng rực đỏ một vùng trời

Khi bạn có một nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón bạn trở về thì chắc chắn bạn sẽ rất hạnh phúc. Ở đó có những điều gắn liền với tuổi thơ của bạn và được gặp những người bạn một thời tóc xanh cùng đạp xe đến trường nhưng nay đã lốm đốm bạc màu.

Có lẽ những ai gắn bó với Hà Nội từ những ngày bé thì vẫn sẽ lưu luyến vẻ cổ kính ngày trước rất nhiều, vì thực sự tôi còn không quen với thành phố đầy nhà cao tầng hiện đại như bây giờ. Những ai ở Hà nội từ ngày xưa thì chắc chắn sẽ nhớ những con hẻm nhỏ hoặc ngõ to có những món ăn cổ truyền, vào giờ tan làm sẽ bị tắc đường. Nhớ hương vị cà phê cóc quen ai cũng biết và những ngôi nhà nhỏ mà nay chỉ phố cổ giữ lại được.

Những ai đã có tuổi trẻ học và làm việc ở thành phố này thì chắc chắn sẽ có cảm nhận về Hà Nội trong tâm trí rất đẹp và nếu có ngày phải rời xa để đến một thành phố khác chắc chắn sẽ không khỏi nhớ thương nơi đây. Một thành phố giữ những ước mơ và hoài niệm thời trẻ của bạn, nơi giúp bạn dày dạn và trưởng thành hơn. Là những tối Hồ Tây bạn bè tụ tập bạn bè uống nước, những lần ăn kem và ngắm bình minh Hồ Tây. Đặc biệt là những đêm lang thang vài lon bia cùng đám bạn trên cầu Long Biên đến muộn rồi lại đi chợ hoa đêm đến rạng sáng mới về.

Có những buổi tụ tập bạn bè cuối tuần

Cầu Long biên gắn liền với những buổi tối đi phượt

Hà Nội cứ thế đi vào lòng người, chẳng có gì quá đặc biệt nhưng mọi thứ thuộc về Hà Nội lại gây thương nhớ cho mỗi người, nỗi nhớ dai dẳng không thể bỏ qua. Thật khó có ngòi bút hay ngôn từ nào có thể diễn tả được hết cái đặc sắc của Hà Nội. Đến với thành phố Thủ Đô này bạn sẽ có cảm nhận về Hà Nội một cách sâu sắc với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, bạn sẽ khó mà quên được mùa Thu Hà Nội với vẻ đẹp bình dị và êm ái. Trên đây là cảm nhận riêng của tôi đối với Hà Nội, còn bạn có cảm nhận về Hà Nội như nào hãy để lại ý kiến bên dưới nhé!

31 tháng 10 2021

viết mấy câu cho đến mấy câu vậy bạn phải nói mik mới biết chứ chẳng nhẽ lại viết vô hạn câu ^^

24 tháng 2 2016

Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru cội nguồn Việt Nam, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ ấu. Sung sướng biết bao khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần.

25 tháng 2 2016

ko có phép nhân hóa hả bạn

19 tháng 12 2023

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường .............

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. 

Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. 

Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

    Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

   Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

   Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện Cây khế). Thạch Sanh được tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

    Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

      Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

   Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.

“Chuyện cổ nước mình” hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật , phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ:

   Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

   Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

“Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, suy nghĩ của thầy cô và các bạn về tình cảm gắn bó của con người với quê hương. 

20 tháng 12 2016

Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.

Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?

Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.

Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.

Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...

 

Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.

 

Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.

Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.



 

21 tháng 12 2016

Bài làm

Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.

Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?

Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi

có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.

Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.

Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...

 

Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.

 

Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.

Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.

6 tháng 12 2016

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

20 tháng 2 2017

hay

13 tháng 4 2020

- Họ rất can đảm, hết lòng vì tính mạng của nhân dân nè ._.