Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. B
→ Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
2. C
→ Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thực quyền trong tay chúa Trịnh.
3. D
→ Nguyễn Danh Phương, tục gọi là quận Hẻo, trước làm thủ hạ của các thủ lĩnh Tế và Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây.
4. B
→ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài
5. B
→ Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
6. D
→ Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
7. A
→ Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách "vườn không nhà trống", chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
8. C
10. A
→ Khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra với mục tiêu chống lại chế độ phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân, do giai cấp nông dân lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng, sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến, phá vỡ xu hướng cát cứ, tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước.
11. D
→ Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.
12. D
13. A
→ Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
14. B
→ Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ là bù nhìn, người nắm thực quyền là chúa Trịnh.
15. D
→ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, do sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến trong nước nên nhân cơ hội đó các thế lực từ bên ngoài lăm le xâm lược Đại Việt.
16. B
→ Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
17. C
→ Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thhuwcj quyền trong tay chúa Trịnh.
18. A
19. D
20. A
→ Sau khi đánh đuổi được ngoại xâm, đất nước cũng đã được thống nhất thì nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn là ổn định và khôi phục lại đất nước về mọi mặt sau một thời gian dài liên miên chiến tranh.
21. C
22. D
→ Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước thay cho chữ Hán thể hiện sự tự chủ của dân tộc vì chữ Nho là chữ sáng tạo của người Việt.
23. C
24. A
25. B
26. D
27. B
→ Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung chủ trương xây dựng một mối quan hệ hòa hỏa với nhà Thanh, mềm dẻo chấp nhận triều cống nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
28. B
29. D
30. C
→ Mặc dù quân Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột của Lê Chiêu Thống lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định. Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh
31. C
→ So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến.
32. D
33. A
34. B
35. A
→ Câu nói trên thể hiện quan điểm đề cao vị trí của giáo dục và lựa chọn nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Việc mở rộng hệ thống giáo dục và khoa cử là quốc sách hàng đầu để tạo nên quốc gia hùng mạnh
36. B
37. A
38. C
39. A
40. D
→ Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana.
41. D
→ Thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt. Lãnh đạo và lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. Xu hướng phát triển là phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới. Hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn). Vậy D không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.
42. D
→ Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
43. A
→ Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.
44. D
→ Mục đích là lật đổ nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh. Lực lượng tham gia là nông dân. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài từ vùng miền núi phía Bắc đến vùng Thanh- Nghệ. Cuối cùng, đều bị đàn áp nhưng làm lung lay nền thống trị của họ Trịnh. Thắt bại do giữa các phong trào thiếu sự liên kết để tạo thành một phong trào thống nhất trên quy mô lớn
45. A
→ Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh. Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.
-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.
+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.
-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".
-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.
+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.
- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.
Câu 2:
- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.
-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.
-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....
-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.
-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.
THAM KHẢO:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.
Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.
bạn tham khảo nha
Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài như:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.
chúc bạn học tốt nha.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
bạn tham khảo nha
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
diễn biến dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
kết quả dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
chúc bạn học tốt nha.
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng, Nguyễn Danh Phương , Nguyễn Hữu Cầu,...
Nhận xét:
- Đều chống chính quyền Lê-Trịnh.
- Thu hút người dân tham gia, nhất là nông dân.
- Diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất .
-...
Tham khảo:
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.
Những cuộc khởi nghĩa đều thất bại vì chưa thống nhất đánh 1 nơi mà chia thành từng nhóm nhỏ đánh các cuộc khởi nghĩa còn đánh nhỏ lẻ , không liên kết lại với nhau lực lượng quân đội chúa Trịnh còn mạnh các lãnh tụ phong trào nông dân lúc đó chua có đường lối ,không nêu cao được chính nghĩa ma chỉ là chủ nghĩa bình quân ''lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo'', ''được lam vua thua làm giặc
Bài học là: phải có sự đoàn kết và thống nhất về mọi mặt, được mọi người đồng ý và tham gia thì mới có cơ hội chiến thắng, về mặt binh khí thì phải chuẩn bị đầy đủ.
Tham Khảo
C1:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường. C2:Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn |
Nguyễn Dương Hưng | 1737 | Sơn Tây |
Nguyễn Hữu Cầu | 1741-1751 | Đồ Sơn=>Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long=>Thanh Hóa=>Sơn Nam=>Thanh Hóa,Nghệ An |
Hoàng Công Chất | 1739-1769 | Sơn Nam về sau lên Tây Bắc |
Nguyễn Danh Phương | 1740-1751 | Vĩnh Phúc=>Sơn Tây, Tuyên Quang |
Lê Duy Mật | 1738-1770 | Thanh Hóa và Nghệ An |
C3:
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.
Lời giải:
Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:
- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.
- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Đáp án cần chọn là: A