Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Việc làm trên là không phải tiết kiệm thời gian vì thời gian môn học nào phải học đúng môn đó, nếu mang môn khác ra làm thì nội dung kiến thức của môn học chính sẽ bị hổng, không mang lại hiệu quả học tập và mất thời gian học lại các kiến thức bị mất.
Mặt khác, mỗi một môn học có nội dung kiến thức khác nhau, và chia làm các nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nếu học các môn không liên quan đến nhau sẽ làm lẫn, loạn kiến thức, loãng kiến thức, không đào sâu được kiến thức của một môn học.
2. Đổi mới phương pháp học tập chính là tự giác sáng tạo.
Học tập là cả một quá trình dài. Tuy nhiên để đi trên con đường đó thì sẽ có nhiều cách, nhiều phương pháp. Có thể phương pháp cũ chưa hiệu quả, còn nhiều bất cập. Trong quá trình học tập nếu như phát hiện được phương pháp hay, đem lại hiệu quả học tập tốt thì có thể đem vào áp dụng, sẽ làm con đường học tập trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên không phải cứ đổi mới là tốt, có nhiều phương pháp mới mang nhiều bất cập, nên khi học tập cần phải xem xét kỹ lưỡng phương pháp học tập nào hiệu quả tốt thì mới nên áp dụng.
a, Bằng hiểu biết của em, giải thích giúp 2 bạn hiểu được vấn đề trên là:
- Chúng ta có dữ kiện đầu tiên là câu hỏi mà cô giáo đưa ra trong đề bài: " Theo em, các hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao? "
- Phân tích theo câu hỏi, ta có:
+ Hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chứ không phải là quyền tự do ngôn luận.
+ Bạn Nam chưa hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học " Quyền tự do ngôn luận " nên hiểu sai về vấn đề trên.
=> Bạn Hoàng có ý kiến đúng.
b, Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, vì:
- Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.
- Góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội
a) Cả 2 bạn đều muốn bảo vệ và nói cho người khác rằng ý kiến của mình là đúng nhưng cả 2 đều không giải thích được vì các bạn vẫn chưa có nhiều hiểu biết và cách lí giải cụ thể,...Ở đây ta có thể cho ý kiến của bạn Nam là hoàn toàn chính xác, bởi gửi đơn kiện ra toà cũng đã nói nên được suy nghĩ, mong cầu của bản thân. Các suy nghĩ đó sẽ được quý toà đọc được và hiểu được mong muốn,...
b) Bởi nếu ngôn luận lung tung có thể gây mất trật tự trên không gian mạng, lời lẽ có thể sẽ phản động hoặc chống phá nhà nước, bôi nhọ danh dự người khác,...Nên nhà nước quản lí rất nghiêm ngặt việc này,...
Bà Phương Hằng là một ví dụ điển hình :)
Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động...
STT | Các lĩnh vực | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Thời gian tiến hành | Dự kiến kết quả |
1 | Học tập | - Đến trường học - Làm bài tập và học bài cũ. |
- Tự đi xe đạp - Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài. |
- 6h30ph. 14 - 16h30ph |
Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới. |
2 | Lao động | - Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén. - Nấu cơm, giặt áo quần. - Chăm sóc cây cảnh, hoa |
- Tự quét dọn,rửa cốc chén. - Tự nấu cơm và giặt áo quần. - Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân |
- 5h30ph - 17h - 17h30ph |
Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt |
3 | Hoạt động tập thể | - Sinh hoạt sao nhi đồng. - Trực sao đỏ; Trực ATGT |
Mỗi tháng một lần - Mỗi tháng một lần |
- Ngày thứ 5 của tuần đầu - Theo kế hoạch của trường. |
- Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học. - Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học. |
4 | Sinh hoạt cá nhân | - Chơi cầu lông - Ăn nghỉ - Xem ti vi |
- Chơi cầu lông với bạn sau giờ học. - Sau giờ đi học và sau giờ chiều |
- 16h30ph - 12h - 18h-19h - 19h-19h30 |
Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái |
Câu 1: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền:
A. Tự do lập hội
B. Tự do báo chí
C. Tự do biểu tình
D. Tự do hội họp
Câu 2: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?
A. Hiến pháp.
B. Quốc hội.
C. Luật.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?
A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.
B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.
C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên facebook.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 5: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội được gọi là?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 6: Những việc làm nào sau đây cần bị phê phán:
A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội
B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác
C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan
D. Tuyên tuyền đoàn kết trong nhân dân
Câu 7: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Từ đủ 13 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi.
D. Từ đủ 16 tuổi.
Câu 8: Quyền tự do ngôn luận được quy đinh trong:
A. Hiến pháp và luật báo chí
B. Hiến pháp và Luật truyền thông
C. Hiến pháp và bộ luật hình sự
D. Hiến pháp và bộ luật dân sự
Câu 9: Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?
A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.
B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?
A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
B. Từ 3 tháng đến 2 năm.
C. Từ 4 tháng đến 3 năm.
D. Từ 5 tháng đến 5 năm.
Câu 11: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận:
A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả
B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội
C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau
D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình
Câu 12: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 13: Điền vào chỗ trống:
Nhà nước....... những thông tin làm tổn hại lợi ích quốc, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
A. không ủng hộ
B. giữ bí mật
C. nghiêm cấm
D. cấm tiết lộ
Câu 14: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo.
B. Nhắc nhở.
C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
D. Cắt chức.
Câu 15: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?
A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.
B. Góp phần xây dựng nhà nước.
C. Góp phần quản lí nhà nước.
D. Cả A, B, C.
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các
A. Hoạt động
B. Văn bản
C. Ngành luật
D. Ngành kinh tế
Câu 2: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Câu 3: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo?
A. Trình tự và thủ tục đặc biệt
B. Đa số
C. Luật hành chính
D. Sự hướng dẫn của chính phủ
Câu 4: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?
A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.
B. Cơ quan xét xử.
C. Cơ quan kiểm sát.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sởcác quy định của hiến pháp, ......... với Hiến pháp?
A. không được trái
B. được phép trái
C. có thể trái
D. Tất cả các đáp trên đều phù hợp
Câu 7: Nội dụng hiến pháp bao gồm?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. 1/3.
B. 2/3.
C. Ít nhất 1/3.
D. Ít nhất 2/3.
Câu 9: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều.
B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều.
D. 14 chương, 123 điều.
Câu 10: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.
Câu 11: Hiến pháp nước ta hiện nay được ban hành năm nào?
A. 1980
B. 1960
C. 2013
D. 1946
Câu 12: Người ký bản Hiến pháp là?
A. Chủ tịch Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Câu 13: Mọi công dân đối với Hiến pháp:
A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành hiến pháp, pháp luật.
C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được
D.Phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
Câu 14: Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?
A. Giống nhau.
B. Không được trùng.
C. Không được trái.
D. Cả A, B, C.
Câu 15: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
A. Chương I.
B. Chương II.
C. Chương III.
D. Chương IV.
c
D