Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề:
+ Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
+ Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới
Đáp án cần chọn là: B
Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới
Đáp án cần chọn là: D
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) bao gồm:
1. Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại
2. Chủ nghĩa xã hộiđược xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản
3. Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại
Đáp án cần chọn là: A
2) Thời kì lịch sử thế giới thời cận đại:
- Nội dung cơ bản :
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
- Bản chất của Cách mạng tư sản :
Đa số là không triệt để. bốc lột công nhân dưới hình thức tư sản
- Như một sự tiếp nối của cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời kì này nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật đã đạt được. Nhờ đó, đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội của các quốc gia và thế giới.
- Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước Xô viết, chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên đã được xác lập ở một nước trên thế giới. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Nhà nước Xô viết đã đứng vững và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
- Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới đã bước sang một thời kì phát triển mới. Đó là cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923, sự lan rộng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn: biến động cách mạng (1918 - 1923), ổn định và tăng trưởng kinh tế (1924 - 1929), khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (1929 -1939).
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Dù theo các chế độ chính trị khác nhau, các quốc gia - dân tộc đã liên minh cùng nhau trong khối Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít tàn bạo, cứu loài người thoát khỏi những thảm hoạ man rợ của chúng. Ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh là lực lượng trụ cột, đi đầu trong cuộc chiến đấu cao cả ấy. Sau chiến tranh, lịch sử thế giới bước sang một chương mới
♦ Những nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX:
- Nội dung thứ nhất: cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á
+ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân theo khuynh hướng phong kiến; ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… diễn ra phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản.
+ Từ năm 1920 đến năm 1945: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản. Năm 1945, một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã giành được độc lập dân tộc.
+ Từ năm 1945 đến năm 1975: nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân theo nhiều con đường khác nhau, như: đấu tranh vũ trang; đàm phán hòa bình,… và lần lượt giành được độc lập dân tộc.
- Nội dung thứ hai: quá trình tái thiết, phát triển đất nước sau khi giành được độc lập
+ Sau khi giành độc lập, các nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
+ Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
+ Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
- Nội dung thứ ba: quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh thông qua sự hình thành và phát triển, mở rộng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Mailaixia, Xingapo, Philíppin và Thái Lan.
+ Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (in đô nê xi a, tháng 2/1976), với việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, ASEAN từng bước mở rộng thành viên trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa,… xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.
- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm:
- Thứ nhất, sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
- Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản. Thời kì chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền.
- Thứ ba, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản diễn ra mạnh mẽ.
- Thứ tư, sự mở rộng xâm lược của chủ nghĩa tư bản và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.