Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Các chủ đề đã học:
-Những câu hát về tình cảm gia đình
-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
-Những câu hát than thân
-Những câu hát châm biếm
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Hình ảnh người cháu: được ẩn dụ bởi hình ảnh "cái cò" - đang phải lặn lội, vất vả làm việc.Hình ảnh người được cầu hôn: "cô yếm đào" - hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang độ tuổi xuân thì, gia đình có điều kiện khá giả.Hình ảnh người chú được giới thiệu:Hay tửu hay tămHay nước chè đặcHay nằm ngủ trưaƯớc ngày mưaĐêm thừa trống canh=> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt.
=> Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi
=> Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập.
Cre: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-nhung-cau-hat-cham-biem.html
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Em tham khảo nhé:
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Nội dung : Nói về tình yêu đôi lứa giữa trai gái của hai vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Nghệ thuật : Điệp từ ( đồng )