K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

c,nguồn gốc

12 tháng 1 2018

mình nghĩ là d nhé

24 tháng 2 2022

Tham khảo: Xti- phen Guôn -đơ quả là một người phi thường . Dù biết mình mắc căn bệnh ung thư quái ác nhưng vẫn bình tĩnh trước tình cảnh . Bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết tốt nhất , đó là chiến đấu bằng tinh thần nhiệt huyết . Không như những người khác , ông vẫn rất nghị lực khi tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất , sinh vật học và khoa học lịch sử tại Đại học Ha-vớt . Vẫn ra sức cống hiến cho xã hội , đất nước . Ông không ngã quỵ trước căn bệnh mà mạnh mẽ , phi thường bước qua nó để hưởng thọ ở tuổi 60 . Ông quả là một tấm gương về nghị lực sáng cho chúng ta noi theo . Những tư tưởng , hành động của ông là đúng đắn và rất cần cho những ai muốn chạm tới dấu mốc của thành công.

24 tháng 2 2022

Tham khảo:  Tôi rất khâm phục Xti-phen Guôn-đơ, nhà sinh vật học người Mĩ. Khi biết mình bị bệnh nan y, ông không hề bi quan như những người khác mà vẫn lạc quan tin tưởng : "Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng mọi thứ". Bằng nghị lực phi thường, ông không những sống thêm được hai mươi năm mà còn đóng góp cho khoa học những công trình đồ sộ - ngay chính những người khoẻ mạnh bình thường cũng không thể làm nổi. Ông chính là người đã tìm được sự sống, chân tướng giá trị của sự sống. Ông trở thành tấm gương cho tất cả mọi người.

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…         Những...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư… 

        Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?”

        Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ!”

        Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn– đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ…

        Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.                                                                      (Theo Vũ Bội Tuyền)

  • Viest 1 đoạn nói lên suy nghĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ
  • hãy giúp Xti-phen Guôn-đơ viết bản thảnh tích nghiên cứu khoa học
1
22 tháng 4 2018
Ai giúp đi tôi cũng đang cần
12 tháng 3 2021

của, là nhé

hình như là còn " về "

1.      Những từ nào có thể thay thế từ “chân tướng” trong tên bài Người đi tìm “chân tướng” của sự sống?a)     Ý nghĩab)     Lí lẽc)     Nguồn gốcd)     Giá trị(Đáp án: ……… )2.      Trạng ngữ sau đây chỉ gì ?     Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn - đơ cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các...
Đọc tiếp

1.      Những từ nào có thể thay thế từ “chân tướng” trong tên bài Người đi tìm “chân tướng” của sự sống?

a)     Ý nghĩa

b)     Lí lẽ

c)     Nguồn gốc

d)     Giá trị

(Đáp án: ……… )

2.      Trạng ngữ sau đây chỉ gì ?

     Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn - đơ cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác - uyn.

a)     Chỉ thời gian và phương tiện

b)     Chỉ thời gian và mục đích

c)     Chỉ thời gian và địa điểm

(Đáp án: ............)

3.      Câu “Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cượng vị Chủ biên tạp chí khoa học” thuộc kiểu câu gì?

a)     Câu kể Ai là gì?

b)     Câu kể Ai làm gì ?

c)     Câu kể Ai thế nào ?

 

2
23 tháng 7 2021

C

A

B

 

 

23 tháng 7 2021

C A B nhoahihi

21 tháng 11 2021

um...minh chua thay bai nay bao gio nen minh...... ko bit.

21 tháng 11 2021

ai giúp tui đi mà

29 tháng 4 2020

Em hãy chỉ ra trong câu nào có từ mang nghĩ gốc, trong câu nào có từ mang nghĩa chuyển?

a) Mắt: - Đôi mắt của bé mở to.    

            - Quả na mở mắt.

b) Chân: - Mặt trăng đã nhô lên ở phía chân trời.

               - Bạn Nam bị đau chân.

c) Đầu: - Khi viết, em đừng ngoẹo Đầu.

             - Nước suối đầu nguồn rất trong.

d) Đi : - Em đi đến lớp.

           - Bạn Tâm đi đôi dép màu nâu.

29 tháng 4 2020

a), c), d) Câu thứ nhất mang nghĩa gốc, câu thứ 2 mang nghĩa chuyển

b) Câu thứ nhất mang nghĩa chuyển, câu thứ 2 mang nghĩa gốc

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội...
Đọc tiếp

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1
6 tháng 12 2017

- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...

- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).