Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.
+ Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai
- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến
+ Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.
- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.
Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:
+ Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)
+ Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)
→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:
- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại
+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động
- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt
+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng
b, Điển tích, điển cố
- Truyện Lục Vân Tiên
+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán
- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương
* Bài ca ngất ngưởng
- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối
* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường
c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ
+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi
+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp
- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Bài ca ngất ngưởng
+ Chiếu dời đô
+ Bình Ngô đại cáo
+ Hịch tướng sĩ
+ Hoàng lê nhất thống chí
+ Thượng kinh kí sự
+ Vũ trung tùy bút
- Đặc điểm hình thức thơ Đường
+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục
+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý
+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)
* Đối trong thơ thất ngôn bát cú
+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật
+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”
+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”
- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau
+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ
+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh
+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần.
Nội dung/ hình thức | Phần trước | Phần sau |
Nội dung | Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành. | Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành. |
Hình thức nghệ thuật | Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh: - Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ. - Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập. - Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình. | Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp: - Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống). - Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...). - Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có. |
Chú ý:
- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn cho thấy sự đa dạng của môi trường, hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người”; và cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể.
a. Thanh Hiên thi tập:
- Hoàn cảnh sáng tác: viết vào những năm trước 1802, để nói lên tình cảnh, tâm sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ Lê – Trịnh.
- Nội dung: chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản, uất ức… Thanh Hiên thi tập ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối u uất không thể giải tỏa. Bao trùm tập thơ là điệp khúc buồn, u uẩn, day dứt khôn nguôi.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố.
b. Nam trung tạp ngâm:
- Hoàn cảnh sáng tác: gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Tập thơ hiện có 40 bài, mở đầu tập là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú lâu năm mong về).
- Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành...) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).
- Nghệ thuật: giọng điệu bi thiết, buồn thƣơng. Còn về phong cách, thơ Nguyễn Du có giọng nhu, khoan thai mà tha thiết lắng sâu và chân thành hết mực, cảm hứng trữ tình và cảm hứng hiện thực đan xen làm nên tính chất vừa thống nhất, vừa phân hóa tƣơng đối trong cảm hứng nghệ thuật nói chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trong đó, cảm hứng trữ tình vẫn chiếm ưu thế hơn cả và tạo thành âm hưởng chủ đạo của hai tập thơ. Đó là thế giới tinh thần đầy u uất, buồn thương và những vận động nội tâm sâu sắc của một con người luôn khao khát sống nhưng thời thế lắm điều bất như ý.
c. Bắc hành tạp lục:
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc
- Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa. Với đề tài hiện thực, Nguyễn Du từ cõi lòng đầy những thất vọng khổ đau của riêng mình đề cập đến những trăn trở trước số phận của cõi người. Xuất hiện trong tập thơ là hiện thực nhân dân cùng khổ, Nguyễn Du đã vẽ nên những bức tranh sông động về tình cảnh những người dân nghèo trên bước đường tha phương.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối.
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)
Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.
+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.