Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thuận lợi:
- Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mở.
- Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa.
- Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ.
- Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú.
- Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước.
- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.
* Khó khăn:
- Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).
- Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao.
- Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.
Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
- Địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trong đó, đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha tạo điều kiện để phát triển cây lúa nước.
- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
⟹ phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm và có hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.
⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác cho phát triển công nghiệp.
*Khó khăn:
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Triều cường…
- Môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm , tôm chết hàng loạt
- Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng chưa trang bị, đầu tư cho tàu lớn.
- Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh
- Cạnh tranh thị trường nước ngoài.
*Biện pháp:
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
- Cần có hướng đầu tư vốn, kỹ thuật, tàu thuyền cho đánh bắt xa bờ.
- Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản chất lượng cao.
- Chủ động thị trường, tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Tham khảo
*Thuận lợi:
- Địa hình thoải có độ cao trung bình, thích hợp làm mặt bằng xây dựng và canh tác.
- Khí hậu cận xích đạo, khí hậu nóng ẩm thích hợp trồng cây công nghiệp.
- Đất đai có 2 loại là đất bazan màu mỡ và đất xám trên phù xa cổ thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu như cao su, cà phê, thuốc lá... - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch có giá trị thủy lợi, là nguồn năng lượng cho thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt
- Vùng biển ngư trường rộng có nhiều hải sản, dầu khí ở thềm lục địa.
- Giao thông đường biển và du kịch biển rất thuận lợi và có tiềm năng phát triển
*Khó khăn;
- Trên đất liền có ít khoáng sản.
- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
- Ô nhiễm môi trường do chất thải đang ngày càng nghiêm trọng.
Câu 2:
*Thuận lợi:
- Diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nồng nghiệp.
- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu sự biến đổi bất thường của khí hậu; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa nước.
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có sông Mekong với nguồn nước dồi dào, là nguồn cung cấp nước để canh tác, thau chua, rửa mặn... tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ.
- Có nhiều rừng ngập mặn.
- Ngư trường có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quý chiếm hơn nửa trữ lượng cá biển của cả nước.
- Khoáng sản chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.
Khó khăn:
- Đất phèn và đất mặn chiếm diện tích lớn.
- Mùa khô sâu sắc kéo dài.
- Tình hình xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng
- Bão lũ hàng năm gây thiệt hại lớn về người và của cải.
* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh.
- Là vùng đông dân thứ 2 cả nước, hơn 17 330 900 người (2011)
- Thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm..
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp hàng hóa
- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao, trình độ đô thị hóa thấp
Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.
- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.
- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều thiệt hại.
- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.
Bổ sung:Hạn mặn là nguyên nhân chính và cách giải quyết phức tạp nhất.