K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2016

1. thương người như thể thương thân 

2. Lúng túng như gà mắc tóc

3.Lăng xăng như thằng mất khố

4. Lôi thôi như cá trôi xổ ruột

5. rành rành như canh nấu hẹ

6. Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ

7. Nhào nhào như chào mào mổ đom

8. Nhăng nhẳng như chó cắn ma

9.Lừ đừ như ông từ vào đền

10. Lanh chanh như hành không muối .

20 tháng 2 2016

................

1 tháng 3 2021

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/tim-nhung-cau-ca-dao-co-su-dung-bien-phap-nghe-thuat-so-sanh-faq424199.html

Tìm những câu ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh - Lê Minh

1 tháng 3 2021

nhanh như cắt

công cha như núi thái sơn / nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

đen như cột nhà cháy

khỏe như voi

yếu như sên

chậm như rùa

24 tháng 3 2021

tham khảo

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thích thú làm sao! cũng giống như được khám phá   một thế giới khác vậy.

  

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in (so sánh) những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to

2 tháng 8 2021

Tham khảo nha em:

Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của tất cả với bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.  Thầy coi tiếng Pháp như vũ khí, như chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.

Câu chứa phép hoán dụ+ so sánh: In đậm nghiêng

6 tháng 8 2021

Tham khảo:

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in (so sánh) những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to

16 tháng 3 2020

giống tên nhau ha

20 tháng 8 2016

-       Tiên học lễ, hậu học văn

-       Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

-       Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

-       Không thầy đố mày làm nên

-       Học thầy không tày học bạn

-       Một kho vàng không bằng một nang chữ

-       Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

-       Ăn vóc học hay

-       Ông bảy mươi học ông bảy mốt

-       Dốt đến đâu học lâu cũng biết

-       Người không học như ngọc không mài

-        Trọng thầy mới được làm thầy

-       Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

-       Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc

-       Nhất quý nhì sư

-       Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

-       Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

20 tháng 8 2016

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

 

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

 

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

 

Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

 

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

 

Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

 

Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

 

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

 

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng  công mà học có ngày thành danh.

 

Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

 

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

 

Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

 

Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

 

Con ơi ham học chớ đùa

Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.

 

Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

 

Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

 

Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho "cách vật trí tri"