Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1: Miêu tả
C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.
C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng
câu 1:
-PTBĐ: miêu tả, tự sự
câu 2:
-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết
câu 3:
-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là miêu tả kết hợp tự sự
Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm là đánh dấu phần chưa liệt kê hết
Câu 3: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên
Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để thể hiện tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Thật vậy, những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. Nhiễu điều là tấm vải đỏ, giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau, người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Không những vậy, trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường. Chúng ta cần tránh quan điểm đèn nhà ai người ấy rạng, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Như vậy, ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời, vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
a, các trạng ngữ là :
+ những buổi sáng : chỉ thời gian.
+ từ phía chân trời xa:chỉ nơi chốn.
b, các trạng ngữ là :
+Vì tương lai : chỉ nguyên nhân .
Chúc bạn học tốt! 😊
Các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích:
- Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông.
- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
- Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
- Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.
- Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
=> Tác dụng: gợi hình gợi tả, sự vật được miêu tả cụ thể, sinh động, dễ hình dung, gần gũi hơn.
a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả
b.
- Các trạng ngữ là:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!
=> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn và tạo sự liên kết cho đoạn văn.
- Phép liệt kê là:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!
=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây gạo và sự sinh động của các loài chim.
c. Nội dung chính của đoạn văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cây gạo trong ngày hội mùa xuân.
Câu 1: Biện pháp nhân so sánh "Tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ..sắp bắt đầu" và biện pháp nhân hóa "chúng chuyện trò râ ran, có lẽ mỗi con đều... bất chấp bạn có nghe hay không.
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu đạt, gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Những chú chim được thổi hồn và có hành động như một con người biết chuyện trò râm ran, biết tám chuyện với mọi thứ xung quanh
+ Cho thấy sự giao hòa mạnh mẽ giữa tác giả và thiên nhiên cùng với khả năng quan sát tinh tế và tưởng tượng đặc sắc.
Câu 2:
Nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân về được thể hiện qua cảnh vật: mưa phùn, sương sớm, cây gạo ra hoa và tiếng chim sáo.