Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ
+ Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng
+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy
- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành
+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm
+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…
+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông
→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử
Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành
Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:
- Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam
- Nông thôn thay đổi
+ Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả
+ Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa
→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ
Bài làm.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được thể hiện qua:
+ Khi suồng chưa cập bến nhưng đã vội nhảy lên bờ, nóng lòng muốn gặp con
+ Khi bé Thu còn chưa nhận ra ông Sáu “khổ tâm đến không khóc được” nhưng ông Sáu kiên nhẫn chờ đợi.
+ Nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con
+ Ông như được gỡ rối phần nào tâm trạng của bản thân khi làm cho con chiếc lược ngà
→ Những chi tiết trên không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng, cảm động mà còn gợi ra khung cảnh chiến tranh đau thương, mất mát, khiến con người rơi vào cảnh éo le.
TK
Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.
Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.
Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.
Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.
Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.
Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.
Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.
Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.
Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.
Hình ảnh ẩn dụ:
- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ cho Bác, người là nguồn sống mang lại ánh sáng tự do hạnh phúc cho người Việt. Nói lên tư tưởng cách mạng, của nhà thơ đối với Bác
- Vầng trăng: Tượng trưng cho tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là biểu hiện của rực rỡ, vĩ đại như con người và sự nghiệp của Bác
- Tràng hoa: hình ảnh tượng trưng cho sự thành kính, tấm lòng biết ơn, nhớ thương của người dân đối với Bác
Tình cảm của chú cho Bấc được tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt.
+ Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm giữa Thooc-tơn và Bấc
+ Tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt cho thấy tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc vượt qua quan hệ chủ tớ thông thường
+ Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy"
+ Bấc vốn là con chó thông minh, hiểu cử chỉ của chủ nên nó đáp lại bằng tình cảm chân thành
- Cách biểu lộ tình cảm của Bấc khác thường.
+ Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ cho thấy tình cảm mãnh liệt dành cho Thooc- tơn
+ Lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo cách riêng
+ Sự giao cảm bằng ánh mắt với Thooc- tơn nói lên sự ngưỡng mộ, thành kính
- Phần cuối đoạn trích thể hiện tình cảm sâu hơn
+ Càng yêu chủ bao nhiêu, Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu
+ Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ" thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác gỉa
Cải thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.
+ Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng
+ Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên
+ Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người
+ Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp
- Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:
+ Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng
+ Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng
+ Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế
+ Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa
Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông
Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu
- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh
- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu
- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu
- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương
- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm
→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà
Những biểu hiện: Chữ "bác" trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ "kính" và chữ "lễ" in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: "Bác già tôi cũng già rồi...”