K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2018

Nguyễn Du và Truyện Kiều
Trải qua một cuộc bể đâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều

Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn liệp hộ (phường săn núi Hồng) và Nam Hải điếu đồ (dân chài biển Nam). Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (1765), nhằm niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển Tông, tại kinh thành Thăng Long, trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất thời bấy giờ.
Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ là Nguyễn Nghiễm, mẹ là Trần Thị Tần.
Dòng họ Nguyễn của Nguyễn Du không chỉ thành đạt về đường hoạn lộ mà còn rất có truyền thống về văn học. Khi Nguyễn Du lên 10 tuổi thì thân phụ mất, hai năm sau ông lại mồ côi mẹ. Bốn anh em cùng cha mẹ chưa có ai trưởng thành. Nguyễn Du lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp. Đất nước chia đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa, không còn đủ sức ổn định tình hình và lãnh đạo đất nước.hỉ trong vòng chưa đầy 30 năm mà mấy lần chuyển giao triều đại, mấy lần thay thời đổi thế.
Năm 1873, Nguyễn Du 18 tuổi đi thi Hương ở Nam Sơn và đậu tam trường.
Tháng 8 năm 1802, nhà thơ xứ Tiên Điền chính thức đi vào đường hoạn lộ. Nguyễn Du mất vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820 tại Kinh thành Phú Xuân, an táng tại xã An Ninh, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Bốn năm sau cải táng về làng Tiên Điền, quê hương của nhà thơ.
Sự nghiệp lớn nhất, có ý nghĩa nhất mà nhà thơ núi Hồng Lĩnh để lại cho đời là sự nghiệp văn chương của ông. Đỉnh cao thể hiện biệt tài ấy là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là Truyện Kiều. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ của dân tộc ta đã được nâng lên một tầm cao mới với sự súc tích, đẹp đẽ đến không ngờ và trở thành linh hồn văn học của Việt Nam.
Truyện Kiều được Nguyễn Du viết ra theo thể văn thuần túy Việt Nam (thơ lục bát), phóng tác theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, một truyện viết bằng văn xuôi kể lại cuộc đời của một cô gái đời Minh nổi danh về tài sắc mà chẳng may bị lưu lạc khổ sở “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”.
Truyện Kiều qua cái nhìn Phật học
Nội dung Truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tận cùng Thúy Kiều gặp phải và chịu đựng suốt 15 năm của đời mình mà khởi nguyên của đoạn trường đau đớn ấy là bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của nàng.Trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng phải đối trước một sự lựa chọn quá khắc nghiệp giữa “Tình” và “Hiếu” để rồi trong khoảng khoắc phải quyết định:
Để lời thề hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình,
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.
Hành động bán mình chuộc cha là đỉnh điểm của lòng hiếu thảo, và rồi trong những tháng ngày nơi chốn thanh lâu, cha mẹ vẫn là điểm tựa, là nỗi nhớ thương trong lòng nàng hiếu nữ họ Vương bạc mệnh. Nàng luôn nghĩ về cha mẹ, thương cha mẹ giờ đã già yếu đi nhiều vì từ ngày cách biệt đến giờ đã mười mấy năm có lẻ.
Khi nghĩ đến “bán mình” hẳn Thúy Kiều đã đoán trước được con đường phía trước cuộc đời nàng sẽ ra sao. 15 năm lưu lạc trải qua biết bao nhiêu là biến động theo chiều hướng khổ đau, bất hạnh. Cuộc đời bể đâu ấy đã hiện ra bóng dáng của cuộc thế tang thương, biến hoại, mang đậm nét giáo lý vô thường của đạo Phật.
Câu chuyện về cuộc đời nàng kỹ nữ Đạm Tiên là hình ảnh đầu tiên về lẽ vô thường và rõ nét nhất:
Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

Trong Truyện Kiều, mâu thuẫn giữa Tài và Mệnh tập trung ở nàng Kiều - con người và số phận. Với Nguyễn Du, triết luận là suy nghĩ về cuộc đời, về “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Đây là bi kịch trong tâm hồn ông và cũng là sự tốt cáo sâu sắc của ông với xã hội đương thời. Số mệnh ấy chẳng qua là quy luật thép của xã hội, nó không những giáng lên đầu Kiều mà còn bắt Kiều phải thừa nhận. Thế nên không lạ gì khi ông viết:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Băn khoăn và không tin chắc lắm cho một “ông trời” bất công như thế, Nguyễn Du đã đi tìm một sự giải thích khác và ông đã tìm thấy triết lý nhân quả của Đạo phật ở cuộc đời nàng Kiều “thân yêu, tri kỷ” của ông.
Cuộc đời Thúy Kiều, nhân vật chính của câu chuyện là cuộc đời với tất cả khổ đau tận cùng, là hình ảnh minh họa rõ nét nhất của một kiếp nhân sinh. Nguyên nhân của việc phải chịu khổ đau ấy là do nghiệp lực của chính mình tạo ra, do những nhân ái, vô minh đã gieo trồng trong nhiều kiếp chứ không phải do một đấng tối cao nào đó áp đặt, mặc dù đấng tối cao ấy vẫn hiện diện trong câu chuyện của nhà thơ.

Theo Đạo Phật, con người có tự do trong việc tạo y báo và chánh báo, tức là chuyển hóa các tâm hành để thăng hoa đời sống của mình. Vì vậy, mặc dù quá khổ đau nhưng trong Kiều vẫn tiềm tàng một khao khát được giải thoát. Kiều nhận lời làm vợ lẽ Thúc Sinh; Kiều theo về với Từ Hải đều nằm trong ý hướng ấy. Như vậy, trong tận cùng của đau khổ, nhận diện được đau khổ, con người mới khát khao, ý thức diệt khổ. Diệt khổ có căn nguyên từ trong chân lý “đời là bể khổ”. Trong ý nghĩa ấy và trên bình diện triết lý, Truyện Kiều đã hàm chứa hai thánh đế “Khổ” và “Tập” của Đạo phật rồi.
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng suốt trên quãng đường 15 năm lưu lạc của nàng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cho nhân vật của mình giải pháp sống lại trong sự che chở dưới mái chùa - mái nhà tôn giáo đương thời. Những mái chùa hiện hữu như “giọt nước cành dương” mà không đòi hỏi “một chỗ đứng thế tục”, như một định thế thoát tục nhưng chúng nằm trong thế đối đãi với thế tục như cặp tương quan “khổ tận - cam lai”; “khổ - diệt khổ”. Với ý nghĩa đó, Nguyễn Du đã không để nàng Kiều lưu lại trong chùa trong quãng đời còn lại. Cuộc “trở về đoàn tụ” được thực hiện ngay trong “lòng đời”, sau những ngày thanh tịnh “sự đời đã tắt lửa lòng”
Giấc mộng “hương quan, đoàn viên” của nàng Kiều biến thành hiện thực. Kiều tái hợp gia đình trong niềm vui khôn tả.

Và sau hết, thông điệp về tư tưởng có ý nghĩa thâm áo nhất mà nhà thơ họ Nguyễn muốn gửi lại cho hậu thế là một chữ “Tâm” đặc sắc, một chữ “Tâm” thiên biến vạn hóa, tác nhân của hạnh phúc hay khổ đau, Niết Bàn hay địa ngục. Một chữ “Tâm làm thiện căn tăng trưởng, đưa con người đến bến bờ an lạc vĩnh hằng. Do vậy, mở đầu của Truyện Kiều là một cuộc “bể dâu” được giới hạn bởi “trăm năm trong cõi người ta” thì ở phần kết Nguyễn Du lại hạ bút:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Như vậy sự mở đầu là “Tài - Mệnh” nhưng kết thúc là “Tài - Nghiệp”. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Du đã rõ: dùng chữ “Tâm” đối lại với chữ “Tài” và bù đắp cho “Tài”. Tư tưởng này đã có dụng ý ngay từ trong toàn bộ bố cục tác phẩm. Bởi lẽ chính chữ “Tâm” là điều kiện có thể xây dựng “đoàn viên” trong “đạo làm người” theo nhà thơ họ Nguyễn. Dùng chữ “Tâm” mà Nguyễn tiên sinh đã thắm đượm, miệt mài “kinh lòng hằng đọc” để sửa chữ “Tài mệnh tương đố ” của Nho giáo. Với Nguyễn Du, mục đích sáng tác “Đoạn trường tân thanh” là để nói đến “Tâm” và “Tu”, sâu sắc như điều tâm đắc mà cả cuộc đời tu học Nguyễn Du đã thấu hiểu.

Đọc Truyện Kiều qua lăng kính Phật học, ta chợt nhận ra bao nhiêu tư tưởng Phật học ẩn chứa trong những vần thơ ngọt ngào, giàu hình ảnh, âm điệu của Nguyễn tiên sinh. Nguồn tư tưởng ấy góp phần tạo nên phần hồn sâu kín cho tác phẩm. Như những hạt vàng chưa được đãi lọc, chúng ta hy vọng trong tương lai sẽ được đọc những công trình biên khảo lớn hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về tư tưởng hay của các bậc “túc Nho đạt Thích” để Truyện Kiều không chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh”
Như nhà thơ khiêm tốn tự nhận. Trái tim của những thế hệ khác nhau sẽ còn rung động sâu sắc với những tâm tư tình cảm của Nguyễn Du, của nàng Kiều trong câu Truyện Nguyễn Du viết lại.

15 tháng 4 2019

b)Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là "non nước" vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông.

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

24 tháng 12 2017

- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:

Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm

- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….

- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.

2 tháng 3 2019

b,- Phép so sánh: tiếng đàn với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa

- Tác dụng: thể hiện sự đa dạng về cung bậc, âm thanh của tiếng đàn

23 tháng 11 2021

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

ND ngắn gọn : Vẻ đẹp thanh tao, vẹn toàn. Nhưng cũng rất khác biệt của chị em Kiều và Vân. Chúc bn học tốt :3

23 tháng 11 2021

- Bạn tự làm nhé!

-Gợi vẻ  đẹp thanh cao ,duyên dáng , trong trắng của hai thiếu nữ .Mỗi người mới vẻ không giống nhau nhưng cả hai đều đẹp một cách hoàn mĩ.

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

1 tháng 2 2016

a. Giải thích ý thơ:

  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa 
    • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
    • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
    • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
    • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
    • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...