Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi nhìn vào vũng nước trước mặt ta thấy ảnh của 1 cột điện ở xa vì vũng nước được xem như là một gương phẳng. Khi các tia sáng xuất phát từ cột điện ở xa tới vũng nước thì cho các tia phản xạ nên ta nhìn thấy ảnh đó.
Chúc cậu học tốt !
- Vì đối với gương có tráng bạc thì ánh sáng từ vật truyền tới gương sẽ phản xạ gần như hoàn toàn do đó ảnh được tạo ra rất sáng.
- Đối với thuỷ tinh không tráng bạc, khi ánh sáng từ vật truyền đến gương phần lớn truyền qua tấm thuỷ tinh, một phần rất ít bị phản xạ lạinên ta thấy ảnh rất mờ.
Chúc bạn học tốt!
- Vì đối với gương có tráng bạc thì ánh sáng từ vật truyền tới gương sẽ phản xạ gần như hoàn toàn do đó ảnh được tạo ra rất sáng.
- Đối với thuỷ tinh không tráng bạc, khi ánh sáng từ vật truyền đến gương phần lớn truyền qua tấm thuỷ tinh, một phần rất ít bị phản xạ lạinên ta thấy ảnh rất mờ.
Câu 1 : Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu đến mắt ta
Câu 2 : Ta nhìn thấy vật màu đen vì nó được nằm bên cạnh những vật sáng, nó nổi bẩt lên nên ta có thể nhìn thấy chúng.
Câu 3 : Vào những ngày trời nắng to, mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song, và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng, sẽ tạo ra bóng đen trên mặt đất (bóng người, bóng cây)
Câu 4 : Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.
+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.
Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối
Câu 5 : mặt đường (nhất là đường nhựa) hấp thụ ánh sáng mặt trời mạnh nên rất nóng. Lượng nhiệt này sau đó bức xạ trở lại làm nóng những lớp không khí trên mặt đường.
Lớp không khí càng gần mặt đường càng bị đốt nóng và sẽ bị giãn nở, chiết suất giảm. Vì vậy, tia sáng từ một vật thể ở xa như ôtô, xe máy sẽ bị khúc xạ nhiều lần qua những lớp không khí có chiết suất khác nhau và có xu hướng bẻ cong thoai thoải xuống mặt đường. Đến một lúc góc tới của tia sáng vượt qua giá trị của góc khúc xạ tới hạn sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Lúc này tia sáng bị phản xạ lên phía trên và truyền đến mắt, khiến chúng ta thấy bóng lờ mờ của vật thể phía trước thấp thoáng trên mặt đường. Cùng với đó là hiện tượng đối lưu không khí làm chúng ta có cảm giác như ở phía trước có vũng nước và hình ảnh dao động thấp thoáng.
Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt Trời và trời tối lại
Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng như những gì chúng ta thường thấy; mà nó chỉ là phản lại ánh sáng của Mặt Trời khi chiếu vào.
Hiện tượng Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc xấp xỉ thằng hàng với nhau đó chính là nguyệt thực. Lúc này, Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất hay nói một cách dễ hiểu hơn là Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và hiện tượng này được gọi là hiện tượng nguyệt thực.
* Ta nhìn thấy ảnh vật khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua ảnh.
Do vậy ta vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:
+ Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.
+ Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.
Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.